Tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000

Một phần của tài liệu 128 hệ THỐNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000 tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 32 - 37)

1.3.1.1 Tình hình áp dụng trên thế giới

Đối với các nuớc, nhất là các nuớc đang phát triển, chất luợng vừa là một bài toán vừa là một cơ hội. Là một cơ hội vì nguời tiêu dùng ngày nay trên mọi quốc gia ngày càng quan tâm đến chất luợng hàng hoá và dịch vụ mà họ mua, hệ thống thông tin lại mang tính chất toàn cầu, nên các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm, rút ngắn

23

quãng đường mà những người đi trước đã đi qua. Là một bài toán, vì các doanh nghiệp trong các quốc gia phát triển đã rất tiến xa trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt. Lấp được khoảng cách là một công việc khó khăn vì nó đòi hỏi các doanh nghiệp phả i thay đổi cách suy nghĩ và cung cách quản lý đã hình thành từ lâu đời. Các doanh nghiệp mong muốn làm việc theo quy trình của một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp nhằm cung cấp ra thị trường những sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng với chi phí nhỏ nhất để từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ra đời đã một phần nào đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của các doanh nghiệp, và đã dược các quốc gia hưởng ứng mạnh mẽ. Hiếm có bộ tiêu chuẩn nào của ISO lại được áp dụng rộng rãi và thống nhất về nhiều phương diện như bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Theo thống kê thì số các doanh nghiệp và các quốc gia áp dụng ISO 9000 ngày càng tăng nhanh. Năm 1998 số chứng chỉ được cấp ra chỉ đạt 217.487 thì đến năm 2002 con số này đã lên tới 561.747 và năm 2011 đã tăng lên là 1.484.651 chứng chỉ. Như vậy, chứng tỏ các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ vai trò và sự cần thiết của ISO 9000 đối với tổ chức mình vì các tiêu chuẩn ISO 9000 là một nguồn chứa các bí quyết công nghệ quan trọng để phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

1.3.1.2. Tình hình áp dụng ISO 9000 tại Việt Nam

Hội nghị chất lượng Việt Nam lần thứ nhất năm 1995 được coi là một mốc son đánh dấu và mở đầu cho việc truyền bá các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào Việt Nam. Hội nghị đã được nghe các tham luận của nhiều chuyên gia nước ngoài và trong nước, giới thiệu những kinh nghiệm quí báu trong việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ở các nước công nghiệp tiên tiến cũng như ở các nước đang phát triển cao trong thập niên 80, 90.

Để làm tốt công tác hội nhập và phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình tự do

Năm Số chứng nhận ISO 9000 đã cấp tại Việt Nam

2000 184

2001 245

24

hoá thương mại và đầu tư, sau khi nghiên cứu, xem xét khả năng áp dụng Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, Tổng cục TCĐLCL đã nhanh chóng tuyên truyền,

phổ biến sâu rộng về bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và thực hiện biện pháp hỗ trợ các

doanh nghiệp Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến này. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm được Quốc tế thừa nhận trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các mối quan

hệ giữa người mua và người sản xuất. ISO 9000 phù hợp với mọi đối tượng áp dụng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

và các cơ quan hành chính sự nghiệp và thực sự đem lại kết quả cao.

Ở nước ta, do bối cảnh lịch sử của một nền kinh tế đang chuyển đổi, cơ sở hạ tầng, công nghệ còn thấp, trình độ quản lý còn hạn chế, nên việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 chỉ thực sự được triển khai tới các doanh nghiệp bắt đầu từ năm 1996. Được sự chỉ đạo của Tổng cục TCDLCL, các Chi cục trong thời gian qua cũng đồng loạt ra quân, thường xuyên tổ chức, tập huấn, hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, quảng bá về hiệu quả của ISO 9000, tham gia tư vấn cho các doanh nghiệp. Nhiều đơn vị thuộc Tổng cục, cũng phối hợp với một số Bộ, Ngành, tổ chức tuyên truyền sâu rộng về ISO 9000 từ Trung ương cho đến địa phương, cơ sở.

Trong giai đoạn từ 1995 đến năm 1998, theo chương trình của tổ chức ESCAP, 10 doanh nghiệp trong toàn quốc đã được hỗ trợ, tư vấn xây dựng và áp dụng ISO 9000. Trong khuôn khổ dự án EU- Việt Nam về tiêu chuẩn chất lượng, 20 doanh nghiệp khác đã được chọn lam thí điểm để áp dụng ISO 9000. Kết quả áp dụng tại một số doanh nghiệp cho thấy: yếu tố quyết định cho

sự thành công hệ thống quản lý chất lượng tại doanh nghiệp là nhận thức và

25

liên tục theo chu trình PDCA. Xác định được sự cần thiết của việc áp dụng quản lý chất lượng theo ISO 9000 cho nên đến nay cả nước đã có khoảng 1200 đơn vị tổ chức được cấp chứng chỉ ISO 9000, bao gồm mọi hình thức sở hữu, qui mô và loại hình kinh doanh. Trong giai đoạn đầu, hầu hết các doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn nước ngoài áp dụng ISO 9000, đến nay tỉ lệ này đã nghiêng về phía doanh nghiệp 100% vốn trong nước. Theo thống kê số chứng chỉ ISO 9000 đã cấp cho các đơn vị thể hiện qua bảng 1.2

Bảng 1.2: Số lượng chứng nhận ISO đã cấp tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2012

2002 ẽũ 2003 1.237 2004 1.598 2005 2.461 2006 3.167 2007 4.282 2008 3.971 2009 7.333 2010 2.036 2011 4.779 2012 6.144

Nguồn: Từ ISO, EFC thực hiện biên soạn

Bảng 1.2 cho thấy rằng số lượng chứng nhận ISO được cấp tại Việt Nam tăng khá nhanh qua các năm. Tính đến năm 2012 số chứng nhận ISO đã cấp tăng

trên 33 lần so năm 2000. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn ISO đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.

Trong những năm qua cùng với sự hướng dẫn và tư vấn của các tổ chức tư

26

lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 ngày càng tăng lên bởi vì họ nhận thấy rõ sự cần

thiết của ISO 9000 đối với tổ chức của họ, thấy rõ lợi thế mà ISO 9000 đem lại.

Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và bước đầu đã đạt được những kết quả tốt đẹp.

Một phần của tài liệu 128 hệ THỐNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000 tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w