3.3.1.1. Nâng cao hiệu quả đánh giá của các Trung tâm cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
Ở nước ta hiện nay, một trong những trở ngại của việc xây dựng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO tại doanh nghiệp đó là việc đăng ký chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại doanh nghiệp có vẻ như là một thủ tục theo đuổi để có được một giấy chứng nhận về chất lượng hơn là theo đuổi hệ thống quản lý chất lượng. Một số kết quả thống kế của công ty APAVE Đông Nam Á cho thấy hiệu quả của nhiều tổ chức sau khi thực hiện quản lý chất lượng ISO 9000 không được cải thiện, hoặc có cải thiện nhưng không tương xứng với chi phí bỏ ra.
Ngoài ra, việc đánh giá chứng nhận còn bị phụ thuộc quá nhiều vào chuyên gia đánh giá trong khi những chuyên gia đánh giá này không am hiểu hết điều kiện thực tế của tổ chức đăng ký. Do vậy các chuyên gia này chủ yếu chỉ đánh giá trên hồ sơ tài liệu về hệ thống quản lý tại doanh nghiệp là chính mà ít chú trọng đánh giá thực trạng tại doanh nghiệp. Điều đó làm cho việc đánh giá việc xây dựng hệ thống cũng như duy trì hệ thống của doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại và nhất là các chuyên gia đánh giá gặp khó khăn khi đưa ra những giải pháp cải tiến cho hệ thống của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lí do trên, nâng cao hiệu quả đánh giá của các Tổ chức cấp chứng chỉ ISO là một trong những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Các giải pháp đối với Tổ chức cấp chứng chỉ đó là:
- Tuyển dụng các chuyên gia am hiểu trong từng ngành, lĩnh vực mà Tổ chức có dịch vụ đánh giá hoặc tiến hành đào tạo định kỳ nâng cao nghiệp vụ đánh giá của các chuyên gia cũng như các kiến thức trong các lĩnh vực đánh giá.
79
- Định kỳ tổ chức các buổi hội thảo gặp mặt khách hàng để nghe những ý kiến phản hồi của khách hàng, qua đó hiểu thêm về tình hình từng doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000.
- Tổ chức các diễn đàn trên mạng nhằm chia sẽ những kiến thức trong các lĩnh vực đánh giá.
3.3.1.2. Tăng cường sự động viên khuyến khích của Nhà nước đối với các đơn vị áp dụng nghiêm túc và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000
Hiện nay Nhà nước mới có một số giải thưởng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực năng suất và chất lượng. Đó là Giải thưởng chất lượng Việt Nam nói chung và cúp vàng ISO nói riêng.
Giải thưởng chất lượng Việt Nam được thiết lập và triển khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và 7 tiêu chí của GTCL quốc gia của Hoa Kỳ (Malcolm Baldrige Award - MBA) và cũng như của Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (IAPQA). Đây là GTCL cao quý nhất tại Hoa Kỳ do Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Hoa Kỳ (NIST) tổ chức hàng năm và thường do Tổng thống Hoa Kỳ trao tặng. Mục đích của giải thưởng không chỉ là tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích nổi trội về chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn cung cấp cho các doanh nghiệp công cụ hoàn thiện hoạt động giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tham gia giải thưởng là cơ hội để các doanh nghiệp nhìn lại mình thông qua con mắt của người tiêu dùng và thị trường. Với tính ưu việt như vậy, giải thưởng đã trở thành mô hình được hơn 70 nước trên thế giới nghiên cứu, học tập khi xây dựng GTCL quốc gia của mình.
80
Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn và quy định quốc tế vào hoạt động sản xuất và kinh doanh. Giải
thuởng do Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận, nhằm thúc đẩy và tạo động lực kích thích các nhà sản xuất, kinh doanh không ngừng nâng cao chất luợng sản phẩm, dịch vụ, quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn và quy định quốc tế để
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, tôn vinh các Tổ chức - Doanh nghiệp thành
đạt, có tiềm lực kinh tế vững chắc, đóng góp lớn cho nền kinh kế quốc dân. Tuy vậy, nhìn chung những giải thuởng trên vẫn chỉ mang tính hỗ trợ tức thời, chua đạt hiệu quả lớn trong việc hỗ trợ lâu dài doanh nghiệp trong việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất luợng. Nhiều doanh nghiệp vẫn coi những giải thuởng này nhu một tấm bằng cấp để quảng cáo thuơng hiệu của doanh nghiệp mà chua chú ý tới việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý của mình. Nhà nuớc cũng chua có những biện pháp cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đoạt giải quảng báo hình ảnh cũng nhu tham dự các hội chợ chất luợng quốc tế
Một số giải pháp đề xuất để tăng cường sự động viên khuyến khích của Nhà nước đối với các doanh nghiệp áp dụng nghiêm túc và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:
- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đoạt giải thuởng Chất luợng Việt Nam và cúp vàng ISO, cụ thể hỗ trợ về vốn, tài trợ các lãnh đạo quản lý của các doanh nghiệp đoạt giải đi thăm quan, học tập kinh nghiệm quản lý ở các tập đoàn tiên tiến trên thế giới, cử các doanh nghiệp đoạt giải tham gia Giải thuởng chất luợng quốc tế.
- Tăng cuờng công tác tuyên truyền, quảng bá về giải thuởng chất luợng và cúp vàng ISO trong đời sống doanh nghiệp. Điều đó sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp biết đến, quan tâm và nhận thức đuợc lợi ích thiết thực của việc
81
- Xúc tiến thành lập Quỹ Giải thưởng chất lượng quốc gia để chủ động tổ
chức, điều hành và khuyến khích hoạt động liên quan đến quản lý chất lượng trong cả nước.
- Mặt khác, Nhà nước cần nghiên cứu cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đạt giải thưởng chất lượng, cúp vàng ISO được phép quảng bá, tuyên truyền biểu tượng trên các ấn phẩm của doanh nghiệp nhưng không gây hiểu lầm về giải thưởng chất lượng là cho sản phẩm của doanh nghiệp. Đổi mới cơ chế hoạt động của Giải thưởng chất lượng cũng như cúp vàng ISO với cơ cấu giải thưởng hợp lý, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay.