1.2.5.1. Đối với khách hàng
Thứ nhất, phát triển tín dụng bán lẻ giúp cho khách hàng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận và lựa chọn các sản phẩm vay vốn phù hợp với nhu cầu của mình. Các sản phẩm tín dụng có sự liên kết chặt chẽ với đặc điểm và nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình giúp các khách hàng này lựa chọn được sản phẩm thích hợp. Đồng thời, cũng dần hình thành thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Thứ hai, phát triển tín dụng bán lẻ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh thu về lợi nhuận hoặc đáp ứng kịp thời nhu cầu vay cho các mục đích tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình khi thu nhập hoặc nguồn tiền tiết kiệm của họ chưa đáp ứng đủ. Thông qua việc vay vốn tại các NHTM, các đối tượng này có điều kiện để cải thiện
Khoá luận tốt nghiệp 28 Khoa Ngân hàng
cuộc sống của mình, hưởng các dịch vụ, tiện ích như mua sắm nhà cửa, xe hơi, du học hay được đáp ứng về nhu cầu sản xuất kinh doanh. Do vậy, phát triển tín dụng bán lẻ giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
1.2.5.2. Đổi với NHTM
Thứ nhất, phát triển tín dụng bán lẻ giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận. Một trong những mục tiêu hàng đầu của ngân hàng thương mại đó là tối đa hoá lợi nhuận. Tín dụng bán lẻ với đặc điểm đem lại thu nhập cao với lãi suất cao và phân tán rủi ro, số lượng khoản vay lớn, do vậy giúp ngân hàng đạt được mục tiêu mà ngân hàng đề ra.
Thứ hai, phát triển tín dụng bán lẻ giúp ngân hàng mở rộng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khách hàng mục tiêu chủ yếu là các cá nhân - chiếm tỷ trọng lớn trong khi đó nhu cầu của phần lớn những đối tượng này chưa được đáp ứng đủ. Với chiến lược tập trung vào bán lẻ và cung cấp một cách hiệu quả các sản phẩm, ngân hàng sẽ mở rộng được thị phần ở mạng thị trường bán lẻ và tăng cường được hình ảnh, uy tín. Việc cung cấp sản phẩm tín dụng bán lẻ cho các khách hàng cũng là cơ hội để ngân hàng mở rộng khả năng bán chéo sản phẩm, từ đó gia tăng và phát triển cũng như duy trì mạng lưới khách hàng hiện tại và tiềm năng. Từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
1.2.5.3. Đổi với nền kinh tế
Thứ nhất, phát triển tín dụng bán lẻ kích thích quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng, nguồn vốn nhàn rỗi được tập hợp và chuyển tới các chủ thể cần vốn vay phục vụ mục đích kinh doanh, tiêu dùng, từ đó giải quyết lượng lớn công ăn việc làm, nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế.
Thứ hai, phát triển tín dụng bán lẻ giúp tăng cầu tiêu dùng và kích thích sản xuất kinh doanh. Không phải chủ thể kinh tế nào cũng sẵn sàng chi tiêu hoặc mua sắm hàng hoá đặc biệt là những hàng hoá có giá trị lớn. Tuy nhiên, tín dụng bán lẻ tạo ra cơ hội cho các khách hàng được tiêu dùng trước, trả tiền sau góp phần tăng cầu tiêu dùng. Các hộ kinh doanh được tài trợ vốn từ ngân hàng do vậy kích thích các chủ thể này
Khoá luận tốt nghiệp 29 Khoa Ngân hàng
tham gia sản xuất kinh doanh, làm tăng nguồn cung cho nền kinh tế. Đặc biệt, cấp tín dụng cho các hộ sản xuất ở nông thôn đẩy nhanh quá trình tích tụ tập trung vốn cho nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực. Ngoài ra, phát triển tín dụng bán lẻ của ngân hàng là một biện pháp để hạn chế hiện tượng cho vay nặng lãi.