-Danh mục sản phẩm chưa được triển khai triệt để trong thực tiễn, sản phẩm cho vay du học và ứng trước tiền bán chứng khoán mang tính hình thức mà chưa được triển khai.
-Các sản phẩm chi nhánh cung cấp có sự tương đồng với các sản phẩm trên thị trường tiện ích chưa nhiều, kể cả các dịch vụ đi kèm cũng không quá khác biệt. So với nhiều sản phẩm của ngân hàng khác, sản phẩm bán lẻ của chi nhánh vẫn chưa còn ít, chưa chi tiết, chưa tạo nhiều dấu ấn nổi bật với khách hàng.
-Tính cạnh tranh chưa cao, chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới, cạnh tranh lãi suất trong khi cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và công nghệ chưa phổ biến. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại như gửi đơn vay trực tuyến, tư vấn vay online chưa được triển khai.
-Dư nợ tín dụng bán lẻ tuy có sự tăng trưởng nhất định tuy nhiên vẫn chỉ duy trì ở mức 10-11%- đây là một tỷ lệ khá khiêm tốn so với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ mà BIDV đưa ra.
-Cơ cấu tín dụng bán lẻ nghiêng hẳn về lĩnh vực bất động sản chiếm hơn 70%, mặc dù có xu hướng giảm, dư nợ của các hình thức tín dụng khác chiếm tỷ trọng nhỏ do vậy dễ gây ra rủi ro tín dụng tập trung cho ngân hàng.
-Kênh phân phối chưa đa dạng, hiệu quả thấp. Khách hàng vẫn ưa thích và thường đến chi nhánh để xin vay, mở tài khoản, gửi tiền hoặc thanh toán tiền vay theo cách truyền thống. Tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ ngân hàng hiện đại như BIDV online, BIDV mobile vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ mặc dù chi nhánh có cung cấp.
-Nhiều cán bộ ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, chưa nắm vững quy định trong cấp tín dụng, chưa kiểm tra thường xuyên khách hàng dẫn đến một số khách hàng vẫn phát sinh nợ quá hạn. Việc định giá tài sản bảo đảm vẫn chưa được thực hiện định kỳ.
Khoá luận tốt nghiệp 63 Khoa Ngân hàng
-Công tác marketing mới chú trọng phần lớn vào những khách hàng quan trọng hoặc những khách hàng thân thiết, chưa tạo ấn tượng sâu sắc với khách hàng. Mạng lưới hoạt động dù có mở rộng nhưng mới giới hạn trên 2 quận nên khả năng tiếp cận khách hàng mới còn khá hạn chế.