tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân
2.2.1.Chính sách cấp tín dụng bán lẻ do NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam ban hành
Nhằm duy trì phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ, nâng cao vị trí ngân hàng trong hoạt động tín dụng bán lẻ, tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ, thống nhất cách ứng xử đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành quyết định số 335/QĐ-HĐQT ngày 21/04/2010 quy định chính sách cấp tín dụng bán lẻ áp dụng tại các chi nhánh.
Khoá luận tốt nghiệp 43 Khoa Ngân hàng
2.2.1.1. Các chỉ tiêu quản lý rủi ro
Cơ cấu dư nợ
Dư nợ cho vay bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng không có tài sản bảo đảm tối đa 20% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm.
Dư nợ tối đa cho một sản phẩm bán lẻ cho vay tiêu dùng không quá 20% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm. Riêng sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình dư nợ tối đa không quá 30% tổng dư nợ bán lẻ.
Dư nợ tối đa cho một nhóm khách hàng kinh doanh cùng một ngành/lĩnh vực không quá 15% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm.
Tỷ lệ nợ xấu của một sản phẩm tín dụng bán lẻ không quá 2,5% tổng dư nợ của sản phẩm tín dụng đó tại mọi thời điểm.
2.2.1.2. Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng
Chính sách tiếp thị khách hàng
-Đối với nhóm khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng
+Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại BIDV.
+Tập trung tiếp thị đối với khách hàng có thu nhập ổn định từ 10 triệu VND trở lên, khách hàng là lãnh đạo và chủ doanh nghiệp.
+Tập trung tiếp thị đối với khách hàng đang sinh sống tại các thành phố, thị xã, thị trấn.
+Tập trung tiếp thị và cho vay đối với các khách hàng trong độ tuổi từ 25-55. -Đối với nhóm khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh
+Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại BIDV.
+Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến lương thực quy mô lớn.
Khoá luận tốt nghiệp 44 Khoa Ngân hàng
+Tập trung tiếp thị và cho vay đối với khách hàng đã có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, có khả năng tích tụ và khai thác sử dụng tài nguyên đất.
Chính sách về cấp tín dụng
Xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Mọi khách hàng là cá nhân được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trước khi quyết định cấp tín dụng. Các khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng khác nhau: AAA, AA, A; BBB, BB, B; CCC, CC, C; D.
BIDV chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng có kết quả xếp hạng từ BB trở lên và có thu nhập ổn định hàng tháng chứng minh được ở mức trung bình khá trở lên Tại một thời điểm, khách hàng có thể được cung cấp tất cả các sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có của BIDV. Ngoài ra, trên cơ sở quy định của pháp luật, khách hàng sẽ được BIDV xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.
Mức cho vay cụ thể
-Đối với cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm (Cho vay tiêu dùng tín chấp, thấu chi tài khoản cá nhân, thẻ tín dụng), nguồn trả nợ từ thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công hàng tháng: mức cho vay không quá 10 lần thu nhập chứng minh được bình quân 3 tháng gần nhất cho một sản phẩm và không quá 15 lần thu nhập chứng minh được bình quân 3 tháng gần nhất với 01 khách hàng. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm đối với 1 khách hàng không vượt quá 500 triệu đồng.
-Đối với cho vay sản xuất kinh doanh: mức cho vay thực hiện theo thẩm quyền phán quyết đối với từng cấp điều hành trong từng thời kỳ.
-Đối với cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do BIDV và các tổ chức khác phát hành (danh mục các tổ chức phát hành do Tổng giám đốc quy định từng thời kỳ): mức cho vay tối đa có thể bằng mệnh giá của sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá đảm bảo thu hồi được cả gốc và lãi.
Khoá luận tốt nghiệp 45 Khoa Ngân hàng
-Đối với các trường hợp cho vay khác giao Tổng giám đốc quy định cho từng sản phẩm cụ thể, phù hợp với chính sách cấp tín dụng của BIDV.
-Hạn chế cho vay: BIDV không cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay đối với các trường hợp sau:
+Kiểm toán viên đang kiểm toán tại BIDV. +Thanh tra viên ngân hàng.
+Thanh tra viên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thanh tra BIDV.
+Kế toán trưởng của BIDV.
-Đối tượng và nhu cầu vốn không được cho vay: BIDV không cho vay với những nhu cầu vốn của khách hàng, không cho vay đối với những khách hàng được quy định tại:
+Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do NHNN Việt Nam ban hành (hiện được quy định tại Điều 9, Điều 19 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung);
+Quy chế cho vay hiện hành của BIDV.
Chính sách về tài sản bảo đảm
-Các loại tài sản bảo đảm tiền vay:
+Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách hàng, bên thứ ba tại BIDV và các TCTD khác.
+Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của BIDV. +Phương tiện vận tải.
+Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai.
Khoá luận tốt nghiệp 46 Khoa Ngân hàng
+Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.
+Các tài sản khác do BIDV quy định tại từng thời điểm trong từng sản phẩm cụ thể.
-Mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm: Được thực hiện theo quy định tại từng sản phẩm TDBL và các quy định có liên quan của BIDV trong từng thời kỳ.
Chính sách về định giá tiền vay
-Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay:
+Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: Lãi suất huy động bình quân đầu vào, chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo đảm tiền gửi), chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng. Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng, lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.
+Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng.
+Lãi suất cho vay đối với tín dụng bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng phải cao hơn lãi suất cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp.
+Chính sách về lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ tại một Chi nhánh do Giám đốc chi nhánh quyết định phù hợp với quy định tại văn bản này và các quy định có liên quan của BIDV trong từng thời kỳ.
-Cơ chế điều hành lãi suất cho vay:
+Việc quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng phải căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của BIDV.
+Trên cơ sở nguyên tắc xác định lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất của Hội sở chính và tình hình cụ thể trên địa bàn, giám đốc Chi nhánh quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng/sản phẩm.
Khoá luận tốt nghiệp 47 Khoa Ngân hàng
2.2.2. Quy trình cấp tín dụng bán lẻ được áp dụng tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân
Để đảm bảo cho việc cấp TDBL được thống nhất, phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận, đồng thời đảm bảo quá trình cấp tín dụng nhanh chóng, thuận lợi, tạo điều kiện nâng cao doanh số TDBL, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành quy định về trình tự và thủ tục cấp tín dụng bán lẻ áp dụng tại Hội sở chính và chi nhánh, Sở giao dịch của BIDV.
Quy trình cấp tín dụng bán lẻ được áp dụng tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp thị khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV
Bước 2: Phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ
Bước 3: Đánh giá và phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng
-Đánh giá liên quan đến thông tin nhân thân của khách hàng, tình hình quan hệ tín dụng của nhóm khách có liên quan.
-Đánh giá về mục đích sử dụng vốn vay/ bảo lãnh của khách hàng. -Đánh giá, phân tích về năng lực tài chính của khách hàng.
-Đánh giá về tài sản đảm bảo.
-Đánh giá về quan hệ tín dụng với ngân hàng. -Chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng.
Bước 4: Đề xuất và quyết định cấp tín dụng
Bước 5: Ký kết hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý
Bước 6: Đề xuất và quyết định giải ngân/ phát hành bảo lãnh
Bước 7: Giao nhận hồ sơ, cập nhật thông tin vào hệ thống
Bước 8: Giải ngân
Bước 9: Kiểm tra giám sát với khoản vay
Năm 2010 Năm 2011_______ Năm 2012 Thu từ bán các sản phẩm TDBL______ 17,119_______ 37,001__________ 46,674_________ Thu từ các dịch vụ bán lẻ___________ 0,88_________ 1,57____________ 2,85___________
Khoá luận tốt nghiệp 48 Khoa Ngân hàng
Bước 10: Quản lý sau giải ngân và thu nợ, lãi, phí
Bước 11: Điều chỉnh tín dụng
Bước 12: Thu hồi nợ quá hạn
Bước 13: Xử lý khi BIDV phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Bước 14: Thanh lý hợp đồng tín dụng/ giải toả bảo lãnh và lưu hồ sơ
2.2.3. Tình hình hoạt động tin dụng bán lẻ tại NHTM cổ phần Đầu tư và Pháttriển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân
2.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá quy mô
a. Quy mô và tốc độ gia tăng dư nợ tín dụng
Hình 2.6: Dư nợ tín dụng bán lẻ và tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ của BIDV chi nhánh Thanh Xuân
(Nguồn: [2])
Hình 2.6 cho thấy dư nợ tín dụng bán lẻ có sự tăng lên đáng kể qua các năm, đặc biệt năm 2011 tăng lên với số tuyệt đối là 112,8 tỷ đồng và mức tăng tương đối là 73,33%- một con số khá ấn tượng với một chi nhánh mới thành lập. Đây chính là kết quả của công tác tín dụng bán lẻ trong thời gian qua: Tiếp thị tới các cá nhân có tiềm lực tài chính và nhu cầu vay vốn, đồng thời thực hiện tốt công tác cho vay gián tiếp. Năm 2012, cũng giống như tổng dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ chậm lại do ảnh hưởng yếu tố vĩ mô.
Nguyễn Thị Phương Mai NHE-K12
Khoá luận tốt nghiệp 49 Khoa Ngân hàng
Năm 2011
Hình 2.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV chi nhánh Thanh Xuân
(Nguồn: [2])
Xét về cơ cấu ở hình 2.7, dư nợ tín dụng bán lẻ chiếm tỷ lệ khá ổn định trong tổng dư nợ của ngân hàng, trong khoảng 10-11%. So với một số chi nhánh ngân hàng khác trong khu vực và các chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống, dư nợ tín dụng bán lẻ vẫn ở mức trung bình khá và tỷ trọng còn ít.
b. Quy mô thu nhập từ tín dụng bán lẻ
Khi xem xét tới thu nhập từ tín dụng bán lẻ của BIDV chi nhánh Thanh Xuân, cần xem xét ở 2 khía cạnh: Thu nhập trực tiếp từ các sản phẩm tín dụng và thu nhập gián tiếp có được từ các dịch vụ bán lẻ đi kèm (gồm có dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM, POS, dịch vụ thẻ, dịch vụ BSMS, W.U, hoa hồng bảo hiểm bán lẻ từ việc tư vấn cho khách hàng mua các sản phẩm bán lẻ của BIC). Ngoài ra không thể không kể đến dịch vụ ngân hàng hiện đại BIDV online, BIDV mobile.
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng khách hàng cá nhân mới 5.260 7.802 14.200
Số lượng khách hàng quan trọng ________103_______ 254
(Nguồn: [2], đơn vị: Tỷ đồng)
Năm 2010, thu nhập từ các sản phẩm TDBL còn khá khiêm tốn, chỉ ở mức 17,119 tỷ đồng, nhưng năm 2011 tăng lên 116,14% và năm 2012 tăng lên 26,14%. Như vậy, chi nhánh đã có sự đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ để gia tăng thu nhập
Nguyễn Thị Phương Mai NHE-K12
Khoá luận tốt nghiệp 50 Khoa Ngân hàng
cho ngân hàng. Có thể thấy năm 2011 là năm ngân hàng đạt tốc độ gia tăng thu nhập lớn nhất, lãi suất cho vay cao đồng thời thị trường bất động sản không bị đóng băng.
Ngoài ra, bảng 2.4 cũng cho thấy sự tăng lên từ thu nhập của các dịch vụ bán lẻ, nguồn thu này xuất phát từ việc bán chéo sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, tập trung vào bán sản phẩm bảo hiểm Bình An. Khởi đầu ở mức 0,88 tỷ năm 2010 và năm 2012 là 2,85 tỷ, như vậy trong 2 năm có tốc độ tăng lần lượt là 78,41% và 81,5%. Tốc độ gia tăng thu phí dịch vụ bền vững hơn so với tốc độ tăng lên của thu lãi.
Dịch vụ bán lẻ chỉ là một dịch vụ gia tăng mang lại tiện ích cho khách hàng, nhưng chính dịch vụ hấp dẫn khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, do vậy việc duy trì sự tăng trưởng bền vững là cần thiết.
c. Số lượng khách hàng và thị phần
❖ Khách hàng
Lượng khách hàng đến với chi nhánh ngày càng tăng, ở mảng bán lẻ, khách hàng đến giao dịch với ngân hàng chủ yếu là các cá nhân. Chi nhánh đã phân loại khách hàng cá nhân theo chính sách của BIDV để tập trung phục vụ các nhóm khách hàng được tốt nhất. Phân đoạn khách hàng cá nhân được chia ra thành phân đoạn khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết, khách hàng phổ thông và khách hàng tiềm năng. Trong đó, phân đoạn khách hàng tiềm năng là những khách hàng có thể mang lại lợi nhuận cao trong tương lai. Tiêu chi phân đoạn khách hàng của BIDV chi nhánh Thanh Xuân như sau:
-Khách hàng quan trọng: Khách hàng đạt số dư tiền gửi bình quân từ 1 tỷ đồng trở lên. -Khách hàng thân thiết: Khách hàng đạt số dư tiền gửi bình quân trong khoảng từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng.
-Khách hàng phổ thông: Các khách hàng còn lại.
Số lượng khách hàng mới đến giao dịch với ngân hàng có sự tăng mạnh với tốc độ 48,33% và 82% lần lượt các năm 2011 và 2012. Năm 2012, số lượng khách hàng cá nhân đạt hơn 22000 khách hàng, số lượng khách hàng quan trọng đạt gần 260 khách hàng.
❖ Thị phần
Nằm trong khu vực có rất nhiều chi nhánh ngân hàng lớn: chi nhánh NHTM cổ phần Quân đội, chi nhánh NHTM cổ phần Công Thương, chi nhánh NHTM cổ phần Ngoại thương -những chi nhánh ngân hàng đã được thành lập từ khá lâu và đã tạo hình ảnh uy tín nhất định đối với khách hàng và một số ngân hàng khác nữa. Do vậy