Kiến nghị với Ngânhàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 051 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 104)

Hiện nay, NHNN vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Để tín dụng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân và các ngân hàng khác phát triển phù hợp với xu thế chung của thế giới, bài viết đề xuất một số kiến nghị sau:

Khoá luận tốt nghiệp 82 Khoa Ngân hàng

-Tích cực theo dõi khách hàng để có những biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ hàng tháng đánh giá, rà soát lại khách hàng hiện đang có quan hệ vay vốn tại ngân hàng. Câp nhật thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng, khách hàng, các ngân hàng khác, trung tâm đăng ký giao dịch đảm bảo về dư nợ cho vay. Xep hạng tín dụng của khách hàng theo mức độ rủi ro.

-Đề ra chính sách về lãi suất và phí, trong đó đối với những khách hàng ngân hàng nghi ngờ và không đánh giá cao về năng lực trả nợ cũng như về uy tín và không có tài sản đảm bảo yêu cầu một mức lãi suất cao hơn. Đối với khách hàng có tài sản đảm bảo, chi nhánh yêu cầu mức lãi suất thấp hơn. Các sản phẩm tín dụng của ngân hàng hầu hết đều miễn phí các phí phát sinh trong quá trình vay và do vậy khách hàng sẽ trì hoãn việc trả nợ, do vậy, chi nhánh cũng nên đặt ra các mức phí phạt và lãi suất phạt nếu có nợ quá hạn để nâng cao trách nhiệm trả nợ đối với ngân hàng.

-Ưu tiên nhận tài sản có tinh thanh khoản cao, thường xuyên cập nhật thông tin về tài sản, định giá lại tài sản đảm bảo định kỳ. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm khi có phát sinh khoản vay có tài sản bảo đảm. Áp dụng một số phương pháp định giá sao cho đánh giá hợp lý nhất giá trị của tài sản, không định giá quá cao tài sản để ước tính rủi ro tín dụng. Nếu giá trị tài sản đảm bảo suy giảm, yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo.

-Nếu phát hiện ra những biểu hiện vi phạm hoặc tình hình tài chính suy yếu, cán bộ tín dụng nhắc nhở, tư vấn cho khách hàng. Nếu rủi ro quá lớn gây ra nợ xấu, thành lập các tổ thu hồi và xử lý nợ xấu đến từng khách hàng. Nhanh chóng thanh lý các tài sản đảm bảo để thu hồi vốn cho ngân hàng. Liên kết với các chủ đầu tư để xử lý nợ xấu về bất động sản.

Ngoài ra, khi xem xét rủi ro tín dụng bán lẻ, cán bộ quản lý rủi ro không chỉ xem xét ở một khoản vay riêng lẻ mà cần có sự xem xét đối với những khoản vay có liên quan tới nhau để hạn chế rủi ro tập trung.

Nguyễn Thị Phương Mai NHE-K12

Thứ nhất, NHNN cần ban hành các văn bản pháp quy về tín dụng bán lẻ. Một khung pháp lý chưa đầy đủ sẽ gây nhiều trở ngại cho các thành viên tham gia hoạt động. Các pháp lệnh và văn bản về tín dụng bán lẻ nếu không chặt chẽ, thống nhất sẽ gây ra sự lúng túng cho các NHTM khi sử dụng nghiệp vụ. Thực tế hiện nay, luật Ngân hàng Nhà nước và các luật các tổ chức tín dụng chưa quy định về dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng. Mỗi ngân hàng có những quy định khác nhau về bán lẻ, đối tượng cũng như mục đích của tín dụng bán lẻ. NHNN cần sớm soạn thảo và hoàn thiện các văn bản liên quan đến hoạt động bán lẻ với các văn bản hướng dẫn cụ thể về quy chế pháp lý, trong quá trình này cần nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nước khác và vận dụng sáng tạo vào Việt Nam.

Thứ hai, NHNN cần xây dựng hệ thống thông tin để có thể hỗ trợ các NHTM trong việc thu thập tìm kiếm thông tin dữ liệu về khách hàng, cụ thể là chấn chỉnh và làm tăng tính hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Hiện nay, các số liệu cập nhật không kịp thời, độ tin cậy thấp đã khiến cho các NHTM và các tổ chức tín dụng khác ít sử dụng thông tin về khách hàng do CIC cung cấp. Do đó, NHNN cần chú trọng tới việc nâng cao tính hiệu quả của trung tâm, từ khâu cập nhật dữ liệu tới việc cung cấp số liệu luôn chính xác kịp thời để tăng khả năng thẩm định, giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng, đảm bảo tăng cường chất lượng thông tin hai chiều giữa NHNN và NHTM, giữa các NHTM với nhau.

Thứ ba, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kích cầu thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo dõi chặt chẽ diễn biến tiền tệ trên thị trường, phát triển thị trường liên ngân hàng, không để những biến động về lãi

Khoá luận tốt nghiệp 84 Khoa Ngân hàng

suất, tỷ giá hay sự phát triển quá nhanh của các thị trường ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng.

Thứ tư, xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng, có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng, ban hành quy định mới về đánh giá các tổ chức tín dụng. Kiện toàn công tác thanh tra và kiểm tra giám sát hoạt động của các NHTM để hoạt động đi vào khuôn khổ chung, đồng thời hạn chế các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

3.4.1. Kiến nghị với NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thứ nhất, về các sản phẩm dịch vụ bán lẻ

-BIDV hội sở chính cần phối hợp với các chi nhánh thành lập đội nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp trong việc khảo sát tổng thể theo khu vực để có thể đưa ra sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ kịp thời và phù hợp với từng vùng miền, địa bàn. Xây dựng được danh mục sản phẩm bán lẻ có tính chuẩn hoá và có phân đoạn sản phẩm, xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu.

-Tích cực triển khai các sản phẩm cho vay du học, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán khi mà nhu cầu của hai loại hình sản phẩm này là lớn.

-Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vu, trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sáng tạo, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, mở rộng và phát triển tín dụng bán lẻ. Đồng thời tập trung đưa ra nhiều dịch vụ bán lẻ trong gói sản phẩm bán lẻ mang tính phổ thông trên cơ sở khai thác tối đa nền khách hàng hiện có.

-Đồng thời, BIDV cần tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình là có mạng lưới rộng, cơ sở vật chất sẵn có để triển khai các gói sản phẩm cần nhiều yếu tố mạng lưới như cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán kết hợp làm đại lý nhận lệnh chứng khoán, cho vay mua ô tô, mua nhà kết hợp điểm bán bảo hiểm phi nhân thọ.

Khoá luận tốt nghiệp 85 Khoa Ngân hàng

-Tham khảo các danh mục sản phẩm của nước ngoài và các NHTM cổ phần tại Việt Nam để triển khai một cách có hiệu quả nhất về danh mục sản phẩm và các thức tổ chức bán sản phẩm.

Thứ hai, về chính sách giá cả

-BIDV cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung, trên cơ sở đó có thể xây dựng được giá mua, bán vốn hợp lý và mang tính cạnh tranh cao trên phạm vi toàn quốc, tuy nhiên cũng cần chú trọng đến việc cho quyền tự chủ nhất định của các chi nhánh trong việc định giá mua bán vốn đối với khách hàng, trên cơ sở định giá hỗn hợp.

-Đối với các dịch vụ có thu bằng phí, BIDV nên tham khảo các ngân hàng khác và có thể thuê tư vấn để có thể xây dựng biểu phí khoa học, hợp lý, tận thu một cách hiệu quả trên cơ sở tách đoạn từng khâu trong tác nghiệp hoặc có thể thu được từ bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác.

Thứ ba, về vấn đề truyền thông và chăm sóc khách hàng

-BIDV cần tăng cường công tác quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng có tính chất toàn hệ thống. Xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu, nâng cao thương hiệu của BIDV.

-Tăng cường các hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng để chuyển tải thông tin tới đông đảo các khách hàng, qua đó khách hàng có thể nắm bắt được nội dung cũng như lợi ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

-Xây dựng hệ thống quản lý, chấm điểm và phân loại khách hàng, nhằm thực hiện tốt chính sách khách hàng, qua đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng phân khúc khách hàng.

Thứ tư, về kênh phân phối

-BIDV cần đa dạng hoá các kênh phân phối và thực hiện phân phối có hiệu quả, trong đó tích cực phát triển mạng lưới chi nhánh cấp 1, đồng thời chú trọng mở rộng thêm các phòng giao dịch, điểm giao dịch vệ tinh với công nghệ hiện đại, mô hình gọn nhẹ, hiệu quả, hạn chế cấp trung gian.

Khoá luận tốt nghiệp 86 Khoa Ngân hàng

-Cần nghiên cứu và ứng dụng các kênh phân phối hiện đại, đáp ứng yêu cầu giao dịch mọi lúc mọi nơi như: nâng cấp hệ thống ATM, phát triển mạng lưới điểm chấp nhận thẻ POS, tăng cường liên kết với các ngân hàng khác, hoàn thiện các sản phẩm Home Banking, Internet Banking, Mobile Banking, phát triển thêm các kênh phân phối qua các đại lý.

-Đối với các chi nhánh, BIDV cần giao chỉ tiêu cụ thể cho từng nhóm, gói sản phẩm để tạo động lực và tính bắt buộc phải tập trung triển khai ở chi nhánh.

Thứ năm, về chính sách nhân sự

-BIDV cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo theo từng vị trí công việc, có các khoá đào tạo kỹ năng bán hàng cho cán bộ của hệ thống, đặc biệt là các bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

-Tổ chức tập huấn cho các cán bộ tín dụng về chính sách tín dụng bán lẻ, quy trình thực hiện các loại hình tín dụng, kinh nghiệm trong quá trình kiểm tra giám sát, các biện pháp phòng chống rủi ro, các lớp bồi dưỡng pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật của cán bộ tín dụng, thường xuyên tổ chức hội thảo tập huấn đào tạo cho các cán bộ của chi nhánh.

Thứ sáu, về các hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ

BIDV nên tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ và được tổ chức thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất tới các chi nhánh để chấn chỉnh kịp thời, phát hiện các sai phạm trong hoạt động cho vay, phòng ngừa rủi ro, lành mạnh hoá hoạt động tín dụng bán lẻ của các chi nhánh.

Thứ bảy, hoàn thiện các quy định, quy trình về sản phẩm dịch vụ NHBL

Các quy trình, quy định phải nêu rõ các công việc cụ thể, cơ chế phân giao, phối hợp giữa các đơn vị phải minh bạch, tránh tình trạng chồng chéo ở một số khâu trong quá trình thực hiện hoặc một số công việc không phân tách rõ bộ phận nào thực hiện.

Các quy trình, quy định cũng cần được đặt ra cho mỗi sản phẩm tín dụng bán lẻ, do mỗi sản phẩm tín dụng bán lẻ có sự khác nhau về đặc điểm, mục đích. Quy định

Khoá luận tốt nghiệp 87 Khoa Ngân hàng

càng cụ thể rõ ràng sẽ giúp cán bộ tín dụng dễ dàng hơn trong việc cấp khoản vay cũng như kiểm tra giám sát khoản vay.

Thứ tám, hoàn thiện và chính thức đưa hệ thống định hạng khách hàng cá nhân

Hệ thống định hạng khách hàng cá nhân của ngân hàng cần được hoàn thiện và có sự cập nhật các phương pháp hiện đại trên cơ sở tham khảo các hệ thống định hạng khách hàng cá nhân của các ngân hàng trong nước và trên thế giới. Từ đó hệ thống sẽ đưa ra ý kiến khách quan về khách hàng cá nhân và các hộ gia đình dựa trên các thông tin sẵn có, do vậy khi đi vào hoạt động sẽ trở thành công cụ phân tích đánh giá khách hàng đắc lực cho cán bộ tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý luận chương 1 và tình thực hoạt động thực tế của BIDV chi nhánh Thanh Xuân được nêu ra ở chương 2, trên cơ sở triển vọng cũng như xu hướng phát triển tín dụng bán lẻ của nền kinh tế, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp cho chi nhánh cũng như đưa ra các kiến nghị cho Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam để mở rộng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ.

Khoá luận tốt nghiệp 88 Khoa Ngân hàng

KẾT LUẬN

Tín dụng bán lẻ vẫn là một khái niệm khá mới mẻ đối với các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ là một xu hướng thiết yếu đem lại lợi ích cho cả khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế. Tín dụng bán lẻ giúp ngân hàng phân tán rủi ro, đem lại thu nhập cao và giảm sức ép lên tín dụng doanh nghiệp.

Tín dụng bán lẻ nâng cao chất lượng đời sống dân cư và kích thích nền kinh tế phát triển.

Thông qua quá trình nghiên cứu, khoá luận đã đạt được một số kết quả nhất định: Thứ nhất, bài viết đã làm sáng rõ những vấn đề cơ bản về phát triển tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại và tính cấp thiết của nội dung này.

Thứ hai, thông qua tìm hiểu thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân, những thành công như đạt được tốc độ tăng trưởng dư nợ cao, tỷ lệ tài sản đảm bảo cao, nợ xấu thấp... và các mặt hạn chế bao gồm cơ cấu dư nợ còn nghiêng về bất động sản, chưa đa dạng trong các sản phẩm tín dụng bán lẻ và một số hạn chế khác cũng như nguyên nhân của các hạn chế đã được đánh giá.

Thứ ba, từ việc tìm hiểu thực trạng, khóa luận đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp đối với chính chi nhánh cung như kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam để phát triển tín dụng bán lẻ, qua đó khả năng cạnh tranh của BIDV chi nhánh Thanh Xuân trong môi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường bán lẻ giữa các ngân hàng hiện nay.

Tuy nhiên do thời gian, điều kiện và trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên khoá luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Rất mong các thầy cô cho em nhận xét, đóng góp ý kiến để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Quốc Khánh đã hướng dẫn em một cách tận tình, giúp em có thể hoàn thành khoá luận này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. BIDV chi nhánh Thanh Xuân, (2010 -

2012) Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh .

2. BIDV chi nhánh Thanh Xuân, (2010 -

2012), Báo cáo bán lẻ.

3. TS. Nguyễn Ninh Kiều (2007), Giáo trình

Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. PGS.TS. Lê Hoàng Nga (2012), Phát triển

dịch vụ Ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2010-2015

http://www.vnba. org.vn/? option=com content&view=article&id= 1636&catid= 43&Itemid=90

5. Ths. Đào Lê Kiều Oanh (2012), Một số ý

kiến về mô hình ngân hàng bán lẻ, Báo Phát triển & Hội nhập sô 2.

6. Peter Rose (2003), Quản trị Ngân hàng

thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

7. Văn Tạo (2009), Phát triển dịch vụ ngân

hàng bán lẻ cơ hội và thách thức-

Một phần của tài liệu 051 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w