Từ kinh nghiệm phát triển ngân hàng bán lẻ của ngân hàng Rakyat và ANZ, có thể rút ra những bài học vận dụng đối với BIDV trong hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng.
Thứ nhất, căn cứ tình hình thực tế tại khu vực cũng như nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của khách hàng để mở rộng mạng lưới cũng như phát triển các kênh phân phối hiện đại. Tuy nhiên mở rộng mạng lưới cần căn cứ trên sự phân tích nhu cầu của thị trường. Mở rộng mạng lưới đồng thời đi liền với tiết kiệm chi phí.
Thứ hai, về mô hình tổ chức, các phòng ban được bố trí để đảm bảo sự hỗ trợ lẫn nhau, vừa để thực hiện các dịch vụ bổ sung cho khách hàng, gia tăng tiện ích và gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng, đồng thời có sự quản lý khoản vay một cách chặt chẽ hơn để giảm thiểu rủi ro thông qua mô hình tập trung và có sự đánh giá xếp hạng tín dụng của khách hàng liên tục, toàn diện.
Thứ ba, sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại: Việc ứng dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, ngân hàng điện tử trong việc cải tiến, nâng cao tiện ích sản phẩm, đưa ra các sản phẩm có tính thực tiễn với từng phân khúc thị trường.
Thứ tư, đa dạng hoá sản phẩm là một cách vừa mở rộng vừa phát triển chất lượng tín dụng. Đa dạng hoá sản phẩm chính là một cách để gia tăng dư nợ tín dụng ở các lĩnh vực khác nhau, ngành nghề khác nhau. Từ đó, dư nợ tín dụng được cơ cấu hợp lý, giảm thiểu sự tập trung tín dụng vào một ngành nghề hoặc một thị trường cụ thể và
Khoá luận tốt nghiệp 32 Khoa Ngân hàng
do đó giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng như một số rủi ro có liên quan khác như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.
Thứ năm, cần có sự nắm rõ các đặc điểm của khu vực: từ thói quen tiêu dùng, thu nhập bình quân, tình hình phát triển kinh tế cùng với thế mạnh của địa phương để phân tích đúng, đầy đủ các yếu tố trước khi quyết định cấp tín dụng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 tập trung hệ thống hoá lý luận về tín dụng bán lẻ, phát triển tín dụng bán lẻ, sự cần thiết phát triển tín dụng bán lẻ cũng như vai trò của phát triển tín dụng bán lẻ trong nền kinh tế. Đồng thời, chương 1 cũng nghiên cứu về các nhân tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng tới sự phát triển tín dụng bán lẻ và đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển tín dụng bán lẻ của NHTM. Những vấn đề lý luận của chương I chính là cơ sở để nghiên cứu chương 2.
Khoá luận tốt nghiệp 33 Khoa Ngân hàng
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ