Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 051 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 53 - 60)

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Theo kỳ hạn__________________________________________________________________________

Tiền gửi không kỳ hạn__________ 350,4 14,50% 645,1 14,99% 825 15%

Tiền gửi có kỳ hạn_____________ 2.064 85,50% 3.658 85,01% 4.675 85%

Theo đối tượng khách hàng______________________________________________________________ Tiền gửi cá nhân_______________ 1.020,

2 42,25% 1.807 41,99% 2.310 42%

Tiền gửi doanh nghiệp__________ 420,2 17,26% 729,2 16,95% 1.076 19,56%

Tiền gửi của định chế tài chính 1.074,

___________Chỉ tiêu___________ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ tín dụng 1.438,8 100% 2.252,4 100% 2.900 100% Phân theo kỳ hạn Dư nợ tín dụng ngắn hạn 807,6 56,13% 1.494 66,33% 1.620 55,86%

Dư nợ tín dụng trung dài hạn 631,2 43,87% 758,4 33,67% 1.280 44,14%

Phân theo đối tượng khách hàng

Dư nợ tín dụng bán lẻ 144 10,01% 256,8 11,01% 290 10%

Dư nợ tín dụng doanh nghiệp 1.294,8 89,99% 1.995,6 88,99% 2.540 87,59%

Dư nợ tín dụng định chế tài chính "0 "0 ~Ĩ0 2,41% (Nguồn: [1, đơn vị: Tỷ đồng) vốn huy hạn độn S

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động và các loại nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn và theo đối tượng khách hàng

(Nguồn: [1])

Một cách khái quát, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự tăng lên rõ rệt, tăng từ 2.414,4 tỷ đồng tới 4.302,2 tỷ đồng vào năm 2011, tức là tăng lên 78,19%. Năm 2012 có sự tăng trưởng chậm hơn, với mức 27,84%. Sự giảm đi trong tốc độ tăng

Nguyễn Thị Phương Mai NHE-K12

Khoá luận tốt nghiệp 38 Khoa Ngân hàng

trưởng là do tác động một phần của những yếu tố khách quan: nền kinh tế suy thoái, mức lãi suất trần liên tục giảm từ 14% xuống 8% do vậy lãi suất tiền gửi có sự sụt giảm.

❖ Phân loại theo kỳ hạn

Tổng nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, dao động quanh mức 15%. Tốc độ tăng lên về quy mô tiền gửi không kỳ hạn lần lần lượt là 84,1% và 27,89%. Tiền gửi có kỳ hạn, khoản mục này chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng nguồn vốn huy động. Trong tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là các khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng.

❖ Phân loại theo đối tượng khách hàng

Cơ cấu tiền gửi tương đối ổn định. Tiền gửi từ cá nhân chiếm tỷ trọng 42,25%, 41,99% và 42% với mức tăng trưởng đáng kể với quy mô tăng trưởng tuyệt đối ở mức 786,8 tỷ và 503 tỷ cho thấy công tác huy động vốn dân cư luôn được chú trọng. Đồng thời, tiền gửi từ các tổ chức cũng có sự tăng lên tương đối và chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng tiền gửi của các định chế tài chính có xu hướng giảm chậm từ 40,34% năm 2010 xuống 38,44% năm 2012 cho thấy đang có xu hướng chuyển sang huy động vốn trên thị trường I để ổn định nguồn vốn, mặc dù xu hướng này chưa thật sự rõ nét. Do vậy, nguồn huy động vốn của BIDV chi nhánh Thanh Xuân vẫn chưa thực sự bền vững.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

(Nguồn: [1] , đơn vị: Tỷ đồng)

Dư nợ tín dụng tăng nhanh trong năm 2010 và 2011, điều này phản ánh tác động của độ trễ chính sách tiền tệ năm 2009 với mức tăng lần lượt là 78% và 56,55%

ứng với 630,58 và 813 tỷ. Tuy nhiên bắt đầu từ nửa cuối năm 2011 đến năm 2012, nền kinh tế bắt đầu khó khăn, một số cá nhân, doanh nghiệp khó tiêu thụ hàng tồn kho cũng như gặp vấn đề về tài chính, do vậy gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, do vậy BIDV chi nhánh Thanh Xuân không nằm ngoài xu hướng, tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này chậm lại ở mức 28,75% tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ tương đối cao, đặc biệt là so với cả hệ thống BIDV và toàn ngành ngân hàng (6,45%).

❖ Xét về kỳ hạn

Sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng ngắn hạn không đều, tốc độ tăng trưởng lên tới 85% năm 2011 và giảm xuống còn 28,75%. Trong khi đó, dư nợ tín dụng dài hạn năm 2011 chỉ tăng 127,2 tỷ đồng ứng với 20,15% thì năm 2012 tăng lên 68,78% ứng với 521,6 tỷ đồng. Sự tăng lên trong tín dụng trung dài hạn chủ yếu do phát sinh cho vay đối với các khách hàng: Công ty cổ phần bất động sản Hapulico, công ty Tân Hoàng Minh và một số công ty khác.

❖ Xét về đối tượng cho vay

Chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay đối tượng khách hàng là doanh nghiệp với cơ cấu gần như ít thay đổi, cho thấy khách hàng mục tiêu trong tín dụng của ngân

(Nguồn: [1], đơn vị: Tỷ đồng)

Nguyễn Thị Phương Mai NHE-K12

Khoá luận tốt nghiệp 39 Khoa Ngân hàng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Phí dịch vụ bảo lãnh 7,530 9,821 10,013 Phí dịch vụ thanh toán, BSMS và W.U 5,706 11,038 7,727 Phí dịch vụ tài trợ thương mại 2,842 3,168 3,840 Thu dịch vụ thẻ 0,562 0,871 2,065 Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 0,830 1,234 1691 Thu từ dịch vụ ngân quỹ 0,008 0,018 0,012 Thu từ các dịch vụ khác 0,282 0,249 0,253 Tổng______________________________ 17,760 26,400 25,600

Nguyễn Thị Phương Mai NHE-K12

Khoá luận tốt nghiệp 40 Khoa Ngân hàng

hàng vẫn chủ yếu là doanh nghiệp. Năm 2012, xuất hiện thêm đối tượng cho vay là các định chế tài chính. Ngoài ra, tốc độ của dư nợ tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp có sự chậm lại đáng kể từ năm 2011 sang năm 2012.

❖ Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Hình 2.4: Thu nhập từ hoạt động tín dụng và tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng

(Nguồn: [1])

Thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2011 tăng tăng lên đạt 72,91% so với năm 2010 với mức tăng tuyệt đối là 104,014 tỷ, sự tăng lên này xuất phát từ việc tăng lên của doanh số đi vay và sự tăng lên của lãi suất. Năm 2012 tăng lên 45,55% ứng với 112,36 tỷ so với năm 2011. Thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chính của ngân hàng, chiếm hơn 90% tổng nguồn thu, tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ phù hợp với xu hướng thay đổi của ngân hàng hiện đại: chuyển từ thu lãi sang thu phí.

2.1.3.3. Thu dịch vụ ròng

(Nguồn: [1], đơn vị: Tỷ đồng)

Lợi nhuận trước thuế sau trích dự phòng rủi ro là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động. Hoạt động càng tốt và hiệu quả thì đem lại khả năng sinh

(Nguồn: [1], đơn vị: Tỷ đồng)

Nguyễn Thị Phương Mai NHE-K12

Khoá luận tốt nghiệp 41 Khoa Ngân hàng

Ngoài các sản phẩm huy động vốn và tín dụng, BIDV chi nhánh Thanh Xuân đã và đang phát triển các dịch vụ khác như bảo lãnh, thanh toán trong nước và chuyển tiền quốc tế (W.U), dịch vụ truy vấn thông tin tài khoản (BSMS), dịch vụ tài trợ thương mại. Thu dịch vụ ròng năm 2011 tăng lên 48,86% so với năm 2010; thu dịch vụ ròng năm

2012 có sụt giảm không đáng kể so với năm 2011, chỉ ở mức 3% ứng với 0,8 tỷ đồng. Xét về cơ cấu, mảng bảo lãnh được mở rộng và góp phần đáng kể trong kết quả thu phí dịch vụ của chi nhánh, chiếm khoảng 39,14% đến 42% trong tổng phí. Phí dịch vụ thương mại năm 2012 đạt 121,1% so với năm 2011 với tỷ trọng liên tục tăng tới 15%. Hoạt động thanh toán, BSMS và W.U có sự mở rộng nhanh chóng từ năm 2010 tới năm 2011 tuy nhiên lại có sự sụt giảm đáng kể ở năm 2012, trong đó phí từ dịch vụ thanh toán giảm mạnh chỉ bằng 60% so với năm 2011, do BIDV đã có sự giảm biểu phí đáng kể để gia tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Phí từ dịch vụ thẻ tuy chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng phí nhưng cũng có sự tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt là ở năm 2012, với nguyên nhân là sự mở rộng nhanh chóng của hoạt động thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng của ngân hàng. Các dịch vụ khác, như dịch vụ kinh doanh ngoại tệ hoặc dịch vụ ngân quỹ mức phí thu được vẫn còn khá thấp.

2.1.3.4. Hiệu quả kinh doanh

Khoá luận tốt nghiệp 42 Khoa Ngân hàng

lời càng cao. Mặc dù lợi nhuận của chi nhánh nếu so với các chi nhánh của BIDV lân cận thì chưa cao, nhưng chứng kiến sự tăng trưởng rất nhanh chóng. Chỉ ở mức 1,44 tỷ năm 2009, đã tăng 875% lên 14,4 tỷ năm 2010 và tiếp theo đó tăng với mức tăng tuyệt đối là 79,98 tỷ năm 2011 và năm 2012 tăng lên 55,62 tỷ. Điều này phản ánh sự nỗ lực trong điều hành, lập kế hoạch và việc thực hiện các công tác huy động vốn, tín dụng cùng các dịch vụ để tăng trưởng, hướng tới tối đa hoá lợi nhuận.

Ngoài ra, có thể thấy rằng, sự tăng trưởng về quy mô tương đối và tuyệt đối của các chỉ tiêu: Lợi nhuận, huy động vốn, tín dụng đều có sự tăng trưởng rất nhanh so với toàn hệ thống BIDV và ngành ngân hàng. Nguyên nhân do đặc trưng hoạt động của chi nhánh: Chi nhánh mới được thành lập vào năm 2008, do vậy trong những năm đầu (2008, 2009 và đầu năm 2010) chi nhánh ở giai đoạn thâm nhập tìm hiểu thị trường, việc triển khai các sản phẩm dịch vụ cũng chưa đầy đủ, do vậy huy động vốn, cho vay và lợi nhuận còn ở mức khiêm tốn. Những năm sau, khi chi nhánh đã bắt đầu gây dựng được uy tín hình ảnh trong khu vực và gia tăng khả năng cạnh tranh, do vậy đã thu hút rất nhiều hơn khách hàng đến giao dịch so với những năm trước, trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng rất nhanh, biến động lớn.

Một phần của tài liệu 051 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w