Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu 051 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 81 - 83)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

-Nen kinh tế trong những năm qua luôn có những bất ổn, năm 2011 trải qua tình trạng lạm phát cao, chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, năm 2012 kinh tế khó khăn, dân cư thắt chặt chi tiêu và ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng. Cùng với đó là việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng có ảnh hưởng tới việc cấp tín dụng của chi nhánh.

-Sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn hoạt động của chi nhánh. Trên địa bàn hoạt động của chi nhánh hiện nay có rất nhiều ngân hàng: ngân hàng Quân đội, Kỹ thương, Ngoại thương, Hàng Hải, Nông nghiệp.. vì thế chi nhánh phải đối mặt với sự cạnh tranh của các ngân hàng đó trong việc cung ứng sản phẩm.

-Các quy định của pháp luật về cho vay bán lẻ, các hình thức cho vay mua ô tô, cho vay du học chưa rõ ràng, các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chưa đồng bộ, khó thực hiện, đôi khi còn chồng chéo giữa các nghiệp vụ. Một số sản phẩm trong danh mục chưa được triển khai do chỉ đạo từ Hội sở.

-Cơ cấu dư nợ nghiêng hẳn về bất động sản cũng xuất phát từ địa điểm của chi nhánh nằm trên khu vực có nhiều công trình đang được xây dựng, dân cư có nhu cầu lớn về mua nhà.

-Bản thân khách hàng có những thói quen trong giao dịch truyền thống, chủ yếu trao đổi thanh toán bằng tiền mặt. Khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn hạn chế, đây cũng là rào cản lớn trong việc xây dựng và phát triển các sản phẩm tín dụng cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.

Khoá luận tốt nghiệp 64 Khoa Ngân hàng

-Đối tượng cho vay bán lẻ là các cá nhân hộ gia đình có số lượng lớn thông tin thu thập có độ chính xác chưa cao. Do vậy, các ngân hàng chưa mạnh dạn trong việc mở rộng tiếp cận với những khách hàng mới.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

-Chi nhánh mới thành lập, thiếu kinh nghiệm, chưa xây dựng được mạng lưới khách hàng. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức xác định rõ các khối quản lý rủi ro, khối quan hệ khách hàng, khối tác nghiệp, khối trực thuộc mới chỉ ở bước đầu, việc phân cấp uỷ quyền, phân chia công việc và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của phòng quan hệ cá nhân chưa triệt đề, chưa phát huy được năng lực trình độ của các cán bộ.

-Chi nhánh chưa có bộ phận marketing chuyên trách, là đầu mối chung trong mở rộng, phát triển hoạt động bán lẻ của BIDV. Chỉ mới tập trung vào những đối tượng khách hàng có thu nhập ổn định, tư cách tốt chứ chưa tập trung vào những đối tượng khác.

-Về chất lượng nguồn nhân lực: Số lượng cán bộ công nhân viên trong chi nhánh hơn 100 người, trong đó lượng cán bộ trẻ mới ra trường chiếm 60-70%, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều. Đồng thời, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghê nghiệp của một số nhân viên còn hạn chế dẫn đến sự gia tăng của nợ quá hạn, nợ xấu cũng như lãi treo. Các cán bộ quan hệ khách hàng còn khá thụ động khi tiếp xúc khách hàng tại chỗ và chưa tìm ra được những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng để bán chéo sản phẩm.

-Về chiến lược hoạt động: Chưa có chiến lược phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ một cách đồng bộ và hiệu quả. Hiện nay, BIDV chi nhánh Thanh Xuân mới chỉ tuân theo định hướng chung của BIDV mà chưa đưa ra định hướng cụ thể về phân khúc khách hàng, chính sách marketing, chính sách phát triển sản phẩm và giá cả.

-Mới có chính sách liên kết với các siêu thị, các công ty đầu tư, chưa thực sự quan tâm tới các nhu cầu khác của khách hàng như vay sản xuất kinh doanh, vay mua ô tô.

Chương 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NHTM CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN

Một phần của tài liệu 051 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w