Khái quát tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu 051 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 83)

Từ năm 2008 tới nay, GDP của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng ở mức cao, và được đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, do vậy đã nâng cao thu nhập trung bình của dân cư, kích thích tiêu dùng, đầu tư. Cùng với đó là sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. Đó là những cơ sở để các ngân hàng thương mại tăng thêm các như sản phẩm huy động, hoạt động cho vay, các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ trong đó tín dụng bán lẻ cũng được gia tăng mạnh.

Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, nền kinh tế gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng GDP bắt đầu chậm lại, năm 2012 chỉ ở mức 5,03%. Cùng với đó là chính sách tiền tệ thắt chặt, tổng cầu suy giảm, hàng tồn kho tiêu thụ kém, doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất. Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại nhưng không đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng. Các NHTM Nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao hơn hẳn so với các ngân hàng thương mại cổ phần do các NHTM Nhà

Khoá luận tốt nghiệp 65 Khoa Ngân hàng

-Việc quản lý rủi ro chưa được thực hiện triển để, biểu hiểu ở tỷ trọng cho vay dài hạn cao, huy động dài hạn thấp, tập trung quá nhiều vào bất động sản mà chưa có sự phân tán với các hình thức tín dụng khác. Chưa đa dạng hoá đối tượng khách hàng mà tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng là cá nhân với nhu cầu vay tiêu dùng, cho vay các cá thể sản xuất kinh doanh còn ít.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu sơ lược về cơ cấu tổ chức của NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân, đồng thời phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó chú trọng phân tích tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh. Thông qua đó, chương 2 đã nêu ra những thành công cũng như những hạn chế trong việc phát triển tín dụng bán lẻ và phân tích các nguyên nhân của hạn chế. Những vấn đề còn tồn tại của chương 2 sẽ được giải quyết trong chương 3: “Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân”.

Nguyễn Thị Phương Mai NHE-K12

nước phải gánh chịu các khoản nợ xấu của các tập đoàn và doanh nghiệp Nhà nước. Tăng trưởng tín dụng ở mức thấp mà nợ xấu lại tăng mạnh, bộc lộ sự suy giảm chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trở thành mối lo ngại lớn nhất của quản trị Ngân hàng. Năm 2012 cũng đánh dấu các bước trong việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế,

Khoá luận tốt nghiệp 67 Khoa Ngân hàng

trong đó có tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, tái cơ cấu tập đoàn nhà nước và tái cơ cấu các công ty chứng khoán.

Khi mà lĩnh vực cho vay doanh nghiệp mang lại nhiều rủi ro, thị phần cho vay doanh nghiệp có sự thu hẹp lại, nhiều ngân hàng thương mại có xu hướng chuyển thành ngân hàng bán lẻ. Mặc dù tín dụng bán lẻ cũng bị tác động bởi nền kinh tế, biểu hiện là cho vay tiêu dùng cũng có sự suy giảm đáng kể, tuy nhiên, đây là một lĩnh vực phân tán rủi ro và là tiềm năng cho ngân hàng khi mà nhu cầu của thị trường chưa được đáp ứng đầy đủ, một bộ phận lớn dân cư chưa tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng.

3.1.1. Triển vọng và xu hướng hoạt động tín dụng bán lẻ ở Việt Nam

Thị trường bán lẻ là một trận tuyến mới còn bỏ ngỏ ở một nước đông dân, có tiềm năng phát triển cao trong những năm tới, tiêu dùng dân cư có tiềm năng tăng trưởng cao với nhu cầu về dịch vụ và các tiện ích ngày càng gia tăng và đổi mới. Theo bà Karolyn Seet, chuyên gia phân tích của tổ chức đánh giá tín dụng Moody’s, thị trường tín dụng bán lẻ Việt Nam có nhiều tiềm năng khai thác với tốc độ tăng trưởng của ngân hàng bán lẻ lên tới 30-40%. Thị trường thẻ Việt Nam cũng được đánh giá là thị trường năng động hàng đầu thế giới với mức tăng trưởng dự kiến đạt 18,4%.

Do vậy, xu hướng tất yếu của các NHTM trên thế giới cũng như Việt Nam là hoạt động ngân hàng bán lẻ, trong đó nổi lên một số điểm nột bật như sau:

-Ngày càng có nhiều tổ chức tài chính và phi tài chính tham gia vào lĩnh vực này, do vậy dẫn đến sự cạnh tranh về dịch vụ tài chính ngày càng mạnh và và khốc liệt tại Việt Nam. Có khoảng hơn 100 tổ chức tham gia, trong đó có gần 40 NHTM, và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [9]

-Kênh phân phối truyền thống qua mạng lưới vẫn tiếp tục được mở rộng song song với đó là các kênh phân phối điện tử.

-Khối NHTM cổ phần phát triển nhanh hơn và mạnh hơn về các dịch vụ ngân hàng như ngân hàng điện tử, tín dụng tiêu dùng, cho vay chứng khoán. Các ngân hàng đều có sản phẩm phục vụ hầu hết các đối tượng khách hàng khác nhau, tuy nhiên có sự tập trung vào những đối tượng khách hàng nhất định.

Khoá luận tốt nghiệp 68 Khoa Ngân hàng

Hình 3.1: Lợi thế cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của một số NHTM Việt Nam

(Nguồn: [9)]

Lợi thế cạnh tranh của mỗi khối ngân hàng là khác nhau, dựa trên nhiều yếu tố, trong đó, các NHTM nhà nước chiếm thị phần lớn trên thị trường bán lẻ, vừa cung cấp dịch vụ bán buôn, vừa cung cấp dịch vụ bán lẻ, uy tín lớn và có mạng lưới rộng. NHTM cổ phần có đội ngũ nhân viên năng động, chi phí thấp nên có thể cạnh tranh bằng lãi suất và phí và dịch vụ cùng với tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh chóng. Các NHTM liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có chất lượng vượt trội về chất lượng dịch vụ tuy nhiên hạn chế về mạng lưới.

- Về sản phẩm: Các sản phẩm bán lẻ, trong đó có sản phẩm tín dụng bán lẻ của NHTM Việt Nam ngày càng đa dạng, trở nên đồng đều hơn với việc triển khai của hầu hết các NHTM, tạo cho khách hàng nhiều cơ hội lựa chọn.

+Các sản phẩm của ngân hàng điện tử ngày càng trở nên rộng rãi và phổ biến và có nhiều nét tương đồng với nhau. Các ngân hàng đều quan tâm tới việc tạo ra nét khác biệt trong sản phẩm của mình.

+Các sản phẩm liên kết, bán chéo sản phẩm tài chính được triển khai ngày càng nhiều.

-Xu hướng đầu tư và công nghệ và ứng dụng công nghệ hiện đại trong các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của NHTM, thu hẹp khoảng cách so với trình độ phát triển của thị trường này ở khu vực và trên thế giới.

Nguyễn Thị Phương Mai NHE-K12

-Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, trong đó có tín dụng bán lẻ đã đang và sẽ trở thành định hướng chiến lược phát triển hàng đầu của các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam. [4], [9]

3.2. Định hướng phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV chi nhánhThanh Xuân giai đoạn 2012-2015 Thanh Xuân giai đoạn 2012-2015

3.2.1. Định hướng chung

Có thể nói hoạt động bán lẻ là hoạt động quan trọng tạo nền tảng bền vững cho phát triển của các NHTM và trở thành xu hướng hiện nay của các ngân hàng thương mại trên thế giới cũng như Việt Nam. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, BIDV xác định lấy hoạt động bán lẻ làm nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu hàng đầu trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Theo đó, hoạt động bán lẻ của BIDV trong giai đoạn tới cần phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất.

Mục tiêu đến năm 2015: “BIDV trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, đáp ứng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động ”.

Mục tiêu dài hạn: “BIDV trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, ngang tầm với các ngân hàng thương mại tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu”.

Để có thể thực hiện được các mục tiêu như vậy BIDV đã đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

-Có thị phần và quy mô bán lẻ hàng đầu Việt Nam, nền khách hàng bán lẻ chiếm khoảng 8% dân số vào năm 2015, quy mô hoạt động đứng trong nhóm 3 ngân

Khoá luận tốt nghiệp 70 Khoa Ngân hàng

hàng bán lẻ có quy mô lớn nhất Việt Nam, nâng cao tỷ trọng thu nhập từ hoạt động kinh doanh bán lẻ trong tổng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

-Khách hàng bán lẻ: cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh. Trong đó khách hàng mục tiêu:

+Đối với khách hàng là dân cư: tập trung phát triển khách hàng có thu nhập cao và thu nhập trung bình khá trở lên, bao gồm:

> Nhóm khách hàng thu nhập cao.

> Nhóm khách hàng thu nhập trung bình khá trở lên và có nghề nghiệp ổn định: công chức, cán bộ công nhân viên tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các công ty lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

+Đối với khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh: tập trung phát triển khách hàng trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gia công, chế biến, nuôi trồng, xuất nhập khẩu.

-Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ chuẩn, đa dạng, đa tiện ích thông qua cải tiến quy trình nghiệp vụ, đơn giản hoá thủ tục giao dịch và thân thiện với khách hàng:

> Đối với các sản phẩm, dịch vụ truyền thống: nâng cao chất lượng và tiện ích thông qua cải tiến quy trình nghiệp vụ, đơn giản hoá thủ tục giao dịch và thân thiện với khách hàng.

> Đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại: phát triển nhanh dựa trên cơ sở sử dụng đòn bẩy công nghệ hiện đại. -Phát triển hợp lý các kênh phân phối theo hướng thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và hiện đại đối với khách hàng nhằm cung ứng kịp thời, đầy đủ, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích tới khách hàng.

3.2.1. Định hướng cụ thể của BIDVchi nhánh Thanh Xuân

BIDV chi nhánh Thanh Xuân xây dựng định hướng cụ thể cho ngân hàng dựa trên tinh thần định hướng chung của BIDV về hoạt động ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2012-2015. Trong đó, chi nhánh đặt ra mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ:

Khoá luận tốt nghiệp 71 Khoa Ngân hàng

-Hoàn thành các chỉ tiêu Hội sở chính phân cho chi nhánh

-Không ngừng nâng cao vị thế của BIDV chi nhánh Thanh Xuân trên địa bàn quận Thanh Xuân, tạo niềm tin đối với khách hàng để từng bước tăng thị phần hoạt động trên địa bàn, trở thành một trong những chi nhánh xuất sắc của BIDV trên địa bàn Hà Nội.

Nhiệm vụ trọng tâm:

-Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng huy động vốn, xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu.

-Đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ với mục tiêu gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ ở những địa bàn có khả năng phát triển.

-Gia tăng tín dụng bán lẻ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng thiết yếu đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ.

-Duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống. Mỗi năm, dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng ở mức trên 150% và hoàn thành kế hoạch. Tăng trưởng phải đi liền với an toàn và hiệu quả, đảm bảo cơ cấu- tỷ trọng tín dụng hợp lý theo định hướng BIDV.

-Tăng tỷ trọng bán lẻ trên tổng thu nhập, kể cả các thu nhập có được từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

-Củng cố phát triển mạng lưới hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch của chi nhánh.

-Đẩy mạnh triển khai kênh phân phối ngân hàng điện tử Internet banking và Mobile banking. [1]

3.3.1.1. Phát triển công nghệ hiện đại hỗ trợ phát triển tín dụng bán lẻ

Công nghệ hiện đại mang lại lợi ích to lớn cho cả khách hàng và ngân hàng. Khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại do vậy tiết kiệm thời gian, chi

phí. Ngân hàng quản lý thông tin tập trung và xử lý tự động, giảm thời gian xét duyệt hồ sơ, đảm bảo tính bảo mật, an toàn. Để phát triển công nghệ hiện đại tại chi nhánh, trước hết là xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng cùng các trang thiết bị hiện đại, thuê

Khoá luận tốt nghiệp 72 Khoa Ngân hàng

3.1. Một số giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân

3.3.1. Nhóm giải pháp chung

3.3.1.1. Quán triệt quan điểm, nhận thức phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ

Quán triệt nhận thức ngân hàng bán lẻ là hoạt động kinh doanh có tính chất chủ lực và lâu dài đối với hệ thống BIDV nói chung và chi nhánh nói riêng, là yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững của đơn vị. Cần khắc phục các biểu hiện coi nhẹ hoạt động ngân hàng bán lẻ, hay hoạt động cho vay cá nhân, không dành các nguồn lực cần thiết cho hoạt động bán lẻ.

Thường xuyên cập nhật đánh giá tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh định kỳ theo từng tuần, nghiêm túc nhìn nhận đánh giá và đưa ra gói giải pháp phù hợp.

Quán triệt quan điểm nhận thức phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tới từng cán bộ trong nội bộ chi nhánh, kể cả đối với những cán bộ không thuộc bộ phận kinh doanh để tận dụng hết nguồn lực và tất cả các mối quan hệ của các cán bộ.

3.3.1.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức

Mô hình tổ chức hiện tại của chi nhánh gồm 1 phòng QHKH cá nhân được hỗ trợ bởi 4 phòng giao dịch, phòng QHKH cá nhân mới được tách ra từ năm 2011, do vậy việc chuyển đổi mô hình mới chỉ ở bước đầu phân công phân quyền chưa triệt để. Chi nhánh cần quy định nhiệm vụ chức năng của cán bộ phòng QHKH cá nhân, phân công theo hướng chuyên môn hoá nhóm cán bộ phụ trách các mảng sản phẩm dịch vụ bán lẻ khác nhau, gắn nhiệm vụ chức năng đầu mối các mảng dịch vụ bán lẻ. Phân tách rõ công tác bán hàng gồm tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc và tư vấn cho khách hàng là nhiệm vụ chính, hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo đúng quy trình nghiệp vụ của BIDV là nhiệm vụ của cán bộ phòng QHKH cá nhân, cắt giảm tối đa chức năng nhiệm vụ của cán bộ QHKH cá nhân ra khỏi các hoạt động mang tính hạch toán. Các phòng giao dịch có trách nhiệm phối hợp với phòng QHKH cá nhân để nâng cao chất lượng dịch vụ với khách hàng.

Nguyễn Thị Phương Mai NHE-K12

chuyên gia, tăng cường công tác bồi dưỡng về kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ ngân hàng. Tăng cường xử lý tự động trong hầu hết các quy trình tín dụng. Xây dựng và áp dụng các phần mềm quản lý mã khách hàng, phân tích, chấm điểm và xếp hạng khách hàng, quản lý và theo dõi nợ, phần mềm định giá tài sản.

Cùng với đó phát triển các loại hình ngân hàng qua máy tính, ngân hàng tại nhà nhằm tận dụng sự phát triển của máy tính cá nhân và khả năng kết nối Internet. Phát triển loại hình ngân hàng qua điện thoại với chi phí thấp.

Một phần của tài liệu 051 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w