Quanđiểm của HồChí Minh về chiến lược “Trồng người”.

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 100 - 104)

II. TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂYDỰNG CON NGƯỜI MỚI.

b. Quanđiểm của HồChí Minh về chiến lược “Trồng người”.

- “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cáchmạng.

con người”... Là “những việc làm rất quan trọng”, “rất cần thiết” và là những việc phải làm “đầu tiên”.

Người rất quan tâm tới sự nghiệp giáo dục đào tạo, rèn luyện con người. người nĩi tới “lợi ích trăm năm” và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là những quan điểm mang tính chiến lược, cơ bản lâu dài nhưng cũng rất cấp bách. Điều này liên quan tới nhiệm vụ “Trước hết cần cĩ những con người xã hội chủ nghĩa” và “trồng người”. Những tư tưởng đĩ đã phản ánh tầm quan trọng cĩ tính quyết định của nhân tố con người; tất cả vì con người, do con người.

- “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần cĩ những con người xãhội chủ nghĩa” (T10, tr.310)

+ Phải đặt ra nhiệm vụ, ngay từ đầu xây dựng con người cĩ những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lơi cuốn xã hội. Cơng việc này là một quá trình lâu dài, khơng ngừng hồn thiện, nâng cao và thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, cá nhân mỗi người

+ Mỗi bước như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa “xây dựng chủ nghĩa xã hội” và xây dựng “con người xã hội chủ nghĩa”

+ Con người mới xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh phải là con người kế thừa được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời phải hình thành nên những phẩm chất mới như: Cĩ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cĩ đạo đức xã hội chủ nghĩa, cĩ trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên…); cĩ tác phong xã hội chủ nghĩa; cĩ lịng nhân ái, vị tha, độ lượng…

- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành củacủa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện chiến lược “trồng người” phải coi trọng sự nghiệp giáo dục – đào tạo

Hồ Chí Minh luơn quan tâm xây dựng con người một cách tồn diện trên tất cả các mặt đức, trí, thể, Mỹ...Trong đĩ bồi dưỡng trí tuệ, nhân cách đạo đức là điều quan trọng cĩ ý nghĩa hàng đầu và xuyên suốt sự nghiệp cách mạng.

Ngay sau ngày cách mạng thành cơng, Người căn dặn nhân dân phải cần, kiệm, liêm, chính, đồng thời khẳng định “dốt thì dại, dại thì hèn”; “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Phê phán nền giáo dục thực dân, Hồ Chí Minh viết: “Một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa... dạy cho thanh niên yêu một tổ quốc khơng phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình, khinh rẻ nguồn gốc dịng giống mình” (T.1, 399), Người yêu cầu: “Phải làm sao cho dân tộc ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” (T.5, 65).

Với Hồ Chí Minh, chăm lo đời sống cho dân, phát triển giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân, tổ chức nhân dân trong những đồn thể rộng rãi... chính là chăm lo cho nước. Bởi vì dân là gốc nước, dân giàu thì nước mạnh, sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân...

Trong chiến lược “trồng người”, gia đình, nhà trường và xã hội đĩng vai trị rất quan trọng. Mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục cĩ ý nghĩa quyết định tới cơng dân, tới đội ngũ cán bộ tương lai tốt hay khơng tốt. Người khẳng định nêu gương là một phương pháp tốt trong quá trình giáo dục.

Người xác định trong phương pháp dạy học tiểu học: cách dạy phải nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh gị ép thiếu nhi vào khuơn khổ người lớn... Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Người nĩi: “Những gương người tốt, việc tốt muơn hình, muơn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con người... Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” (T.12, tr.558).

- “Trồng người” là cơng việc “trăm năm”, do đĩ khơng thể nĩng vội, khơng phải làm một lúc là xong, cũng khơng được tuỳ tiện đến đâu hay đĩ. Việc nhận thức và giải quyết vấn đề này cĩ ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

KẾT LUẬN

Hồ Chí Minh được cả thế giới tơn vinh là nhà văn hố kiệt xuất khơng chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hố mới ở Việt Nam, mà cịn vì đĩng gĩp của Người vào lý luân và sự phát triển chung của văn hố nhân loại.

Trong lĩnh vực văn hố, Hồ Chí Minh sớm nhận thức vai trị và sức mạnh của văn hố, đã sớm đưa văn hố vào chiến lược phát triển của đất nước. Người yêu cầu phải đưa văn hố đi sâu vào quần chúng, coi văn hố như một sức mạnh vật chất, một động lực, một mục tiêu, một hệ điều tiết xã hội trong quá trình phát triển.

Hàng loạt các quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hố như: “văn hố phải soi đường cho quốc dân đi”, văn hố cũng là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy, “văn hố phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa sỉ”…khơng chỉ cĩ ý nghĩa đối với Việt Nam mà cịn cĩ ý nghĩa quốc tế sâu sắc.

Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã cĩ những đĩng gĩp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức học mácxít về vai trị và sức mạnh của đạo đức, về các chuẩn mục đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới phù hợp với Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới cĩ ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng.

Về lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới với nội dung sâu sắc, mới mẻ, cĩ ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người Việt Nam. Trên cơ sở các quan điểm của Người, đảng ta xác định giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Con người, chủ thể của mọi sáng tạo ngày càng được chăm sĩc, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của chủ nghĩa xã hội.

Về thực tiễn, sự phát triển con người đã trở thành tiêu chí ngà y càng quan trọng trong việc xép hạng các nước trên thế giới. UNDP đã đưa ra chỉ dẫn đánh giá sự tiến bộ kinh tế - xã hội của một nước khơng chỉ ở tổng sản phẩm quốc dân, mà dựa trên cơ sở 3 tiêu chí cơ bản: Thu nhập, trình độ giáo dục, tuổi thọ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố, đạo đức, xây dựng con người mới là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. Nĩ đã trở thành một bộ phận của nền văn hố dân tộc ta và là ngọn đèn pha soi đường cho cơng cuộc xây dựng một nền văn hố và đạo đức mới ở Việt Nam. Nghiên cứu và học tập tư tưởng văn hố đạo đức Hồ Chí Minh khơng chỉ là vấn đề nhận thức mà là trách nhiệm chính trị của cả dân tộc nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia văn minh trong thời kỳ hội nhập cùng nhân loại.

CÂU HỎI ƠN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: “văn hĩa khơng thể đứng ngồi mà phảiở trong kinh tế và chính trị”?

2. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: “văn hĩa phải “thấm sâu vào tâmlý quốc dân”, phải “soi đường cho quốc dân đi”

3. Giải thích tại sao HCM coi dốt là “giặc” và chủ trương phải “diệt giặcdốt”

4. Phân tích quan điểm của HCM: văn hĩa, văn nghệ là một mặt trận, nghệsĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu trnah cách mạng”?

5. Ví sao theo tư tưởng Hồ Chí Minh, việc cải tạo lối sống cũ, xây dựng lốisống mới, nếp sống mới là quá trình rất khĩ khăn, phức tạp, lâu dài?

6 Ví sao Hồ Chí Minh khẳng định: “Đạo đức là gốc của người cách mạng”? 7. Vì sao trong tương quan giữa đức và tài, HCM luơn khẳng định “đức làgốc”?

8. Ví sao Hồ Chí Minh khẳng định: người cách mạng nếu khơng cĩ đạo đứcthì dù tài giởi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân?

9. Giải thích tại sao HCM khẳng định: đối với các dân tộc phương Đơng, “một tấm gương sống cịn cĩ giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”

10. Vì sao Hồ Chí Minh quan niệm việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức phảiđược tiến hành thường xuyên “ví như rửa mặt phải rửa hàng ngày”?

11. HCM khẳng định: “Đạo đức là gốc của người cách mạng”. Hãy phântích quan điểm của HCM về vai trị của đạo đức để làm sáng tỏ luận điểm trên.

12. Trình bày nội dung chủ yếu của khái niệm Trung theo tư tưởng HCM. 13. Trình bày nội dung chủ yếu của khái niệm Hiếu theo tư tưởng HCM. 14. Trình bày nội dung chủ yếu của khái niệm Cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

15. Trình bày nội dung của khái niệm văn hĩa theo tư tưởng HCM. 16. Phân tích quan điểm của HCM về chức năng của văn hĩa trong quátrình phát triển xã hội.

17 Ví sao HCM khẳng định: con người vừa là mục tiêu vừa là động lực củacách mạng?

18 Tại sao theo quan điểm Hồ Chí Minh, chiến lược “Trồng người” phảiđược bắt đầu từ việc xây dựng nền tảng đạo đức?

19. Tại sao trong chiến lược “Trồng người”, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọngvấn đề “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”?

20. Vì sao Hồ Chí Minh quan niệm “trung với nước, hiếu với dân” là chuẩnmực cơ bản nhất của đạo đức cách mạng?

21. Cho biết quan niệm của Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm cĩ gì khác nhữngđiểm gì mới so với quan niệm Cần, Kiệm truyền thống?

22. Giải thích tại sao Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là thướcđo lịng cao thượng của con người?

23. Vì sao trong xây dựng đạo đức mới, Hồ Chí Minh quan niệm “xây” và“chống” phải đi đơi với nhau, nhưng “xây” là chủ yếu và lâu dài?

24. Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm, phải trồngcây; vì lợi ích trăm năm, phải trồng người”.

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 100 - 104)