a. Nội dung của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục
Nội dung cơ bản của HĐTN gồm 4 lĩnh vực sau: (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). - Hoạt động phát triển cá nhân: Nhằm tìm hiểu, khám phá bản thân, rèn luyện nền nếp các thói quen, tính tuân thủ, trách nhiệm, ý chí vượt khó, đồng thời phát triển các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường, xã hội.
- Hoạt động lao động: được thực hiện thông qua các hoạt động lao động học tập, ở nhà, ở trường, công ích xã hội hay tự phục vụ đều nhằm giáo dục HS văn hóa công nghiệp: tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, các phẩm chất trong lao động: chăm chỉ, cần cù, trung thực và có trách nhiệm.
- Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng: thông qua hoạt đồng này nhằm giáo dục truyền thống, văn hóa, tư tưởng, đạo đức cho HS.
- Hoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp: (Nguyễn Thị Liên, et al., 2017). + Tổ chức cho học sinh khám phá bản thân về: cá tính, năng lực, sở trường, hứng thú, xác định mục tiêu cá nhân về lựa chọn nghề nghiệp qua những bài tập suy ngẫm, các bài trắc nghiệm, tư vấn, tham vấn.
+ Yêu cầu của nghề đối với đặc điểm tâm – sinh lý người lao động.
+ Phân công lao động, yêu cầu tuyển chọn, hệ thống trường đào tạo nghề và các cơ sở sản xuất kih doanh...
+ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm khám phá nghề nghiệp và cơ hội việc làm. + Tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu thông tin và kĩ năng nghề qua môn học Công nghệ, hoạt động giáo dục nghề phổ thông.
+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin nghề qua các bài tập tìm hiểu nghề, qua trải nghiệm, qua các trang web, qua làm các bài tập phỏng vấn nghề nghiệp và tư vấn cá nhân.
+ Hỗ trợ học sinh lập kế hoạch nghề nghiệp.
+ Tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề... nhằm tạo điều kiện cho học sinh được tận mắt quan sát cơ chế vận hành máy móc trong sản xuất, các hoạt động của người lao động và các sản phẩm của quá trình lao động. Nhờ đó, học sinh hiểu rõ hơn đối tượng lao động, yêu cầu lao động của ngành nghề mà học sinh mới chỉ biết qua sách vở, đồng thời khơi dậy trong các em hứng thú đối với nghề nghiệp.
b.Nội dung của hoạt động trải nghiệm trong môn Vật lí
Đối với môn Vật lí, hoạt động trải nghiệm có thể thực hiện ở một số nội dung sau: - Tìm hiểu thêm các kiến thức về vật lí và kĩ thuật.
- Nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt của vật lí học, tìm hiểu những ứng dụng của vật lí trong đời sống như: kĩ thuật điện, kĩ thuật vô tuyến điện, các ứng dụng sóng siêu âm…
Để lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo về vật lí phù hợp thì giáo viên cần phải căn cứ vào nội dung kiến thức mà học sinh đã học trên lớp và tầm quan trọng của nội dung này trong đời sống và trong kĩ thuật cũng như mục tiêu dạy học về phần kiến thức đó mà học sinh cần phải đạt được.