Mục đích đánh giá
Thông qua hoạt động trải nghiệm, đánh giá các mức độ mà HS đạt được so với các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đã đặt ra cho mỗi giai đoạn học tập, nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong quá trình phát triển bản thân, khuyến khích và định hướng cho HS tiếp tục rèn luyện để hoàn thiện. Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng để cơ sở quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018).
Nội dung đánh giá
Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thể hiện ở hai cấp độ: Đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể và thể hiện qua các nội dung sau:
- Đánh giá mức độ nhận thức về các vấn đề đã được đề cập trong các chủ đề hoạt động.
- Đánh giá về động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực,… của học sinh khi tham gia hoạt động.
- Đánh giá về các kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện các hoạt động. - Đánh giá về đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể.
- Đánh giá về số giờ tham gia các hoạt động (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018).
Phương pháp đánh giá
- Thông tin định tính: là những thông tin thu thập từ việc quan sát của giáo viên (ý kiến tự đánh giá của HS, đánh giá đồng đẳng, ý kiến nhận xét của phụ huynh, học sinh,…).
- Thông tin định lượng: là những thông tin về số giờ tham gia hoạt động trải nghiệm; số lượng sản phẩm, hoàn thành và được lưu trong hồ sơ.
Các hình thức đánh giá:
- Tự đánh giá: Người học được tham gia đánh giá chính bản thân mình về hoạt động học tập hay kết quả thu được khi tham gia thực hiện các nhiệm vụ.
- Đánh giá đồng đẳng: Đánh giá đồng đẳng là loại hình đánh giá trong đó HS tham gia vào việc đánh giá sản phẩm công việc của các bạn học.
- Đánh giá của giáo viên: GV đánh giá thông qua sản phẩm, dự án học tập, bài trình diễn,… khả năng thực hiện một nhiệm vụ được đề ra của HS.
Một số công cụ được sử dụng trong đánh giá kết quả giáo dục của HS qua hoạt
động trải nghiệm
Phiếu quan sát, phỏng vấn, video ghi lại quá trình dạy học. Rubric.
Phiếu học tập. Hồ sơ học tập. Bài kiểm tra