a. Quan điểm giáo dục hướng nghiệp ở một số nước trên thế giới
Trên thế giới, công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đã có từ hàng trăm năm trước đây và ngày càng được phát triển, nhất là ở các nước đã và đang phát triển. Vào năm 1848, ở Pháp xuất bản cuốn “ Hướng dẫn chọn nghề” đầu tiên (Trương Thị Hoa, 2014). Nội dung sách đề cập tới vấn đề đa dạng của nghề nghiệp do sự phát triển công nghiệp và việc nhất thiết phải giúp đỡ thanh niên trong sự lựa chọn nghề nghiệp, điều đó đã khẳng định hiệu quả lao động phụ thuộc vào sự phù hợp của con người đối với nghề nghiệp thông qua GDHN.
Năm 1883 ở Mĩ, nhà tâm lí học Ph.Galton đã trình bày công trình trắc nghiệm (test) với mục đích lựa chọn nghề. Cũng trong khoảng thời gian này, vào những thập
1 www. Huongnghiepviet.com
kỉ đầu thế kỉ XX, ở Anh, Mĩ, Pháp, Thụy Điển đã xuất hiện cơ sở dịch vụ hướng nghiệp. Giáo dục cũng được tiến hành cải cách từ nội dung tới phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội công nghiệp hiện đại.
+ Tại Pháp: Giảm bớt tính hàn lâm, tăng cường tỉ trọng kiến thức có ý nghĩa thực dụng, ý nghĩa giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.
+ Tại Đức: Tạo điều kiện cho HS có thể học nghề ngay khi đang học phổ thông, cung cấp hệ thống kiến thức khoa học gắn với đào tạo nghề một cách linh hoạt, giảm bớt tính hàn lâm của bậc trung học hoàn chỉnh
Ở Nhật Bản, GDHN đã sớm được quan tâm. Mối quan hệ giữa kiến thức được học và hướng nghiệp được thể hiện ở tất cả các cấp học: “Có khoảng 27,9% số trường phổ thông trung học vừa học văn hóa phổ thông vừa học các môn khoa học kỹ thuật thuộc các lĩnh vực cơ khí, ngư nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp,dịch vụ …Sau cấp II, có tới 94 % HS vào cấp III, trong đó có 70% học sinh theo học loại hình trường phổ thông cơ bản, 30% theo loại hình hướng học nghề (Nguyễn Đức Trí, Hoàng Thị Minh Phương, Đinh Công Thuyến, Hồ Ngọc Vinh, 2011).
b.Quan điểm Giáo dục hướng nghiệp ở nước ta
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại nước ta đã được triển khai từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Quyết định được ban hành vào ngày 19/3/1981 nêu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ công tác hướng nghiệp, phân công cụ thể chính quyền các cấp, các ngành kinh tế, văn hóa từ trung ương đến địa phương có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi trực tiếp giúp đỡ các trường phổ thông trong việc đào tạo, sử dụng hợp lí và tiếp tục bồi dưỡng học sinh phổ thông sau khi ra trường. Nội dung của quyết định:
“Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề của học sinh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với năng khiếu cá nhân”. Công tác hướng nghiệp ở các trường gồm:
- Giáo dục thái độ lao động đúng đắn
- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp.
- Động viện hướng dẫn học sinh đi sâu vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ có văn hóa.
(Kiều Thị Thúy, 2017) Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, GDHN ở nước ta vẫn còn có nhiều hạn chế, bất cập, chưa được quan tâm một cách đúng đắn. Chính vì vậy, mục tiêu trong Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 – 2010 đã đưa ra cốt lõi là “đào tạo nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa - công tác hướng nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng”. Hay theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban
Chấp hành Trung ương (khoá XI ) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông”, “Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; Trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017b).
c. Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
Mục đích GDHN
Mục đích chủ yếu của giáo dục hướng nghiệp là phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho họ sự sẵn sàng tâm lí đi vào những nghề mà các thành phần kinh tế trong xã hội đang cần nhân lực, trên cơ sở đó đảm bảo sự phù hợp nghề cho mỗi cá nhân.
Nhiệm vụ GDHN
Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là: Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; Đổi mới giáo dục Hướng Nghiệp trong trường Trung học cho học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề
nghiệp thích hợp nhất; động viên học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần (Vũ Đình Chuẩn, et al., 2013).
Trong nhà trường phổ thông, GDHN được cụ thể hóa bởi 3 nhiệm vụ cơ bản:
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh:
- Định hướng nghề là việc cung cấp thông tin cho HS về đặc điểm hoạt động và yeu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, về yêu cầu tâm sinh lý mỗi nghề, tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư, về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của nhà nước, tập thể và tư nhân. Định hướng nghề bao gồm: Giáo dục nghề nghiệp và tuyên truyền nghề nghiệp
+ Nhiệm vụ của GDNN: Giúp HS làm quen với một số nghề cơ bản, phổ biến của địa phương và xã hội, đồng thời tìm hiểu xu thế phát triển các ngành nghề cùng với những yêu cầu tâm sinh lí do ngành, nghề đó đặt ra cho người lao động. Tạo điều kiện ban đầu cho HS phát triển năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã hình thành. Giáo dục HS thái độ lao động đúng đắn, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong dự định chọn nghề của HS.
+ Nhiệm vụ của tuyên truyền nghề nghiệp: Làm cho HS chú ý đến những nghề đang phát triển có nhu cầu cấp thiết về nhân lực, đang cần lực lượng lao động trẻ (công nhân kỹ thuật, công nghiệp, giao thông, du lịch, dịch vụ, doanh nghiệp…). Giới thiệu các gương lao động dũng cảm, sáng tạo trong sản xuất và đời sống xã hội, qua đó điều chỉnh hứng thú, động cơ chọn nghề của HS.
Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh:
- Tư vấn nghề nhằm giúp HS có thể định hướng nghề đúng đắn hơn hoặc sẽ chuẩn bị tốt hơn đối với việc xin được tuyển vào làm việc trong một nghề nào đó.
- Tạo điều kiện cho tuyển chọn nghề nghiệp:
+ Tuyển chọn nghề giúp cho việc ngăn ngừa hay giảm bớt tai nạn lao động, đặc biệt trong giao thông vận tải.
+ Tuyển chọn nghề giúp con người đến được với nghề mà họ phù hợp, thành công trong nghề, yên tâm và gắn bó với nghề.
d.Các hình thức GDHN trong nhà trường phổ thông
Vật lí là một môn khoa học cơ bản, việc giáo dục hướng nghiệp thông qua các giờ học vật lí có ý nghĩa rất quan trọng bởi nội dung các kiến thức vật lí phản ánh tương đối đầy đủ các dạng vận động và biến đổi của vật chất: cơ học, nhiệt học, ánh sáng, điện học, nguyên tử, chất lỏng, chất rắn, chất khí. Lượng thông tin nghề nghiệp của nội dung kiến thức vật lí gắn với các lĩnh vực nghề nghiệp rất rõ nét và gần gũi đối với HS, thậm chí tồn tại ngay trong cuộc sống hàng ngày của các em. Dưới đây là một số ví dụ về sự liên quan giữa các tri thức ngành nghề với kiến thức vật lí.
Bảng 1.3. Sự liên quan giữa các tri thức ngành nghề với kiến thức vật lí
Ngành 1 Ngành nhỏ Kiến thức vật lí phổ thông liên quan
Khai khoáng Hiện tượng dính ướt và không dính ướt (lọc quặng)
Công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất kim loại và các sản phẩm đúc từ kim loại
Chất rắn, biến dạng và sự nở vì nhiệt của vật rắn (chế tạo khuôn đúc và sản phẩm từ khuôn đúc) Hiện tượng điện phân, hiện tượng dương cực tan (mạ điện và luyện kim)
Dòng điện trong chất khí, hồ quan điện (Hàn)
Sản xuất
thiết bị điện
Sự nở vì nhiệt của vật rắn ( rơ le nhiệt)
Nguyên lí nhiệt động lực học (Động cơ nhiệt, máy lạnh) Các hình thức GDHN GDHN thông qua các môn khoa học GDHN thông qua HĐGDHN chính khóa GDHN thông qua hoạt động ngoại khóa GDHN thông qua dạy nghề phổ thông GDHN thông qua các buổi SHHN
Dòng điện Fu – cô (bếp điện từ)
Sản xuất
chất tẩy rửa
Chất lỏng, hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng
Sản xuất đồ da dụng
Sự chuyển thể ( sự sôi – nồi áp suất)
Sản xuất thiết bị và sản phẩm quang học Khúc xạ ánh sáng Phản xạ toàn phần Tán sắc ánh sáng
Xây dựng Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Biến dạng cơ của vật rắn Sự chuyển thể
Tĩnh học vật rắn (cân bằng của các công trình) Thông tin và
truyền thông
Phát thanh, truyền hình
Dao động điện từ
Sóng điện từ, truyền thông bằng sóng điện từ Viễn thông Cáp quang
Sóng điện từ Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ Hoạt động nhiếp ảnh Khúc xạ ánh sáng Thấu kính, dụng cụ quang học Hoạt động khí tượng thủy văn
Sự chuyển thể ( các hiện tượng thời tiết như mưa, sương mù...)
Nghiên cứu Tất cả các lĩnh vực vật lí Y tế và trợ
giúp xã hội
Y tế Sự chuyển thể ( cơ chế thải nhiệt qua da)
Cơ học chất lưu ( chuyển động của các dịch trong cơ thể và các bệnh liên quan)
Các định luật chất khí (hoạt động hô hấp) Từ trường (chụp MRI)
Khúc xạ ánh sáng, mắt, các tật của mắt và cách khắc phục.
Dao động và sóng (Cơ quan phát âm và cơ quan thính giác).
Phản xạ toàn phần (Nội soi)
Laser (thay dao mổ trong nội soi, phẫu thuật thẩm mĩ
Phóng xạ (xạ trị) Nghệ thuật,
vui chơi, giải trí
Hoạt động
sáng tác,
nghệ thuật, giải trí
Sóng âm, nhạc âm, nguồn âm, hộp cộng hưởng (âm nhạc)
Hấp thụ và lọc lựa ánh sáng, màu sắc ánh sáng (hội họa)
Động học chất điểm, động lực học chất điểm, tĩnh học vật rắn (Biểu diễn xiếc)
Thể thao Hiện tượng nóng chảy và đông đặc ( cấu tạo giày của vận động viên trượt băng)
Động học cà động lực học chất điểm (chuyển động khối tâm của bóng trong các môn bóng đá, bóng chuyền, …)
Va chạm (bi – a)
Cơ học chất lưu (bơi lội, chuyển động của các quả bóng trong không khí)
Quân sự Laser (súng laser, tên lửa, radar)
Tia hồng ngoại (tên lửa tự động tìm mục tiêu dựa vào tia hồng ngoài mục tiêu phát ra)
(Trần Thị Ngọc, 2015)
1.3.3. Giáo dục định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm
Theo Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm tháng 1/2018, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS là một trong hai giai đoạn quan trọng của hoạt động trải nghiệm. Ngay từ cấp độ giáo dục tiểu học, thông qua HĐTN học sinh đã
được làm quen với một số nghề gần gũi với cuộc sống của HS. Ở cấp độ THCS, giáo dục định hướng nghề nghiệp thể hiện thông qua việc HS có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp và có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần có của người lao động tương lai. Hoạt động trải nghiệm ở cấp độ giáo dục THPT, HS tiếp tục phát triển những phẩm chất và năng lực đã được hình thành từ giai đoạn giáo dục cơ bản hay giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp trước đó, học sinh có thể định hướng được nghề nghiệp dựa trên hiểu biết về nghề, nhu cầu thị trường lao động, sự phù hợp của nghề được lựa chọn với năng lực và hứng thú của cá nhân; xây dựng được kế hoạch đường đời; có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới thông qua các chủ đề sinh hoạt tập thể chuyên sâu hơn, hay việc tham gia trải nghiệm thực tiễn các hoạt động lao động sản xuất, câu lạc bộ hướng nghiệp,…
Các nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm bao gồm:
- Tham gia các hoạt động trải nghiệm khám phá nghề nghiệp và cơ hội việc làm.
- Làm quen với các ngành nghề truyền thống địa phương và các ngành nghề cơ bản.
- Các yêu cầu của nghề đối với đặc điểm tâm – sinh lí người lao động.
- Tìm hiểu xu hướng phát triển các ngành nghề.
- Phân công lao động, yêu cầu tuyển chọn, hệ thống trường đào tạo nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh, môi trường làm việc, …
- Tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu thông tin và kĩ năng nghề qua môn học công nghệ, Hoạt động giáo dục nghề phổ thông, qua các môn học cơ bản.
- Tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho học sinh.
1.4. Cơ sở thực tiễn của tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí với
giáo dục định hướng nghề nghiệp