sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của việc giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS qua quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm, GV đã tiến hành cho HS làm bài kiểm tra hậu kiểm với các nội dung câu hỏi nhằm đánh giá hiệu quả giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS theo các tiêu chí đã đề ra (Rubic). Kết quả của 40 bài kiểm tra của HS lớp 11A1 sau khi học xong hai chủ đề như sau:
Câu
hỏi Trả lời của HS
Câu 10 - Có tới 38/40 HS chọn đáp án A, chỉ có 2/40 HS chọn đáp án D, không có HS nào chọn đáp án B và C.
Nhận xét: Nguyên nhân có 2 HS lựa chọn đáp án D (đáp án sai) có thể là do HS không đọc kĩ đáp án.
Câu 11 - Có 8/40 HS chỉ kể tên được một nghề - Có 19/40 HS kể tên được hai nghề - Có 10/40 HS kể tên được ba nghề - Có 3/40 HS kể tên được bốn nghề
Nhận xét: Nhìn chung, sau khi tham gia HĐTN gắn với giáo dục định hướng nghề nghiệp, số lượng nghề nghiệp ứng dụng kiến thức quang hình học được các em biết tới, kể tên được đã tăng rất nhiều lần so với trước thực nghiệm (ở trước thực nghiệm có tới 24/40 HS không kể được tên nghề nghiệp nào có liên quan tới kiến thức quang hình học và chỉ có duy nhất 1 HS kể được 2 nghề nghề nghiệp có ứng dụng kiến thức phần quang hình học đó). Tuy nhiên, trước TN, các em chỉ kể được tên nghề mà không thể chỉ ra được kiến thức vật lí nào được ứng dụng trong nghề nghiệp đó.
Câu 12 - Có 40/40 HS đều nêu được tên nghề nghiệp được nhắc đến trong tình huống này.
- Tuy nhiên, ở ý 2 và ý 3 của câu hỏi, chỉ có 16/40 HS nêu được các đặc điểm cơ bản của nghề này, yêu cầu của nghề, điều kiện làm việc của nghề, và các bước để tiến hành 1 ca phẫu thuật khắc phục tật khúc xạ mắt bằng phương pháp LASIK. Các HS còn lại hầu như chỉ kể được nơi đào tạo ngành nghề này, những yêu cầu cơ bản của nghề, trả lời chưa chính xác hoặc chưa đủ cho các bước tiến hành một ca phẫu thuật bằng phương pháp LASIK.
Nhận xét: Hầu hết các HS trả lời câu hỏi này một cách đầy đủ và chính xác rơi vào nhóm được trải nghiệm thực tế tìm hiểu về ngành nghề này. Câu 13 - Có 18/40 HS trả lời được sự khác nhau bao gồm: nhiệm vụ của mỗi
nghề; nơi đào tạo của mỗi nghề
- Có 18/40 HS trả lời được sự khác nhau giữa 2 nghề này là do nhiệm vụ của mỗi nghề.
- Có 4/40 HS không tham gia trả lời câu hỏi này (bỏ trống).
Câu 14 - Có 16/40 HS kể được những đặc điểm hay nhiệm vụ của nghề kĩ thuật viên khúc xạ, nơi đào tạo nghề này, điều kiện đầu vào và những yêu cầu của nghề (yêu cầu về nguồn nhân lực,…) để đáp ứng với thị trường xã hội hiện nay
- Các HS còn lại, hầu hết chỉ nêu được nơi đào tạo nghề này hiện nay ở Việt Nam và một chút về đặc điểm của nghề mà chưa kể được điều kiện đầu vào để có thể học tập về ngành học này là như thế nào.
Nhận xét: Hầu hết các HS trả lời câu hỏi này một cách đầy đủ và chính xác rơi vào nhóm được trải nghiệm thực tế tìm hiểu về ngành nghề này Câu 15 - Vì phần trải nghiệm về nghề nghiệp liên quan đến bài học kính hiển vi,
tất cả HS được tìm hiểu ở nhà, chính vì vậy, trong câu hỏi này, 40/40 HS đều trả lời được đúng các ý về chuyên ngành đào tạo để trở thành một kĩ sư công nghệ vi sinh, nơi đào tạo chuyên ngành này, điều kiện đầu vào của ngành. Tuy nhiên, để hiểu biết sâu về ngành này, cũng như là nêu
được thông tin về thị trường xã hội hiện nay về ngành nghề này thì chỉ có 8/40 HS đề cập tới.
Nhận xét: Hầu hết tất cả các HS đều tham gia trả lời câu hỏi này một cách đầy đủ và chính xác là do HS đã được tự mình tham gia trải nghiệm thực tế, tự mình tìm hiểu, điều này đã chứng tỏ rằng, việc HS được tự mình tham gia tìm kiếm kiến thức thì việc lĩnh hội kiến thức của HS sẽ được ghi nhớ lâu hơn, HS có hiểu biết nhiều hơn. Điều này đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của HĐTN trong học tập của HS.
Câu 16 - Có 11/40 HS vẫn chưa biết mong muốn của bản thân mình sau này làm gì (trong đó có 4 HS nói rằng chưa biết mong muốn sau này mình sẽ học ngành gì, làm nghề gì, tuy nhiên lại xác định được rằng các nghề như kĩ thuật viên khúc xạ, bác sĩ nhãn khoa không phù hợp với bản thân em, bất kể lí do về đặc điểm của nghề hay là do điều kiện đầu vào của nghề). - Các HS còn lại (29/40 HS) đều nêu được mong muốn của bản thân
mình sau này sẽ làm về nghề gì. Tuy nhiên, chỉ có một số ít đã tìm hiểu về nghề đó, hiểu được muốn làm về nghề đó thì cần phải học ở trường nào, nơi nào đào tạo, và để thi được vào trường đào tạo đó thì phải học tốt những môn gì.
Từ kết quả thu được từ bài kiểm tra hậu kiểm, dựa vào tiêu chí đánh giá bằng Rubric bảng 2.8, ta đưa ra kết quả về nhận thức nghề nghiệp của HS trước và sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm.
Bảng 3.9. Kết quả mức độ nhận thức nghề nghiệp của HS trước và sau tác động
Số nghề trung bình liệt kê được về phần “Quang hình học”
Mức độ nhận thức về nghề nghiệp liên quan tới kiến thức phần “Quang hình học” Trước tác động Sau tác động Thông tin nghề Đặc điểm, tính chất nghề Yêu cầu nghề/Nơi đào tạo Mong muốn của bản thân. 0,425 2,2 1,5 2,25 2,125 1,8
Từ kết quả bảng 3.9 Ta thấy:
- Trước khi thực nghiệm, số nghề trung bình mà HS kể được trong phần “Quang hình học” chỉ là 0,425 nghề (còn trong kiến thực vật lí là 0,97 nghề), mà sau khi thực nghiệm phần “Quang hình học” số nghề trung bình mà HS đã kể được là 2,2 nghề, rõ ràng số lượng nghề đã tăng lên một cách rõ rệt.
- Với yêu cầu về mức độ nhận thức nghề nghiệp liên quan đến kiến thức phần quang hình này, dựa vào các tiêu chí đã đưa ra ở bảng 2.8 mà mức độ HS đạt được được xếp loại khác nhau
+ Tiêu chí 1 (Thông tin về nghề), mức trung bình là 1,5. Như vậy, ở tiêu chí này, HS chủ yếu là chỉ kể tên được các ngành nghề có ứng dụng kiến thức đã học. Ở tiêu chí này, mức độ HS đạt thấp là do nguyên nhân các ngành nghề mà HS được tiếp xúc trong chương này, sản phẩm mà có thể kể tên ra mang tính trừu tượng, nên HS chỉ kể được tên nghề mà không nói rõ được kiến thức vật lí được vận dụng như thế nào trong nghề đó.
+ Tiêu chí 2 (Đặc điểm, tính chất nghề), mức trung bình điểm là 2,25. Ứng với điểm này tức là trong tiêu chí về đặc điểm, tính chất nghề, HS đã đạt tới mức độ nêu được những kiến thức mà nghề đó được vận dụng vào và vận dụng như thế nào, và qui trình làm việc của nghề đó. Nguyên nhân ở tiêu chí này HS đạt được mức độ đó là do trong quá trình tham gia và hoạt động trải nghiệm, các em được tự mình tìm hiểu về ngành nghề đó hay được tiếp nhận bằng hình thức nghe bài báo cáo của các nhóm, nên các em nắm được kiến thức và sự hiểu biết về nghề đó.
+ Tiêu chí 3 (Yêu cầu về nghề/Nơi đào tạo), mức trung bình điểm là 2,125. Ứng với điểm này tức là trong tiêu chí về yêu cầu về nghề/nơi đào tạo nghề, HS đã đạt tới mức độ nêu được nơi đào tạo, chuyên ngành đào tạo, các yêu cầu về sức khỏe, kĩ năng,.. để đáp ứng với tính chất của ngành nghề đó. Ngoài ra, có một số các em còn kể được nơi tuyển dụng của ngành nghề, điều kiện đầu vào đáp ứng yêu cầu của chuyên ngành đó. Giống như tiêu chí 2, nguyên nhân ở tiêu chí này HS đạt được mức độ đó là do trong quá trình tham gia và hoạt động trải nghiệm, các em được tự mình tìm hiểu về ngành nghề đó hay được tiếp nhận bằng hình thức nghe bài báo cáo của các nhóm, nên các em nắm được kiến thức và sự hiểu biết về nghề đó, qua đó khẳng định rằng việc được
tham gia trải nghiệm đã giúp các em có thêm nhiều kiến thức và khắc sâu những kiến thức đó hơn.
+ Tiêu chí 4 (Mong muốn của bản thân), mức trung bình điểm là 1,8. Ở mức điểm này, tức là HS chỉ đạt được tới mức độ có cho mình hiểu biết thêm một số kiến thức về ngành nghề đó, và dự định cho bản thân mong muốn sau này mình muốn trở thành ai? Hay làm gì? Nhưng chưa có một kế hoạch nào cho bản thân để giúp bản thân có một kế hoạch rõ ràng để đạt được dự định đó. Điều này cũng có thể dễ hiểu vì HS cũng chỉ vừa mới tham gia HĐTN và trong một thời gian cũng không dài, nên việc thay đổi nhận thức hoàn toàn về nghề nghiệp là rất khó mà ở đây thông qua HĐTN sẽ giúp HS hiểu được giá trị của việc chọn nghề cho bản thân quan trọng như thế nào cũng như việc HS nâng cao kiến thức về nhận thức thế giới nghề nghiệp xung quanh cuộc sống bản thân, qua đó sẽ làm nền tảng cho việc định hướng nghề nghiệp sau này của chính HS.
Kết luận: Có thể thấy rằng, việc giáo dục định hướng nghề nghiệp thông qua dạy học kiến thức phần “Quang hình học” đã đạt được những yêu cầu ban đầu về các tiêu chí được đưa ra trong nhận thức nghề nghiệp của HS. Mặc dù số nghề mà HS có thể kể tên, liên hệ là những nghề mà GV cho HS trải nghiệm chính trong quá trình thực nghiệm, chỉ có một số ít HS kể thêm một số ngành nghề bên ngoài có ứng dụng kiến thức quang hình đó. Tuy nhiên điều đó cũng thể hiện được về mức độ nắm kiến thức, mức độ chủ động tìm kiếm thông tin bên ngoài cũng như việc thông qua HĐTN đã giúp HS hiểu về các nghề có ứng dụng kiến thức vật lí đó, hiểu nó được ứng dụng như thế nào,…