Một số khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần quang hình học vật lí 11 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh​ (Trang 39 - 41)

 Nghề nghiệp

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nghề nghiệp là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội”.

Theo tác giả E.A.Klimov: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động xã hội mà có), nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển”. Bất cứ nghề nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống giá trị: tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, truyền thông, hiệu quả do nghề mang lại. Hoạt động trong bất kì nghề nào, mỗi cá nhân phải

tiêu tốn một lượng vật chất (thể xác) và tinh thần (tâm lý) nhất định (Nguyễn Văn Hộ, 2006).

Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu nghề nghiệp là một dạng hoạt động của con người, dưới sự phân công lao động của xã hội, con người sử dụng sức lao động của mình để tạo của cải vật chất hay là phát triển bản thân, phương tiện sinh sống cho bản thân.

Hướng nghiệp

Theo PGS. TS Phạm Viết Vượng quan niệm “Hướng nghiệp là hoạt động định hướng nghề nghiệp của các nhà sư phạm cho học sinh nhằm giúp họ chọn một nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân và yêu cầu nhân lực xã hội” .

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Hướng nghiệp là thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao động” (Hoàng Phê, 2004).

Theo K.K. Platonop: “Hướng nghiệp là một hệ thống các biên pháp tâm lí – giáo dục, y học nhằm giúp cho con người đi vào cuộc sống thông qua việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa phù hợp với hứng thú năng lực của bản thân. Những biện pháp này sẽ tạo nên sự thống nhất giữa quyền lợi của xã hội với quyền lợi của cá nhân (Nguyễn Văn Hộ, 2006).

Trên bình diện trường phổ thông: “Hướng nghiệp là hệ thống tác động sư phạm, có mục đích giáo dục HS trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành nghề trong xã hội (Phạm Tất Dong, Phạm Huy Thụ, Nguyễn Minh An, 1987).

Như vậy, hướng nghiệp có thể hiểu là quá trình tác động có mục đích của xã hội (gia đình, nhà trường và xã hội) đến tâm lí, thái độ và quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.

Định hướng nghề nghiệp

Theo Platonop, định hướng nghề nghiệp là một hoạt động trong tam giác hướng nghiệp, trong quá trình này, giáo viên cung cấp cho HS những hiểu biết về thế giới nghề và đặc điểm, yêu cầu của những nghề HS định chọn. Đồng thời giới thiệu những

ngành nghề mà xã hội và địa phương đang có nhu cầu nhân lực hàng năm. Từ đó, HS lựa chọn được những nghề để học và làm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Theo Nguyễn Văn Hộ, định hướng nghề nghiệp là một quá trình hoạt động được chủ thể tổ chức chặt chẽ theo môt logic hợp lí về không gian, thời gian, về nguồn nhân lực tương ứng với những gì mà chủ thể có được nhằm đạt tới những yêu cầu đặt ra cho một lĩnh vực nghề nghiệp hoặc cụ thể hơn là một nghề nào đó.

Định hướng nghề nghiệp1 là thông tin cho học sinh biết về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là các nghề và các nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi có văn hóa, về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điểu chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư, về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của nhà nước, tập thể và tư nhân.

Như vậy, định hướng nghề hay cụ thể giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS là quá trình hoạt động chính của bản thân HS dưới sự hướng dẫn của GV, được tổ chức chặt chẽ, hợp lý, nhằm bảo đảm HS được tiếp cận với nghề nghiệp, hiểu về các ngành nghề để chuẩn bị cho HS những kiến thức cần thiết cho giai đoạn sau giáo dục THPT hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần quang hình học vật lí 11 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)