Đánh giá chung về hiệu quả của tiến trình dạy học thông qua tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần quang hình học vật lí 11 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh​ (Trang 137 - 193)

hoạt động trải nghiệm với việc giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Qua việc thực nghiệm chúng tôi thấy rằng:

 Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần “Quang hình học” là rất phù hợp. Với những nội dung kiến thức được xây dựng một cách phù hợp, những nhiệm vụ giao cho HS là khả thi, sau khi tham gia toàn bộ quá trình trải nghiệm, các em sẽ hiểu rõ hơn các kiến thức về quang hình học, sự gần gũi giữa kiến thức vật lí và cuộc sống, phát huy được niềm đam mê yêu thích khoa học. Hơn thế nữa, thông qua HĐTN,

những hoạt động tổ chức trong từng chủ đề gắn với nghề nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu đã đề ra là phát triển năng lực giải quyết vấn đề và góp phần giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS.

 Về hình thức tổ chức dạy học chủ yếu theo hoạt động theo nhóm đã giúp các em học tập một cách tích cực hơn, chủ động hơn, rèn luyện được các kĩ năng cần thiết như: làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin, phân tích và xử lí số liệu, tổng hợp và khai thác thông tin, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đánh giá mà trước giờ HS chưa từng được tham gia, …

 Ngoài ra, thông qua HĐTN, các em không chỉ phát huy được khả năng nhận thức nghề nghiệp của mình mà bên cạnh đó, năng lực sáng tạo cũng được phát triển. Ví dụ, trong nhóm 1 trình bày về “Kĩ thuật viên khúc xạ”, các em không chỉ nêu được nguyên tắc sử dụng bảng đo thị lực, hướng dẫn các thành viên trong lớp đo, mà còn giới thiệu phần mềm kiểm tra thị lực của mắt mình bằng chính điện thoại smart phone đang sử dụng (phần mềm kiểm tra thị lực: Eyesight Tester).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua việc tổ chức và theo dõi quá trình hoạt động trải nghiệm cho HS theo nội dung, phương pháp như dự kiến áp dụng, chúng tôi có những nhận xét sau:

- Theo kế hoạch thực nghiệm ban đầu, HS sẽ có một tiết để trải nghiệm hình thành kiến thức về kính hiển vi qua chủ đề “Kính hiển vi” và sẽ có 1 tuần làm việc ở nhà để tìm kiếm dụng cụ thiết kế chế tạo mô hình kính hiển vi đơn giản và tìm hiểu xây dựng một poster về nghề nghiệp được ứng dụng bởi kiến thức kính hiển vi. Tuy nhiên, do thời gian thực nghiệm là sau khi HS thi học kì xong, gần ngay kì nghỉ hè, nên thời gian kéo dài không cho phép, chúng tôi chỉ tiến hành được hai tiết đó trong cùng một buổi học, vì vậy việc xây dựng poster về nghề nghiệp không kịp hoàn thành mà HS sẽ tự trải nghiệm dưới hình thức làm việc cá nhân và ở nhà. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm vẫn khả quan, vì vậy việc “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần “Quang hình học” – Vật lí 11 nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh” là có tính khả thi và đạt hiệu quả.

- Với hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bằng các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp sử dụng hệ thống phiếu học tập, phiếu trợ giúp mà được giáo viên biên soạn tỉ mỉ, chúng tôi thấy rằng thông qua cách học tập này hoàn toàn phù hợp với thực tế dạy học hiện nay và đã khắc phục được những hạn chế của cách dạy học truyền thống theo lối truyền thụ một chiều, không bị gò bó, không bị áp lực, gây được hứng thú và thu hút HS tham gia bài học.

- Quá trình tham gia HĐTN đã giúp HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức, giúp HS giải thích được các vấn đề liên quan; biết cách vận dụng các kiến thức đó với các hiện tượng trong cuộc sống, với các vấn đề thực tiễn, thể hiện được quan điểm “học đi đôi với hành”. Chính điều đó đã góp một phần không nhỏ trong việc giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS.

- Tuy nhiên, trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi còn nhận thấy một số khó khăn và hạn chế sau:

Về phía giáo viên

 GV chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc tổ chức và quản lí lớp học cũng như kinh nghiệm về dạy học bằng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nên lúc đầu còn

lúng túng, mất nhiều thời gian, chưa lường trước được hết những tình huống phát sinh có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy nên còn nhiều thiếu xót, bỡ ngỡ trong việc giải quyết những tình huống đó.

 Cách dạy này tốn thời gian rất nhiều kể cả khâu chuẩn bị và quá trình tổ chức dạy học trên lớp. Nếu tổ chức HĐTN trong các tiết dạy chính khóa thì sẽ không theo kịp tiến độ phân phối chương trình mà Bộ giáo dục đưa ra. Chính vì vậy, hình thức tổ chức HĐTN này sẽ thực sự hiệu quả khi chúng ta xây dựng lại được cấu trúc chương trình môn học cũng như việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Về phía HS

 HS chưa quen với hình thức học tập mới này, nên ban đầu còn thụ động, chưa chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Do thời gian thực nghiệm là sau khi đã thi xong học kì II nên một số học sinh lơ là việc học, chưa nghiêm túc trong quá trình học tập, không tích cực tham gia cũng như hợp tác làm việc với các bạn trong nhóm.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

Trong quá trình thực hiện đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần “Quang hình học” – Vật lí 11 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh, công trình nghiên cứu này đã đạt được những kết quả sau:

 Chương 1: Làm rõ cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm và giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS. Tìm hiểu được thực trạng dạy học cũng như là việc giáo dục định hướng nghề nghiệp thông qua môn Vật lí ở các trường phổ thông hiện nay.

 Chương 2: Trên cơ sở tìm hiểu về giáo dục định hướng nghề nghiệp ở chương 1 và thực trạng dạy học phần “Quang hình học” – Vật lí 11 tại các trường phổ thông hiện nay tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã đề xuất phương án tổ chức hoạt động trải nghiệm phần kiến thức này nhằm khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống đồng thời góp phần giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS. Trong chương này, chúng tôi đã thiết kế 3 chủ đề để tổ chức hoạt động trải nghiệm giúp HS hiểu được những kiến thức đó sâu sắc hơn và vận dụng được kiến thức đó vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn đời sống.

 Chương 3: Đánh giá sơ bộ về tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học đã thiết kế trong việc tham gia hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức và những hiểu biết nhất định của HS về một số ngành nghề liên quan đến các chủ đề đã thực nghiệm, qua đó góp phần giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS.

Do điều kiện về thời gian thực hiện đề tài, năng lực có hạn, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cho tổ chức hoạt động trải nghiệm còn hạn hẹp,… nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế như: chưa có nhiều phương án thí nghiệm, sản phẩm làm ra chưa hoành chỉnh, chưa thực nghiệm được trên nhiều đối tượng khác nhau vì vậy việc đánh giá hiệu quả của tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa mang tính khái quát.

Qua nghiên cứu, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả đề tài đem lại, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Cần bổ sung, hoàn thiện và cung cấp cho sinh viên trường sư phạm, giáo viên đầy đủ về kiến thức lí luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động trải nghiệm, đồng thời phải luôn cố gắng gắn lồng ghép việc giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS thông

qua môn vật lí nói riêng, các môn khoa học cơ bản nói chung để góp phần giúp các em có lựa chọn một ngành nghề thật phù hợp sau khi tốt nghiệp THPT.

- Cần tổ chức thực nghiệm sư phạm với quy mô lớn hơn, trên nhiều đối tượng HS khác nhau để có thể đánh giá chính xác và tổng quát hơn.

- Vận dụng hình thức và phương phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm với những nội dung kiến thức khác trong chương trình vật lí THPT để kích thích sự say mê tìm tòi, nghiên cứu và hứng thú của HS trong quá trình tiếp nhận những kiến thức có liên quan đến thực tiễn cuộc sống của chính bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức hoạt

động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2013). Tài liệu tập huấn đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Chương trình giáo dục phổ thông – chương trình tổng thể.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình hoạt động trải nghiệm.

Bùi Ngọc Diệp. (2015). Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. Tạp chí Khoa học Giáo dục.

Bùi Văn Hồng. (2015). Dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp theo lí thuyết học tập trải nghiệm của Davida.Kolb. Tạp chí Khoa học Giáo dục, ĐH Sư phạm Hà Nội.

Hoàng Phê. (2004). Từ điển Tiếng Việt, Đà Nẵng: Nxb Đà Nẵng.

Hồ Phụng Hoàng Phoenix. Trần Thị Thu, Nguyễn Ngọc Tài. (2012). Hoạt động giáo

dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Kiêu Thị Thúy. (2017). Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Dòng điện xoay

chiều” – Vật lí 12 THPT theo định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Luận văn

Thạc sĩ giáo dục học. Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí. ĐH Sư phạm Hà Nội. Hà Nội.

Lương Duyên Bình, Vũ Quang. (2010). Vật lí 11. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam. Nguyễn Thị Huyền Trang. (2016). Xây dựng chuyên đề “Hoạt động trải nghiệm sáng

tạo về Động học chất điểm” – Vật lí 10. Luận văn Thạc sĩ giáo dục học. Chuyên

ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí. ĐH Sư phạm Thái Nguyên. Thái Nguyên.

Nguyễn Thị Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Ngọc Thịnh. (2017). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Thị Nhung. (2009). Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT miền núi Tây Bắc, Luận án tiến sĩ.

Nguyễn Thị Thoa. (2015). Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học

sinh một số kiến thức nhiệt học gắn với hoạt động hướng nghiệp .Đề tài Sáng

kiến kinh nghiệm.

Nguyễn Văn Hộ (Chủ biên) và Nguyễn Thị Thanh Huyền. (2006). Hoạt động hướng

nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong trường trung học phổ thông. Hà Nội: Nxb

Giáo dục.

Nguyễn Đức Trí, Hoàng Thị Minh Phương, Đinh Công Thuyến, Hồ Ngọc Vinh. (2011). Giáo trình Giáo dục nghề nghiệp. Hà Nội: Nxb Lao động và Xã hội. Phạm Tất Dong, Phạm Huy Thụ, Nguyễn Minh An. (1987). Giáo trình công tác hướng

nghiệp trong nhà trường phổ thông. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Tô Thị Hồng. (2012. Tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang

hình học - Vật Lý 11 nâng cao. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Chuyên ngành Lí

luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí. ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Tưởng Duy Hải (Chủ biên). (2017). Tổ chức hoạt động Trải nghiệm sáng tạo trong

dạy học Vật lí. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Trần Thị Bích Trâm. (2015). Tổ chức dạy học dự án gắn với định hướng nghề thông

qua hoạt động ngoại khóa phần Quang hình học – Vật lí 11. Luận văn thạc sĩ

giáo dục học. Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí. ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Thị Ngọc. (2015). Tổ chức dạy học dự án một số kiến thức phần Cơ học – Vật lí

10 THPT nhằm hướng nghiệp, phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh. Luận

văn thạc sĩ giáo dục học. Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí. ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Trương Thị Hoa. (2014). Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông

KV Hà Nội qua tham vấn nghề. Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành

Lý luận và lịch sử giáo dục. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Hà Nội.

Vũ Đình Chuẩn, Lê Trần Tuấn, Trần Thị Thu Nguyễn Thị Châu, Hồ Phụng Hoàng Phoenix. (2013). Tài liệu tập huấn đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO GIÁO VIÊN VẬT LÍ THPT

Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu × vào ô trống hoặc viết ý kiến riêng của mình vào dấu […]

Tất cả những thông tin thu được chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.

Câu 1: Giáo dục định hướng nghề nghiệp là một trong những mục tiêu trong “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”, theo thầy/cô, giáo dục định hướng nghề nghiệp có tầm quan trọng như thế nào đối với học sinh? Tại sao?

Rất quan trọng  Quan trọng  Bình thường  Không quan trọng  Rất không quan trọng  Tại vì: ...

Câu 2: Theo thầy/cô, môn Vật lí phù hợp với việc lồng ghép giáo dục định hướng nghề nghiệp trong dạy học hay không?

Không phù hợp 

Phù hợp tương đối như những môn học khác 

Khá phù hợp 

Rất phù hợp 

Câu 3: Thầy/Cô hãy cho biết mức độ thường xuyên của việc kết hợp nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp vào trong tiết dạy Vật lí của mình:

Chưa bao giờ 

Hiếm khi 

Thỉnh thoảng 

Thường xuyên 

Câu 4: Những khó khăn mà thầy/cô gặp phải khi kết hợp nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp vào trong tiết dạy Vật lí của mình là:

Học sinh không quan lắm tới vấn đề định hướng nghề nghiệp 

Nội dung chương trình môn học không phù hợp để ĐHNN 

Chưa được tập huấn, bồi dưỡng nội dung, phương pháp thực hiện 

Khó khăn khác (nêu cụ thể): 

... ...

Câu 5: Hiện nay có rất nhiều hình thức/phương pháp dạy học hiện đại, trong đó tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học đang được vận dụng vào quá trình dạy để có thể phát huy tính tích cực, hứng thú của học sinh đồng thời thời thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ giúp phát triển năng lực sáng tạo, năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nhận định nào sau đây là đúng nhất với thầy/cô:

Chưa biết về tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) 

Đã được nghe tới nhưng chưa rõ cách tổ chức HĐTN như thế nào 

Đã từng tổ chức HĐTN trong tiết dạy học 

Tổ chức HĐTN một cách rất thường xuyên 

Câu 6: Thầy ( cô) có thường sử dụng các thiết bị/ hình thức/ phương pháp dưới đây trong quá trình dạy học:

Chưa bao giờ Ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Các dụng cụ trực quan, sinh động: hình

ảnh, giáo án điện tử, video, mô hình Dạy học trực tuyến: website, Elearning,... Làm thí nghiệm, thực hiện những nhiệm vụ về nhà, bài tập gắn với thực tiễn

Học sinh trải nghiệm thực tế những kiến thức đã học: đi tham quan, làm những vật

dụng ứng dụng bài học vào trong cuộc sống.

Tổ chức cho học sinh làm việc nhóm Học sinh tham gia đánh giá việc học của mình và của các bạn.

Câu 7: Theo thầy/cô tính khả thi của việc vận dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh như thế nào?

Rất khả thi, nên được triển khai một cách rộng rãi hơn vì dạy học theo phương pháp/hình thức này đã đạt được hiệu quả để thực hiện các mục tiêu hướng vào người học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần quang hình học vật lí 11 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh​ (Trang 137 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)