Quy trình xây dựng tổ chức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần quang hình học vật lí 11 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh​ (Trang 37 - 38)

Quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm phải đảm bảo các bước cơ bản của học tập trải nghiệm: (Nguyễn Thị Thoa, 2015)

- Khai thác những trải nghiệm, kinh nghiệm đã có. - Thử nghiệm tích cực.

- Hình thành kinh nghiệm mới (kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị mới) cho người học.

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm được gọi là thiết kế HĐTN cụ thể. Đây là việc quan trọng, quyết định tới một phần sự thành công của hoạt động. Việc xây dựng chủ đề HĐTN cụ thể được tiến hành theo các bước được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 1.2. Các bước xây dựng chủ đề hoạt động trải nghiệm

Các bước Câu hỏi cần trả lời

Mục tiêu chính

Mục đích, mục tiêu học tập, hoạt động chính của học sinh là cái gì?

Mục tiêu cụ thể về năng lực

Những năng lực cụ thể nào được hướng tới trong mỗi hoạt động?

Nội dung

Học sinh phải học những cái gì? Giáo viên phải dạy những cái gì? Học sinh phải thu được kiến thức nào sau hoạt động? Hoạt động cụ

thể

Làm thế nào để học sinh học những nội dung đó? Làm thế nào học sinh hình thành và phát triển được các năng lực đó?

Nhóm và địa điểm làm việc

Học sinh hoạt động ở đâu và làm việc, hoạt động với ai?

Thời điểm, thời gian

Học sinh học khi nào? Thời gian bố trí là bao nhiêu?

Vai trò của giáo viên

Làm thế nào để kích thích, thúc đẩy, động viên, khuyến khích và tổ chức việc học cho học sinh?

Hợp tác, phối hợp

Cần phối hợp, hợp tác với ai để thúc đẩy việc dạy, hoạt động và việc học cho học sinh?

Đánh giá

Làm thế nào để đánh giá sự tiến bộ và những cái đã thu được của người học?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần quang hình học vật lí 11 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh​ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)