Một số hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần quang hình học vật lí 11 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh​ (Trang 31 - 37)

phổ thông

Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

Tùy vào đặc điểm của nhà trường và mục tiêu giáo dục mà có thể lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. Các hình thức của Hoạt động trải nghiệm rất đa dạng và được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức hoạt động đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây là một số hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông (Nguyễn Thị Thoa, 2015).

 Hình thức có tính khám phá (Thực địa – thực tế, Tham quan, Cắm trại, Trò

chơi, ...);

Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.

- Trò chơi

Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.

Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động trải nghiệm như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn…

- Ngoại khóa

Khái niệm về hoạt động ngoại khoá vật lí: “Hoạt động ngoại khoá vật lí là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp, có tổ chức, có kế hoạch, có phương hướng xác định, được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khoá, dưới sự hướng dẫn của GV vật lí với số lượng HS không hạn chế, nhằm gây hứng thú và phát triển tư duy, rèn luyện một số kĩ năng, củng cố, bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức vật lí của HS đồng thời góp phần nâng cao chất lượng học tập”. Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa:

+ Tổ chức các HĐNK ở lớp và ở nhà

+ Tổ chức triển lãm giới thiệu những thành tích HĐNK về vật lí. + Tổ chức cho HS thăm quan ngoại khóa về vật lí, kĩ thuật.

+ Tổ chức, hướng dẫn HS thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm vật lí hoặc máy móc đơn giản.

+ Tổ chức ôn luyện cho HS tham dự HS giỏi hoặc các cuộc thi khác dành cho môn vật lí ở trường phổ thông.

Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (Diễn đàn, Giao lưu, Hội thảo, Sân khấu hoá, ...): (Nguyễn Thị Liên, et al., 2017)

- Diễn đàn thảo luận

Quy mô tổ chức ở trong lớp học vào các giờ sinh hoạt, trong trường hoặc theo đối tượng là nam hay nữ, hoặc HS theo khối lớp.

+ Giáo viên, người tổ chức diễn đàn cần đưa câu hỏi và thảo luận với HS để phát huy tư duy phản biện, sự sáng tạo và thích ứng với môi trường trong các cuộc đối thoại. Diễn đàn là cơ hội cho HS rèn luyện các kĩ năng về tư duy ngôn ngữ hay khả năng thích ứng với môi trường, đồng thời cũng là dịp HS bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình với cộng đồng, bạn bè và gia đình trong định hướng nghề nghiệp, định hướng tương lai và quan điểm sống của cá nhân mình.

- Sân khấu hóa

Sân khấu hóa là một hình thức tổ chức học tập trải nghiệm mang tính tương tác cao. Thông qua việc hóa thân vào các nhân vật, các vấn đề, bối cảnh mà được HS lên kịch bản, dàn dựng truyền tải nhiều thông điệp cuộc sống qua đó phát triển các năng lực của người học, hay sự sáng tạo của chính bản thân học sinh.

Khi tổ chức HĐTN dưới hình thức sân khấu hóa phải đảm bảo các tiêu chí như vừa học, vừa chơi để HS thể hiện cảm xúc, tạo trạng thái thăng hoa, vui nhộn để làm giảm áp lực học tập, kích thích sự sáng tạo, trách nhiệm và sự tưởng tượng không giới hạn của HS.

Hình thức có tính cống hiến (Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện,

nhân đạo,...);

- Thực hành lao động

Tổ chức cho HS đóng góp một phần công sức lao động của mình bằng cách tham gia các hoạt động như chiến dịch mùa hè xanh, hoa phượng đỏ,… nhằm duy trì, bảo tồn các công trình công cộng, môi trường xung quanh nơi mình sống.

- Hoạt động tình nguyện

Hoạt động tình nguyện là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác. Qua nhận thức của bản thân, học sinh tự mình nhận lấy trách nhiệm, sẵn sàng làm việc, không quản ngại khó khăn, gian khổ, không có một toan tính hay vụ lợi gì cho bản thân, chỉ với

mục đích được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của xã hội.

- Hoạt động nhân đạo

Hoạt động nhân đạo là hoạt động xuất phát từ trái tim đến trái tim, từ tình cảm hay sự đồng cảm, thấu cảm giữa con người với con người trước những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của người khác, ví dụ: người già cô đơn, những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, những người bị nhiễm chất độc màu da cam, HS sẵn sàng tự nguyện tham gia khuyên góp, giúp đỡ kịp thời bằng vật chất hay tinh thần để giúp họ vượt qua các giai đoạn khó khăn đó.

 Hình thức có tính nghiên cứu, phân hoá (Dự án và nghiên cứu khoa học, Hoạt

động theo nhóm sở thích).

Nghiên cứu khoa học của học sinh là những hoạt động thuộc về công việc tổ chức hoạt động tìm kiếm, khám phá những điều mới mẻ đối với học sinh trong phạm vi các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học: + Tính mới

+ Tính tin cậy + Tính thông tin + Tính khách quan + Tính kế thừa

Một số phương pháp tồ chức hoạt động trải nghiệm

Các phương pháp giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Làm cho người học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực; - Giúp người học suy nghĩ về những gì trải nghiệm;

- Giúp người học phát triển kĩ năng phân tích, khái quát hoá các kinh nghiệm có được;

- Tạo cơ hội cho người học có kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.

Phương pháp giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp.

Phương pháp giải quyết vấn đề được tiến hành qua ba bước như sau: + Bước 1: Nhận biết vấn đề

+ Bước 2: Tìm phương án giải quyết vấn đề

+ Bước 3: Quyết định phương án giải quyết vấn đề

Phương pháp sắm vai

Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Đóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà học sinh phải tự xây dựng trong quá trình hoạt động.

Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Thông qua sắm vai, học sinh được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực trước một vấn đề hay đối tượng nào đó.

Phương pháp sắm vai được tiến hành theo các bước sau: + Nêu tình huống sắm vai

+ Cử nhóm chuẩn bị vai diễn + Thảo luận sau khi sắm vai

+ Thống nhất và chốt lại các ý kiến sau khi thảo luận

 Phương pháp làm việc nhóm

Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó: giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy vai trò của mình như đã nêu trên, giáo viên cần chú ý một số vấn đề

+ Thiết kế các nhiệm vụ, đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau.

+ Phân công nhiện vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên. + Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân.

+ Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau. + Hướng dẫn HS phương pháp, kỹ năng làm việc nhóm.

Để việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho HS có hiệu quả, khi tiến hành làm việc theo nhóm trong hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần tiến hành các bước sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị hoạt động + Bước 2: Thực hiện

+ Bước 3: Đánh giá hoạt động

 Phương pháp dạy học dự án

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.

Dạy học dự án góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc nhóm, khả năng thuyết trình, diễn đạt, kĩ năng tìm kiến và xử lí thông tin, tài liệu, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng cộng tác làm việc của người học.

Dạy học dự án được thiết kế theo 5 bước sau: + Bước 1: Dự kiến kết quả bài học

+ Bước 2: Đưa ra các câu hỏi + Bước 3: Quản lí quá trình

+ Bước 5: Đánh giá dự án (theo nhóm hay theo cá nhân)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần quang hình học vật lí 11 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh​ (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)