Các biểu hiện của trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 36)

Chẩn đoán tâm lí cá nhân bị trầm cảm dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng, phổ biến, thường biểu hiện qua các mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi và sinh lí (American Psychiatric Association - APA, 2000).

Khi cá nhân tiếp xúc với trầm cảm một thời gian dài, cơ thể sẽ có những biểu hiện về nhận thức, cảm xúc, hành vi và sinh lí. Nếu tiếp tục bị trầm cảm và không được nghỉ ngơi, cơ thể sẽ phát triển các vấn đề sức khoẻ hoặc làm trầm trọng thêm bệnh hiện có. Trầm cảm có nguồn gốc từ bên ngoài nhưng khi tác động vào cá nhân thì trầm cảm được biểu hiện qua các mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi và sinh lí.

Phát hiện mình bị bệnh gây ra một “cú sốc” lớn đối với bản thân bệnh nhân. Bệnh nhân có thể cảm thấy tức giận, thất vọng, trầm cảm hoặc lo âu. Những cảm giác này có thể là kết quả của những thay đổi do bệnh gây ra. Những thay đổi này có thể bao gồm giảm khả năng hoạt động hoặc chức năng hoạt động so với trước đây hoặc diễn tiến xấu hơn của bệnh. Thay đổi đáng kể trong lối sống có thể làm giảm lòng tự trọng và làm giảm tương tác xã hội với gia đình và bạn bè.

Biểu hiện về nhận thức của trầm cảm

Các biểu hiện về nhận thức ở cá nhân khi bị trầm cảm thường là tiêu cực. Những biểu hiện nhận thức tiêu cực này có thể được đặc trưng như chú ý đến kích thích tiêu cực, nhận thức về các tình huống không rõ ràng là tiêu cực và thường xuyên nhớ lại những lời nói tiêu cực. Cụ thể là cá nhân có các biểu hiện như suy nghĩ tiêu cực, chỉ thấy mặt tiêu cực của vấn đề, hay quên, không tập trung, thiếu sáng tạo, thiếu động lực, thiếu sự tự tin, mất cảm giác hài hước, trí nhớ kém, không thể suy nghĩ liên tục, khả năng đánh giá kém, khó đưa ra quyết định, sợ làm việc mới. Những biểu hiện nhận thức tiêu cực này có thể ảnh hưởng đến những biểu hiện cảm xúc tiêu cực trong các phản ứng trầm cảm.

Biểu hiện về cảm xúc của trầm cảm

Khi tiếp xúc với các yếu tố gây trầm cảm, điều chỉnh cảm xúc được cá nhân chủ động sử dụng để tránh các mối đe dọa của trầm cảm hoặc để kiểm soát mức độ của kích thích tình cảm. Cá nhân thường biểu hiện các cảm xúc như lo âu, ủ rũ, tức giận, cảm thấy bất lực, tâm trạng không ổn định, căng thẳng, buồn bã, dễ bị kích thích, kích động, dễ cáu kỉnh và tức giận. Những người có mức độ phản ứng cảm xúc cao hơn thường dễ bị lo lắng và gây hấn.

Trong phản ứng trầm cảm, cường độ của cảm xúc được gây ra bởi kích thích cũng sẽ xác định bản chất và cường độ của các phản ứng về hành vi.

Biểu hiện về hành vi của trầm cảm

Khi bị trầm cảm, cá nhân có các biểu hiện về hành vi như tăng sử dụng thuốc lá, rượu, bia để thư giãn, ăn quá nhiều hoặc quá ít, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, có hành vi bạo lực hoặc gây hấn, chỉ trích, hành động bùng nổ hoặc bốc đồng, dễ gây ra sai sót hay tai nạn, thay đổi công việc thường xuyên, né tránh hoặc rút lui khỏi các mối quan hệ, trì hoãn hoặc lơ là trách nhiệm.

Biểu hiện về sinh lí của trầm cảm

Một số thay đổi sinh lý đặc trưng bao gồm: (1) Tăng lưu lượng máu đến các cơ bắp được kích hoạt bằng chuyển hướng lưu lượng máu từ các bộ phận khác của cơ thể. (2) Tăng huyết áp, nhịp tim, lượng đường trong máu, và chất béo để cung cấp cho cơ thể thêm năng lượng. (3) Các chức năng đông máu của cơ thể tăng tốc độ để ngăn ngừa mất máu quá nhiều ở trường hợp chấn thương trong thời gian phản ứng.

(4) Gia tăng căng cơ bắp để cung cấp thêm cho cơ thể tốc độ và sức mạnh.

Rối loạn chức năng cơ thể thường được thấy ở những người tiếp xúc với các tình huống trầm cảm. Khi bị trầm cảm, cơ thể có các biểu hiện về sinh lí như căng và đau; các triệu chứng tiêu hóa như khó tiêu, nôn, ợ nóng, táo bón và ruột dễ bị kích thích; các triệu chứng tim mạch như đánh trống ngực, loạn nhịp tim; triệu chứng hô hấp như khó thở và tăng thông khí; các triệu chứng thần kinh trung ương như phản ứng trầm cảm, mất ngủ, suy nhược, đau đầu và rối loạn chức năng tình dục như đau bụng kinh, lãnh cảm và bất lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)