Đánh giá chung thực trạng lo âu, trầm cả mở bệnh nhân mất ngủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

có vấn đề về giấc ngủ mang tính mạn tính. Rồi sau đó nhóm khách thể được phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt để khảo sát những yếu tố liên quan và sử dụng thang đo DASS 21 để sàng lọc mức độ trầm cảm lo âu, với chỉ số thống nhất nội bộ cronbach’s alpha bằng 0,87. Chúng tôi đã sàng lọc được tổng số 103 người đủ điều kiện và đồng ý tham gia vào nghiên cứu, thời gian tiến hành lấy mẫu từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2018, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau:

2.2.1. Đánh giá chung thực trạng lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân mất ngủ mạn tính mạn tính

Bảng 2.1.Đánh giá chung mức độ lo âu trầm cảm

Mức độ Trầm cảm n (%) % Tích lũy Lo âu n (%) % Tích lũy Bình thường 62 (60,2) 60,2 44 (42,7) 42,7 Nhẹ 13 (12,6) 72,8 19 (18,5) 61,2 Vừa 14 (13,6) 86,4 11 (10,7) 71,9 Nặng 8 (7,8) 94,2 12 (11,6) 83,4 Rất nặng 6 (5,8) 100 17 (16,5) 100 Tổng 103 103

Trong nghiên cứu chúng tôi không tiến hành nghiên cứu mức độ lo âu và trầm cảm. Chúng tôi phân chia mức độ trầm cảm, lo âu dựa vào bảng phân chia mức độ trầm cảm, lo âu theo quy định của thang đo DASS-21 trầm cảm là 11, lo âu là 8.

Chúng tôi dựa trên các điểm cắt từ thang đo DASS-21 với các điểm cắt để xác định mức độ lo âu, trầm cảm cụ thể: mức độ lo âu bình thường có tổng điểm tích lũy từ 0-3 điểm, mức độ lo âu nhẹ 4-5, mức độ lo âu vừa 6-7, mức độ nặng 8-9, mức độ rất nặng ≥ 10. Mức độ trầm cảm bình thường 0-4, mức độ trầm cảm nhẹ 5-6, mức độ trầm cảm vừa 7-10, mức độ trầm cảm nặng 11-13, mức độ trầm cảm rất nặng ≥ 14.

Những bệnh nhân có mức độ trầm cảm lo âu bình thường có nghĩa là bệnh nhân không bị lo âu, trầm cảm, những bệnh nhân có mức độ lo âu, trầm cảm nặng trở lên

được xác định là có lo âu, trầm cảm. Trong nghiên cứu của chúng tôi sẽ lấy điểm cắt 11 cho thang trầm cảm, và 8 cho thang lo âu là những bệnh nhân đang ở mức độ nghiêm trọng điển hình của một người cần được sự trợ giúp, tương ứng với mức độ nặng và rất nặng. Nhưng bệnh nhân có lo âu trầm cảm ở mức độ nhẹ và vừa có nghĩa là bệnh nhân đang bị lo âu trầm cảm cao hơn trung bình dân số nhưng vẫn còn dưới mức độ nghiêm trọng cần đến sự giúp đỡ.

Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận: phần lớn bệnh nhân bình thường, không có lo âu, trầm cảm chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 44 (42,7%) và 62 (60,2%), tỉ lệ bệnh nhân có lo âu

Bảng 2.2. Tỉ lệ trầm cảm, lo âu.

Rối loạn Có n (%) Không n (%)

Trầm cảm 14 (13,6) 89 (86,4)

Lo âu 29 (28,2) 74 (71,8)

Cả hai 12 (11,6) 91 (88,4)

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ trầm cảm phát hiện được là 14 (13,6%), tỉ lệ lo âu 29 (28,2%), và có 12 (11,6%) kết hợp cả trầm cảm và lo âu.

Kiểm tra tương quan r (pearson) cho biến số định lượng, cụ thể trong thang đô mức độ trầm cảm, lo âu, stress (DASS-21) của khách thể nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số tương quan giữa điểm rối loạn lo âu và điểm trầm cảm là 0,7. Điều này chứng mình được rằng rối loạn lo âu và trầm cảm có tương quan ở mức độ mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)