Căn nguyên rối loạn lo âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 41)

Các rối loạn lo âu nằm trong số các vấn đề sức khỏe tâm thần được điều trị thường gặp nhất. Cả hai yếu tố tâm lý xã hội và sinh học có liên quan đến căn nguyên của chúng. Các yếu tố tâm lý xã hội bao gồm kém thích ứng đưa đến sợ một thứ hoặc tình huống vô hại và tiếp xúc với yếu tố sang chấn mạnh. Các yếu tố sinh học bao gồm di truyền và giới. Các rối loạn lo âu thường thấy trong các thành viên gia đình của người bệnh nhiều hơn trong dân số chung, và tỉ lệ hòa hợp của chúng cao hơn trong số sinh đôi đơn hợp tử so với dị hợp tử. So sánh với đàn ông, phụ nữ gấp hai đến ba lần khả năng rối loạn hoảng loạn, hai lần khả năng phát triển PTSD khi tiếp xúc với một yếu tố sang chấn mạnh, và nhiều hơn một chút về LATT (55- 60% so với 40-45%).

Rối loạn lo âu là các rối loạn cảm xúc thường gặp trong cộng đồng. Tần suất mắc bệnh suốt đời 15% (Western Countries). Thường không được chẩn đoán hoặc

chẩn đoán quá muộn và hiếm khi được điều trị đúng. Diễn tiến mạn tính nếu không được điều trị. Hồi phục tự nhiên hiếm gặp ở người lớn. Với rối loạn thích ứng (stress) gây cản trở trong công việc hoặc giao tiếp.

Rối loạn lo âu là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao có tỉ lệ gia tăng cùng sức ép ngày càng lớn của cuộc sống và thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống và nhất là rối loạn dạng cơ thể. Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra có tính chất vô lý lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống, lo âu về bản chất là đáp ứng với một đe dọa không được biết trước từ bên trong, sợ thì lại là đáp ứng với một đe dọa được biết rõ từ bên ngoài. Cả hai đều là đáp ứng trả lại các kích thích của môi trường nhằm gia tăng tính tích cực của hành vi, nhưng khi mối lo thực tế đã kết thúc mà lo âu và sự sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống vẫn tiếp tục thì đó là bệnh lý. Nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu không được biết rõ chỉ biết nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau chủ yếu liên quan đến stress, trầm cảm rối loạn dạng cơ thể kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu. Những biểu hiện của lo âu trầm cảm là những biểu hiện của các triệu chứng cơ thể, các rối loạn lo âu trầm cảm không chỉ là triệu chứng của cảm xúc mà tất cả các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều bị ảnh hưởng và làm cho cơ thể có những biểu hiện về triệu chứng cơ thể khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)