Các yếu tố liên quan trầm cảm, lo âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 56)

Tiếp cận theo mô hình Sinh – Tâm - Xã hội

Những năm 1960 và 1970, có nhiều nghiên cứu về những điểm chung giữa tâm lý học và y sinh học. Frankenhauser (1984) đã gợi ý rằng nghiên cứu trầm cảm tâm sinh học đã trở thành nơi gặp gỡ cho các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ giữa hành vi - sức khỏe. Về mặt này, một phát triển quan trọng của thời kỳ này là một bài viết có ảnh hưởng bởi bác sĩ tim mạch George Engel (1977) với tựa đề “Sự cần thiết cho một mô hình y học mới” trong đó ông đề xuất mô hình Sinh - Tâm - Xã hội (Engel G. L, 1977). Mô hình này ngày nay được chấp nhận rộng rãi bởi các thầy thuốc sức khỏe tâm lý.

Mô hình Sinh – Tâm - Xã hội khuyến khích các nhà lâm sàng giải thích các hiện tượng như trầm cảm bằng cách xem xét tất cả các yếu tố liên quan: sinh học, tâm lí, xã hội mà nó có thể góp phần làm phát triển hoặc duy trì rối loạn. Điều này củng cố quan điểm cho rằng trầm cảm và bệnh tật luôn luôn ảnh hưởng đến cơ thể như là thể thống nhất của ba mặt trên và không đặt nặng hay nhẹ ở mặt nào. Các yếu tố sinh học bao gồm tuổi, giới tính, loại bệnh, mức độ bệnh, thời gian bệnh, bị một bệnh hay nhiều bệnh, diễn tiến của bệnh, mức độ biến chứng của bệnh. Các yếu tố tâm lý như nhân cách (tính cách, khí chất, năng lực, xu hướng), nhận thức của bệnh nhân về bản thân, về bệnh tật, kiểu suy nghĩ tiêu cực, hành vi ăn uống, nghỉ ngơi, kĩ năng giao tiếp, tìm sự giúp đỡ, kĩ năng thích ứng, nhu cầu, niềm tin về sức khỏe, kinh nghiệm, đánh giá vấn đề, phụ thuộc người khác, vị thế tâm lí. Những cá nhân có suy

nghĩ tiêu cực thường có khuynh hướng dễ bị trầm cảm. Tâm lý học cá nhân đã chứng minh nhân cách dễ bị tổn thương đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát và kéo dài trầm cảm. Các yếu tố xã hội như tôn giáo, nghề nghiệp, trải qua các sang chấn tâm lí, mối quan hệ giữa các cá nhân, bị chia cắt sớm, thiếu sự hỗ trợ xã hội, những lời phê bình tiêu cực hay chỉ trích từ những thành viên trong gia đình, điều kiện kinh tế, những sự kiện cuộc sống căng thẳng có thể góp phần khởi phát hay kéo dài trầm cảm. Trầm cảm thường gặp ở người có mối quan hệ xã hội kém, quan hệ gia đình không được tốt như li dị, ly thân, góa.

Tiếp cận theo mô hình Sinh - Tâm - Xã hội giải thích được thỏa đáng những yếu tố liên quan với trầm cảm. Nghĩa là có sự liên quan chặt chẽ giữa ba mặt sinh lí, tâm lí, xã hội. Điều này đúng với quan điểm toàn diện, hệ thống khi nghiên cứu con người. Phù hợp với định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”.

Khuynh hướng lạc quan và lòng tự tin

Khái niệm khuynh hướng lạc quan được xây dựng bởi Scheir và Carver (1987) và đề cập đến một kỳ vọng chung rằng những điều tốt đẹp sẽ xảy ra hoặc các niềm tin rằng kết quả chắc chắn sẽ là tích cực. Khái niệm này cũng tương tự như đặt những quan niệm về “suy nghĩ tích cực” và nhấn mạnh đến vai trò của các kết quả, kỳ vọng như một yếu tố quyết định sự phấn đấu để đạt được một mục tiêu hay bỏ cuộc. Friedman và cộng sự (1993) cho rằng sự lạc quan có lợi cho cả sự khỏe mạnh thể chất, tâm lý và gợi ý rằng những tác động này được được điều hòa bởi hành vi ứng phó (Bandura A, 1977).

Lòng tự trọng là các niềm tin nhận thức mà mọi người có về khả năng của họ. Lòng tự trọng bao gồm niềm tin tích cực về bản thân. Lòng tự tin là niềm tin đặc trưng hơn của cá nhân cho rằng mình có khả năng hoạt động tốt trong một số lĩnh vực, nhiệm vụ hoặc hoạt động cụ thể (Bandura 1982) (Bandura A, 1982). Nếu một người có niềm tin vào khả năng đối phó của mình thì các mối đe dọa có thể sẽ là không đáng kể. Tuy nhiên, nếu cá nhân không chắc chắn khả năng đối phó của mình, anh ta có thể cảm thấy bất an.

Tính dễ bị tổn thương với trầm cảm

Mô hình Trầm cảm và thích ứng tâm lý xã hội có thể liên kết những quan điểm khác nhau về nguồn gốc của bệnh tâm thần. Mô hình Trầm cảm thừa nhận tầm quan trọng của tác động môi trường lên sức khỏe tâm thần nhưng cũng nhận ra rằng có sự khác biệt cá nhân trong tính dễ bị tổn thương với trầm cảm. Có nhiều yếu tố gây ra đau khổ tâm lý, một số trong đó có thể vượt quá sự kiểm soát của cá nhân. Tính dễ bị tổn thương với trầm cảm có thể là một chức năng của một trong hai đặc điểm cá nhân hay xã hội. Tính dễ bị tổn thương của cá nhân có thể xuất phát từ tiền sử của cá nhân như tiếp xúc với các tình huống gây sang chấn trước đó trong cuộc sống hay một xu hướng sinh học hưng - trầm cảm. Tính dễ tổn thương với Trầm cảm cũng có thể xuất phát từ vị trí của một người trong môi trường xã hội có thể làm cho cá nhân có nhiều khả năng trải nghiệm các sự kiện gây Trầm cảm như nghèo đói, phân biệt chủng tộc, cơ hội kinh tế rất ít (Evans, , & Bullock, 2012). Họ có thể có những phản ứng bất lợi đặc biệt đối với các sự kiện và có thể lâu hồi phục hơn. Cùng một môi trường có thể gây stress cho một số người vì nó đòi hỏi năng lực hoặc sự ưu đãi mà họ không có, nhưng nó có thể là một môi trường thoải mái hoặc kích thích đối với các cá nhân có những năng lực đó hoặc có những sở thích đó. Ví dụ, một người có thể thích một môi trường làm việc có thể dự đoán được các nhiệm vụ quen thuộc và có thể nhận thấy thật khó khăn để ứng phó với một môi trường lộn xộn không có cấu trúc, không thể đoán trước nhiệm vụ. Một người khác có thể nhận thấy môi trường đầu tiên nhàm chán và môi trường thứ hai gây thách thức và kích thích.

Sức chịu đựng/sự mạnh mẽ

Sức chịu đựng được giới thiệu bởi Kobasa (1979) như là một đặc điểm tính cách có tác động đệm hoặc điều hòa mối quan hệ giữa yếu tố gây trầm cảm và căng thẳng. Các cá nhân mạnh mẽ tin rằng họ có thể kiểm soát các sự kiện trong cuộc sống của họ, xem thay đổi là tích cực và đầy thử thách chứ không phải là tiêu cực và đe dọa (S. C. Kobasa, 1979).

Sức chịu đựng là khả năng chịu đựng khó khăn liên quan đến stress, đó là khả năng chịu đựng các tình huống gây trầm cảm mà không bị bệnh. Sức chịu đựng là một cấu trúc nhân cách. Một tính mạnh mẽ, chịu đựng được gian khổ có ảnh hưởng

đến sức khỏe vì các cá nhân có sức chịu đựng cao tương đối ít bị bệnh tật khi tiếp xúc với tác nhân gây trầm cảm. Sức chịu đựng như một tập hợp các đặc điểm tính cách bảo vệ con người khỏi những tác động tiêu cực của trầm cảm, có thể dẫn đến giảm căng thẳng (S. C. Kobasa, 1979).

Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy sức chịu đựng là một trong những đặc điểm tính cách có khả năng tiên đoán nhất về hạnh phúc của chủ thể (Abdollahi, Abu Talib, Yaacob, & Ismail, 2014).

Sức chịu đựng có liên quan đến hai hoạt động đánh giá và ứng phó của người bị trầm cảm. Ở đánh giá ban đầu, con người có thể giải thích các yếu tố của môi trường như là thách thức với mối đe dọa. Đánh giá thứ hai về các tình huống gây trầm cảm tiềm tàng, con người có thể đánh giá rằng họ có các nguồn lực để ứng phó hoặc giải quyết tình huống như tin vào kiểm soát bên trong của chính họ (Delmas, 2007).

Sức chịu đựng có khả năng tác động đến nhận thức của một người về những yếu tố gây trầm cảm. Những người có khả năng kiểm soát nội lực bên trong cao có khả năng cảm nhận một tình huống tiêu cực ít đe dọa hơn vì họ tin rằng họ có thể sửa đổi và cải thiện tình hình. Những người có tính thách thức cao có khả năng đánh giá tình trạng tiêu cực không phải là một yếu tố gây trầm cảm mà như một cơ hội để phát triển và thành công (Abdollahi, Abu Talib, et al., 2014), (Abdollahi, Talib, Yaacob, & Ismail, 2014).

Theo Kobasa S. C. (1979a, 1979b, 1979c), sức chịu đựng có liên quan với một loạt các nguồn lực đề kháng có sẵn trong cá nhân mà có thể trung hòa nhằm thích nghi các mức độ trầm cảm. Khái niệm sức chịu đựng là một tích hợp các nguồn lực bao gồm sức mạnh thể chất thông qua phản ứng sinh lý, tâm lý, khuynh hướng nhân cách, trải nghiệm các nguồn lực xã hội. Các thành phần tâm lý của sức chịu đựng được gọi cụ thể là “sức chịu đựng nhận thức”, khuynh hướng nhân cách. Kobasa S.C. thấy rằng nhận thức và sự cam kết được xem là yếu tố bảo vệ (Kobasa và 1979), (S. C. Kobasa, 1979), (S. C. Kobasa, Hilker, & Maddi, 1979).

Funk S.C. (1992) kết luận rằng sức chịu đựng điều hòa các mối quan hệ trầm cảm - bệnh tật bằng cách giảm đánh giá nhận thức về mối đe dọa và tăng cường tính đương đầu với trầm cảm (Funk, 1992). Sức chịu đựng tác động thông qua ứng phó

bằng cách cung cấp khả năng gia tăng ứng phó với các sự kiện hoặc hậu quả của chúng(Ismail. K, Winkley, & Rabe-Hesketh, 2004). Hills H. và Norvell N. (1991) cho rằng sức chịu đựng điều hòa ảnh hưởng của trầm cảm đến sức khỏe thể chất (Hills và Norvell, 1991).

Tự hiệu quả

Khái niệm tự hiệu quả được đề xuất bởi Bandura (1977) (Bandura A, 1977), là sự tin chắc rằng một người có thể thể hiện thành công hành vi cần thiết để tạo ra một kết quả mong muốn và có khả năng làm chủ tất cả các đòi hỏi của môi trường (Bandura A, 1977). Đó là khả năng thể hiện hành vi phù hợp với mong đợi, là niềm tin của cá nhân về khả năng thực hiện tốt trong tham gia vào công việc cụ thể. Bandura (1988) xem tự hiệu quả như các niềm tin hoặc các đánh giá về khả năng của một người tổ chức và thực hiện các quá trình hành động và huy động các động cơ, các nguồn lực nhận thức và các quá trình diễn tiến của hành động cần thiết để kiểm soát các đòi hỏi của công việc hoặc để đạt được các thành tích được chỉ định (Bandura A, Cioffi, Taylor, & Brouillard, 1988).

Tự hiệu quả ngày càng được công nhận như một nguồn lực cá nhân giúp giảm thiểu tác động của trầm cảm lên sức khỏe. Ngược lại, tính tự hiệu quả thấp được xem như là một yếu tố dễ bị tổn thương (Jerusalemvà Schwarzer1992). Nhằm xem xét tự hiệu quả ảnh hưởng lên sức khỏe, O’Leary (1992) đánh giá lại các nghiên cứu về tác động của tự hiệu quả lên các hành vi ứng phó và nhiều thành phần của phản ứng trầm cảm sinh lý. Kết quả cho thấy tự hiệu quả có thể gây ra hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thông qua ảnh hưởng lên các hành vi sức khỏe hoặc làm vật đệm cho ảnh hưởng của trầm cảm bằng cách tăng cường hành vi ứng phó.

Tự hiệu quả cũng có thể được coi là một điều hòa nhận thức của mối quan hệ giữa trầm cảm và sức khỏe, tác động lên sức khỏe thông qua ảnh hưởng của nó lên các hoạt động nhận thức khác nhau như: quyết định cách ứng phó tốt nhất với các yếu tố gây trầm cảm, thời gian và công sức để cố gắng ứng phó theo cách thức hiệu quả (Antonovsky H và Sagy, 1986).

Yếu tố niềm tin tôn giáo, sự gắn kết

quan trọng trong cuộc sống của họ được giả thuyết là bảo vệ các cá nhân khỏi những tác hại của các yếu tố gây trầm cảm, lo âu. Nó có thể là một hệ thống niềm tin hơn là một đặc điểm nhân cách.

Một vài nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo trong việc điều tiết mối quan hệ giữa yếu tố gây trầm cảm và căng thẳng hay lo âu. Các yếu tố gây stress có thể dẫn đến nhiều căng thẳng cho các cá nhân không có niềm tin tôn giáo hơn là cho các cá nhân có tôn giáo bởi vì những người có niềm tin tôn giáo cao tin rằng họ có các nguồn lực của một quyền lực cao hơn khi phải đối mặt với trầm cảm.

Trong khi cam kết liên quan đến mức độ mà một cá nhân được kết nối với các khía cạnh khác nhau của cuộc sống của một người chẳng hạn như cái tôi, công việc, gia đình và bạn bè (Kobasa 1979) thì tôn giáo đặc trưng hơn vì liên quan đến một cam kết với đời sống tinh thần của một người (S. C. Kobasa, 1979). Như vậy, tôn giáo có thể được coi như là một khía cạnh cụ thể của cam kết.

Bishop (1993) cho rằng gắn kết ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân theo hai cách khác nhau. Thứ nhất, sự gắn kết có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, những người có ý thức về sự gắn kết cao hơn sẽ có tình trạng sức khỏe tổng quát tốt hơn. Thứ hai, sự gắn kết có thể tương tác với trầm cảm cuộc sống và làm vật đệm chống lại trầm cảm này. Antonovsky cho rằng gắn kết hoạt động như một điều hòa các trải nghiệm cuộc sống chứ không gây ra ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe.

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng gắn kết làm giảm nhẹ tác động của trầm cảm. Mặc dù trầm cảm có tiềm năng gây ra bệnh, điều quan trọng là áp dụng một cái nhìn đa chiều và năng động về quá trình này bởi vì có những yếu tố khác điều hòa mối quan hệ này (Braun-Lewensohn O và Sagy S, 2014; Foureur, Besley, Burton, Yu, & Crisp, 2013).

Các bệnh mạn tính kèm theo

Bệnh mạn tính là một bệnh hoặc tình trạng sức khỏe xảy ra liên tục hoặc kéo dài. Bệnh được xem là mạn tính khi quá trình của bệnh kéo dài hơn ba tháng. Bệnh mạn tính có thể kiểm soát được nhưng không điều trị hết được.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư... là những bệnh mạn tính chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc

sống cũng như tuổi thọ của người cao tuổi. Đặc biệt, bệnh tật ở người già chủ yếu là các bệnh mạn tính không lây. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong cho họ (Whooley M. A và Wong J. M, 2013; World Health Organization, 2009).

Bất cứ bệnh mạn tính hoặc bệnh nặng nào đều cũng có thể gây ra trầm cảm. Nhiều loại thuốc dùng để điều trị các bệnh mạn tính này có thể gây ra trầm cảm. Trong đó có các loại thuốc giảm đau trong điều trị bệnh viêm khớp, thuốc hạ cholesterol, điều trị tăng huyết áp, tim mạch, và một số loại thuốc khác. Các bệnh có nguy cơ dẫn đến trầm cảm, lo âu ví dụ như: bệnh tuyến giáp, đau mạn tính, đột quỵ và các bệnh thần kinh khác. Ngoài ra các bệnh Parkinson, chấn thương cột sống, và các vấn đề tương tự khác mà ảnh hưởng đến vấn đề đi lại, khả năng vận động hay suy nghĩ thường gây ra trầm cảm, lo âu. (World Health Organization và T.W.H.R, 2001)

Bệnh đái tháo đường: nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Tác giả Egede (2010), đã tìm thấy sự liên quan chặt chẽ giữa đái tháo đường và trầm cảm trong gánh nặng bệnh tật, tử vong và chi phí chăm sóc sức khỏe. Việc đồng mắc đái tháo đường và trầm cảm là giảm khả năng điều trị, giảm chuyến hóa, tăng biến chứng, giảm chất lượng cuộc sống, tăng chi phí điều trị, tăng mức độ tàn tật và giảm khả năng lao động và tăng nguy cơ tử vong (Egede và Ellis, 2010).

Yếu tố sử dụng thuốc hướng thần

Nghiên cứu đoàn hệ được thực hiện tại Hà Lan trên 2.619 khách thể về trầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 56)