Định nghĩa rối loạn lo âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 38)

Tại Việt Nam theo thống kê dịch tễ học khảo sát 10 rối loạn tâm thần phổ biến nhất trong dân số giai đoạn 2000 - 2002, lo âu chiếm 2,7% (Bệnh viện tâm thần trung ương, 2012). Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới đến năm 2015 có 1.941.166 người mắc rối loạn lo âu với chỉ số YLD là 2,2%. Số năm sống khỏe mạnh bị mất đi do rối loạn lo âu khá cao và tăng dần theo các năm, trung bình mỗi năm tăng 0,07% (World Health Organization, 2017).

Lo âu được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau. Theo Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ, lo âu được đặc trưng bởi cảm giác căng thẳng, suy nghĩ lo lắng và thay đổi

về thể chất. Các rối loạn lo âu như rối loạn hoảng loạn và chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây ra những suy nghĩ và lo lắng liên tục hay những triệu chứng về thể chất như đổ mồ hôi, run rẩy, chóng mặt, nhịp tim nhanh (American Psychological Association - APA, 2014a). Đối với một người có rối loạn lo âu, lo lắng không biến mất và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Cảm giác này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như hiệu suất công việc, công việc trường học và các mối quan hệ. Các triệu chứng lo âu lan tỏa tổng quát bao gồm: Bồn chồn, dễ bị mệt mỏi, khó tập trung, cảm giác đau, hay cáu gắt, căng cơ, khó kiểm soát được sự lo lắng, các vấn đề về giấc ngủ (National institute of mental Health, 2016).

Lo âu là một cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm theo triệu chứng thần kinh tự chủ như đau, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị và bứt rứt không thể ngồi yên hay đứng yên một chỗ. Lo âu là một hiện tượng phản ứng của con người trước những tình huống khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại và vươn tới. Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy ra đến để con người sử dụng mọi biện pháp đương đầu với sự đe dọa (Nguyễn Văn Nuôi, 2005). Lo âu được xem là bình thường khi phù hợp với tình huống và mất đi khi tình huống được giải quyết. Nhưng khi lo âu không có nguyên nhân rõ rệt hoặc quá mức so với mong đợi, các triệu chứng và gây nhiều khó chịu dai dẳng ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày thì nó đã trở thành một tình trạng bệnh tật.

Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua để tồn tại. Lo âu thường xảy ra cùng với các suy nhược về thể chất và tâm thần. Lo âu có những triệu chứng khác nhau, tập trung xoay quanh sự sợ hãi hay lo lắng quá mức (Stephen P. Whiteside).

Tất cả các rối loạn lo âu được đặc trưng bởi những triệu chứng sợ mà không có nguyên nhân đầy đủ bởi vì hầu hết mọi người trải nghiệm lo âu vào một thời điểm nào đó trong đời của họ, lo âu bình thường phải được phân biệt với rối loạn lo âu. Để chẩn đoán một rối loạn lo âu, những triệu chứng phải hiện diện trong một giai đoạn

kéo dài (thường ít nhất là 6 tháng), có cản trở đến hoạt động chức năng bình thường của một người, và gây đau khổ. (American Psychiatric Association - APA, 2000).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)