Khái niệm mất ngủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 44)

Mất ngủ là tình trạng phố biến trong dân số, theo các báo cáo điều tra trên cộng đồng ở các nước phương tây cho thấy có khoảng một phần ba dân số báo cáo rằng mình gặp phải một số các triệu chứng khó khăn đi vào giấc ngủ, ngủ thiếp đi bất cứ lúc nào, hay thức giấc hoặc khó trở lại giấc ngủ. Đối với nhiều người bị ảnh hưởng bởi mất ngủ là một hiện tượng thoáng qua được giải quyết trong vài ngày hay ít tuần, tuy nhiên một phần đáng kể bệnh nhân bị chứng mất ngủ mạn tính.

Mất ngủ có thể là cấp tính (ngắn hạn) hoặc mạn tính (kéo dài), chứng mất ngủ cấp tính là phổ biến. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm căng thẳng trong công việc, áp lực gia đình, hoặc một sự kiện chấn thương, thường kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần. Mất ngủ mạn tính kéo dài trong một tháng hoặc lâu hơn. Hầu hết các trường hợp mất ngủ mạn tính là thứ yếu. Điều này có nghĩa nó là triệu chứng hoặc tác dụng phụ của một số vấn đề khác, chẳng hạn như một số bệnh trạng nhất định, thuốc men và rối loạn giấc ngủ khác. Các chất như caffein, thuốc lá và rượu cũng có thể là nguyên nhân.

Đôi khi chứng mất ngủ mạn tính là vấn đề chính. Điều này có nghĩa là nó không phải do cái gì đó gây ra. Nguyên nhân của nó không được hiểu rõ, nhưng căng

thẳng kéo dài, cảm xúc khó chịu, lệch múi giờ và làm việc theo ca có thể là những yếu tố. Mất ngủ mạn tính thường kéo dài hơn một tháng (National Sleep Foundation - NSF, 2011).

Mất ngủ được đặc trưng bởi các triệu chứng khó bắt đầu vào giấc ngủ, khó duy trì được giấc ngủ (hay thức giấc), chất lượng giấc ngủ kém dẫn đến suy giảm chức năng trong ngày hôm sau, bao gồm cả tâm lý căng thẳng. Những con số nghiên cứu về mất ngủ có sự khác nhau đáng kể, rất có thể sự khác nhau này là do khác biệt về định nghĩa, phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu. Kết quả từ các cuộc điều tra trên dân số Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ ước tính của mất ngủ mạn tính rơi vào khoảng 10% dân số (25 triệu người). Mất ngủ mạn tính liên quan đến nhiều điều kiện về thể chất và tinh thần, thường phổ biến hơn ở phụ nữ và người cao tuổi. Mặc dù thường được xem là triệu chứng trầm cảm, nhưng mất ngủ cũng là một tiền đề dẫn đến trầm cảm và có liên quan đến sự gia tăng đáng kể trong nguy cơ của trầm cảm. Mất ngủ liên quan đến suy giảm tâm trạng, hoạt động cá nhân và chất lượng cuộc sống, trong một số trường hợp với tình trạng buồn ngủ ban ngày có thể làm tăng rủi ro dẫn đến tai nạn (Walsh J. K, 2004).

Chứng mất ngủ mạn tính được xác định trên các yếu tố khác nhau nhưng quan trọng là tần suất xuất hiện nhiều hơn ba lần một tuần, thời gian thường kéo dài trên một tháng và thường liên quan đến một số mức độ rối loạn trong ngày. Sự dai dẵng của chứng mất ngủ mạn tính ở mức độ lớn có sự ảnh hưởng tới cá nhân tương tự như chứng mất ngủ trầm trọng. Tỉ lệ mất ngủ mạn tính có thể khác nhau do sự khác biệt trong chẩn đoán. Tuy nhiên, có vẻ hợp lý khi ước tính có khoảng 10% đến 20% dân số Hoa Kỳ và Tây Âu trải qua chứng mất ngủ mạn tính. Chứng mất ngủ mạn tính có thể cùng xảy ra với các bệnh mạn tính khác như viêm khớp, bệnh tim mạch, tiểu đường và trầm cảm. Ở bệnh nhân mất ngủ mạn tính có tỉ lệ cao mắc đồng thời các bệnh mạn tính khác như viêm khớp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, trầm cảm cao hơn nhiều so với dân số nói chung.(Hyyppa và Kronholm, 1989).

Rối loạn tậm lý là một trong những bệnh đi kèm thường gặp của chứng mất ngủ mạn tính. Người ta ước tính rằng 40% bệnh nhân mất ngủ có thể đang mắc một rối loạn tâm lý song song, trong các rối loạn tâm lý, trầm cảm là phổ biến nhất, và mất

ngủ là một triệu chứng chẩn đoán cho rối loạn trầm cảm và lo âu (Ancoli-Israel, 2006; Katz D. A và McHorney, 1998).

Mặc dù rất dễ bắt gặp được sự phàn nàn của nhiều người về chứng mất ngủ thoáng qua một hoặc vài ngày trong tuần. Nhưng chứng mất ngủ mạn tính được có những tác động tiêu cực sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày (Leger, Scheuermaier, Philip, Paillard, & Guilleminault, 2001). Ngoài ra, mất ngủ mạn tính cũng có thể là nguyên nhân chứ không phải là kết quả của một số rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm cảm và lo âu (Breslau N, Roth, Rosenthal, & Andreski, 1996).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 44)