Mất ngủ mạn tính, trầm cảm, lo âu mối liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 57)

Do tính mạn tính của chứng mất ngủ nên nó liên quan gián tiếp đến chất lượng cuộc sống Của một cá nhân. Một nghiên cứu so sánh kết quả SF-36 trong nhóm bệnh nhân mất ngủ nhẹ và nặng với nhóm bệnh nhân được chẩn đoán bị trầm cảm hoặc suy tim sung huyết (CHF). Các bệnh nhân mất ngủ trầm trọng có sự suy giảm chức năng nhiều hơn so với bệnh nhân CHF trong các trong các báo cáo, ảnh hưởng cảm xúc và các rối loạn tâm thần thông thường.

Các nghiên cứu trên dân số đã cho thấy tỉ lệ mắc bệnh tâm thần cao ở bệnh nhân mất ngủ mạn tính. Trên thực tế, chứng mất ngủ thường liên quan đến rối loạn tâm thần hơn bất kỳ bệnh nào khác. Trong nghiên cứu của Ford và Kamerow (1989)

phát hiện có 40% mất ngủ bị rối loạn tâm thần kèm theo so với 16,4% của những người không có khiếu nại ngủ. Ngoài ra, trầm cảm và lo âu là rối loạn tâm thần phổ biến nhất trong chứng mất ngủ (Ford và Kamerow, 1989).

Thông thường giả định rằng mất ngủ là thứ yếu đối với rối loạn tâm thần; Tuy nhiên, do tính mạn tính của mất ngủ trong một số trường hợp mất ngủ là nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu và trầm cảm. Trong thực tế mất ngủ mạn tính làm tăng

nguy cơ đáng kể cho sự khởi phát của một rối loạn tâm thần tiếp theo. Trong một nghiên cứu trên dân số ở Châu Âu với mẫu 14915 người, đã tìm thấy rằng chứng mất ngủ thường xảy ra trước các trường hợp rối loạn khí sắc, kết quả này còn rõ rệt hơn đối với những lần tái phát của chứng rối loạn khí sắc; trong đó 56,2% trường hợp, các triệu chứng mất ngủ dẫn đến triệu chứng tái phát rối loạn khí sắc. Ngược lại, ở bệnh nhân mất ngủ mạn tính có rối loạn lo âu kèm theo, sự xuất hiện đầu tiên của lo âu hoặc tái phát trước khi mất ngủ xảy ra ở hầu hết các trường hợp (Roth T, 2007).

Để hiểu thêm về mối quan hệ giữa giấc ngủ và rối loạn tâm thần, một số nghiên cứu theo chiều dọc đã kiểm tra sự tiến triển của rối loạn tâm thần trong số những bệnh nhân mất ngủ. Các nghiên cứu này sử dụng thời gian theo dõi từ 1 đến 40 năm, phần lớn sử dụng thời gian theo dõi từ 1 đến 3 năm. Trong tất cả các nghiên cứu này, mất ngủ đã được tìm thấy để đưa ra nguy cơ đáng kể cho sự phát triển của một rối loạn trầm cảm. Ở những bệnh nhân rối loạn khí sắc cho thấy những bệnh nhân trầm cảm có kiểm soát được giấc ngủ cũng sẽ gặp phải một phản ứng nhanh chống trầm cảm, trong khi những bệnh nhân mất ngủ vẫn tồn tại sẽ có thời gian ngắn hơn để tái phát trầm cảm. Điều cần thiết trong các thử nghiện lâm sàng để đánh giá tác động của việc điều trị chứng mất ngủ lên tỷ lệ trầm cảm cũng như thời gian để tái phát ở những bệnh nhân bị trầm cảm (Breslau N et al., 1996).

Câu hỏi đặt ra là liệu chứng mất ngủ có gây trầm cảm hay ngược lại hay không. Sự liên quan chặt chẽ của chứng mất ngủ với trầm cảm có thể liên quan đến các cơ chế sinh lý cơ bản tiềm ẩn cho giấc ngủ và điều chỉnh tâm trạng làm cho cá thể dễ bị tổn thương bởi cả hai điều kiện. Sự rối loạn điều tiết Corticotropin (CRF) đã liên quan đến quá trình sinh bệnh của rối loạn tâm thần như trầm cảm cũng như trong sự hòa giải của chứng hyperarousal trong chứng mất ngủ bạn đầu (Roth T, Roehrs T, Pies R), bất thường này có thể đại diện cho yếu tố nguy cơ phổ biến, và do đó nó hoàn toàn có thể là cả hai rối loạn sẽ đáp ứng với sự can thiệp điều trị tượng tự.(Roth, Roehrs, & Pies, 2007)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 57)