Mối liên quan giữa trầm cảm lo âu với đặc điểm mất ngủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 83)

Bảng 2.13. Mối liên quan giữa trầm cảm với đặc điểm mất ngủ

Đặc tính Trầm cảm n (%) Giá trị p PR (KTC 95%) Có không Sử dụng thuốc ngủ Trên 3 lần/tuần 9 (28,1) 23 (71,9) 0,004 4 (1,45-10,97) Từ 3 lần trở xuống/tuần 5 (7,0) 66 (93,0) 1 Lo lắng về vấn đề giấc ngủ Lo lắng nhiều/rất nhiều 10 (27,0) 27 (73,0) 0,002 4,46 (1,50-13,23) Lo lắng 1 chút/không lo 4 (6,1) 62 (93,9) 1 Mức độ ảnh hưởng hoạt động

Ảnh hưởng nhiều/rất

nhiều 12 (34,3) 23 (65,7) <0,001 11,7 (2,76-49,22) Ảnh hưởng không

Bảng 2.14. Mối liên quan giữa lo âu với đặc điểm giấc ngủ Đặc tính Lo âu n (%) Giá trị p PR (KTC 95%) Có không Sử dụng thuốc ngủ Trên 3 lần tuần 13 (40,6) 19 (59,4) 0,06 1,8 (0,99-3,29) Dưới 3 lần tuần 16 (22,5) 55 (77,5) 1 Lo lắng về vấn đề giấc ngủ Lo lắng nhiều/rất nhiều 19 (51,4) 18 (48,6) <0,001 3,39 (1,77-6,50) Lo lắng 1 chút/không lo 10 (15,2) 56 (84,8) 1 Mức độ ảnh hưởng hoạt động

Ảnh hưởng nhiều/rất

nhiều 19 (54,3) 16 (45,7) <0,001 3,69 (1,93-7,01)

Ảnh hưởng không

nhiều/ít/không 10 (14,7) 58 (85,3) 1

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc ngủ với trầm cảm (p=0,004). Những người có sử dụng thuốc ngủ trên 3 lần/ tuần thì có tỷ lệ bị trầm cảm cao gấp 4 lần so với những người sử dụng thuốc với số lần từ 3 lần trở xuống trong tuần, khoảng tin cậy 95% từ 1,45 đến 10,97.

Những người lo lắng ở mức độ nhiều/ rất nhiều về giấc ngủ thì có tỷ lệ bị trầm cảm cao gấp 4,46 lần và tỷ lệ bị lo âu gấp 3,39so với những người không lo hoặc lo một chút về vấn đề giấc ngủ.

Kết quả nghiên cứu tìm thấy được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001)

giữa 2 nhóm khách thể tự đánh giá mức độ ảnh hưởng của mất ngủ đến các hoạt động sinh hoạt và các mối quan hệ xã hội của họ với tỷ lệ trầm cảm, cụ thể. Nhóm khách thể nhận xét là mất ngủ ảnh hưởng nhiều/rất nhiều đến các hoạt động sinh hoạt, mối quan hệ xã hội của họ trong ngày có nguy cơ trầm cảm gấp 11,7 lần và có

nguy cơ lo âu gấp 3,69 lần so với nhóm khách thể cho rằng mức độ ảnh hưởng của mất ngủ chỉ dừng ở mức không nhiều/ít/không.

Những bệnh nhân đang mắc phải chứng mất ngủ mạn tính thường rơi vào tình trạng cáu kỉnh, lo âu, chán nản có có nguy cao dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm. Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao tiếp với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những vấn đền trên tác động ngược lại khiến mất ngủ có xu hướng tăng nặng, trở thành mạn tính.

2.4.4. Mối liên quan giữa trầm cảm, lo âu với đặc bệnh đồng mắc Bảng 2.15. Mối liên quan trầm cảm với đặc điểm bệnh đồng mắc

Đặc tính Trầm cảm n (%) Giá trị p PR (KTC 95%) Có không Các bệnh khác Mắc nhiều bệnh 5 (13,2) 33 (86,8) 1,00 0,95 (0,34-2,63) Mắc 1 bệnh 9 (13,8) 56 (86,2) 1 Thời gian mất ngủ Dưới 1 năm 8 (13,6) 51 (86,4) 1 Dưới 5 năm 2 (6,9) 27 (93,1) 0,37 0,51 (0,11-2,26) Trên 5 năm 4 (26,7) 11 (73,3) 0,21 1,97 (0,68-5,69) Đánh giá mức độ mất ngủ Nặng/rất nặng 10 (32,3) 21 (67,7) 0,001 5,81 (1,97-17,1)

Trung bình/nhẹ/không biết 4 (5,6) 68 (94,4) 1

Cảm thấy hiệu quả điều trị

Không đổi/càng nặng 6 (26,1) 17 (73,9) 0,05 2,61 (1,01-6,76) Có thuyên giảm 8 (10,0) 72 (90,0) 1

Bảng 2.16. Mối liên quan lo âu với đặc điểm bệnh đồng mắc Đặc tính Lo âu n (%) Giá trị p PR (KTC 95%) Có không Các bệnh khác Mắc nhiều bệnh 10 (26,3) 28 (73,7) 0,751 0,9 (0,47-1,73) Mắc 1 bệnh 19 (29,2) 46 (70,8) 1 Thời gian mất ngủ Dưới 1 năm 19 (32,2) 40 (67,8) 1 Dưới 5 năm 6 (20,7) 23 (79,3) 0,283 0,64 (0,28-1,43) Trên 5 năm 4 (26,7) 11 (73,3) 0,688 0,82 (0,33-2,08) Đánh giá mức độ mất ngủ Nặng/rất nặng 16 (51,6) 15 (48,4) 0,001 2,86 (1,57-5,20) Trung bình/nhẹ/không biết 13 (18,1) 59 (81,9) 1

Cảm thấy hiệu quả điều trị

Không đổi/càng nặng 12 (52,2) 11 (47,8) 0,004 2,45 (1,38-4,36) Có thuyên giảm 17 (21,2) 63 (78,8) 1

Kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thông kê ở những đặc điểm về các bệnh đồng mắc, thời gian bị mất ngủ và sự cảm nhận của chính bệnh nhân về kết quả điều trị so với tỉ lệ trầm cảm trên mẫu nghiên cứu.

Nếu lấy yếu tố “nặng/rất nặng” là mốc so sánh với yếu tố trung bình/nhẹ/không biết, kết quả từ bảng cho thấy những bệnh nhân tự đánh giá mức độ bệnh của mình “nặng/rất nặng” có tỉ số nguy cơ trầm cảm gấp 5,81 lần, còn lo âu gấp 2,86 lần so với những bệnh nhân đánh giá là “trungbình/nhẹ/không biết”. Khi được hỏi về sự cảm

nhận của chính bệnh nhân về kết quả điều trị của họ, chúng tôi nhận thấy những bệnh nhân cho rằng kết quả điều trị không đổi hoặc càng nặng hơn thì nguy cơ lo âu cao gấp 2,45 lần so với những người cảm thấy có thuyên giảm với khoảng tin cậy 95% từ 1,38 đến 4,36.

Kết quả trên cho thấy có thể sự đánh giá về mức độ mất ngủ và sự cảm nhận về kết quả điều trị là yếu tố gây nên trầm cảm hay lo âu cho bệnh nhân, những bệnh nhân có cảm nhận tích cực về tình trạng bệnh, kết quả điều trị sẽ ít bị trầm cảm hay lo âu hơn. Mỗi người sẽ có cách tiếp nhận những yếu tố tác động từ bên ngoài khác nhau. Một người có thể nhận thể nhận thấy sự kiện là vui vẻ hay hài lòng, chấp nhận nhưng người khác có thể nhận thấy sự kiện đó là đau khổ hay bực bội. Những người có niềm tin theo hướng tiêu cực thì họ có nguy cơ mắc rối loạn lo âu hoặc trầm cảm cao hơn so với nhưng người có niềm tin theo hưởng tích cực. Điều này chứng minh và củng cố cho lý thuyết về khuynh hướng lạc quan của Sheir và Carver (1987), nếu con người kỳ vọng vào những điều tốt đẹp sẽ xảy ra hoặc có niềm tin rằng kết quả chắc chắn sẽ là tích cực thì đây là yếu tố quyết định giúp con người phấn đấu để đạt được kết quả tốt đẹp hơn. Chúng ta có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu này vào việc nâng đỡ tâm lý cho bệnh nhân mất ngủ, giúp họ tin và những điều tích cực trong cuộc sống để họ nỗ lực phấn đấu trong quá trình điều trị bệnh của bản thân.

Tiểu kết Chương 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính thông qua 2 mặt biểu hiện: rối loạn lo âu, trầm cảm. Với tỉ lệ rối loạn lo âu là 28,2% và trầm cảm tỉ lệ là 13,6%, trong đó có 11,6% được phát hiện kết hợp cả trầm cảm và rối loạn lo âu.

Đã xác định được các đặc điểm chính của khách thể nghiên cứu thể hiện qua các thông tin cá nhân, tình trạng hôn nhân, điều kiện kinh tế, đặc điểm chứng mất ngủ, đặc điểm tình trạng bệnh đồng mắc, sự tự đánh giá cảm nhận tình trạng bệnh.

Bằng kiểm Chi bình phương kết hợp cùng số đo tỉ lệ hiện hành đã cho thấy được mối liên quan ở những đặc điểm của khách thể với rối loạn lo âu và trầm cảm tại thời điểm tiến hành nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Sau khi nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được có 13,6% bị trầm cảm và 28,2% bị rối loạn lo âu, có 11,6% kết hợp cả hai trầm cảm và lo âu.

Hôn nhân đổ vỡ; mâu thuẫn; kinh tế cận nghèo/nghèo; sử dụng thuốc ngủ nhiều (>3 lần); lo lắng giấc ngủ; đánh giá mức độ mất ngủ nặng/rất nặng; mức độ mất ngủ là những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ trầm cảm. Sống chung với người thân, có sự quan tâm hỗ trợ từ gia đình là những yếu tố bảo vệ làm giảm tỉ lệ mắc trầm cảm.

Các yếu tố được tìm thấy có mối liên quan với lo âu thì: Hôn nhân đổ vỡ; mối quan hệ gia đình mâu thuẫn; lo lắng vấn đề giấc ngủ; mức độ ảnh hưởng hoạt động nhiều/rất nhiều; đánh giá mức độ mất ngủ nặng/rất nặng; cảm nhận kết quả điều trị không thay đổi là những yếu tố nguy cơ gia tăng tỉ lệ lo âu. Yếu tố có sự quan tâm hỗ trợ từ gia đình làm giảm tỉ lệ lo âu.

Kiến nghị

Đối với bệnh nhân mất ngủ mạn tính:

Cần quan tâm đến các biểu hiện của tổn thương tâm lý đặc biệt là lo âu, trầm cảm, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, có thể tìm đến những nguồn hỗ trợ về bệnh lý thực thể và tâm lý từ các các bác sĩ và chuyên gia tâm lý.

Người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái,… cần phát huy trách nhiệm, tình cảm yêu thương, quan tâm chăm sóc hỗ trợ tâm lý, tránh gây thêm những căng thẳng, áp lực với bệnh nhân bị chứng mất ngủ mạn tính để có thể hạn chế mức thấp nhất nguy cơ gây nên những tổn thương tâm lý cho họ.

Đối với bác sĩ, chuyên viên tâm lý tại bệnh viện:

Cần có xây dựng quy trình kỹ thuật để đánh giá, sàng lọc tâm lý ở những bệnh nhân bị chứng mất ngủ mạn tính, để có thể nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Đối với các nghiên cứu tiếp theo:

Thực hiện các nghiên cứu mở rộng về các biểu hiện tổn thương tâm lý trên bệnh nhân mất ngủ mạn tính.

Cần nghiên cứu mở rộng đo lường mối liên hệ nhân quả biểu hiện của tổn thương tâm lý là trầm cảm, lo âu với chứng mất ngủ mạn tính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Abdollahi, A., Abu Talib, M., Yaacob, S. N., & Ismail, Z. (2014). Hardiness as a mediator between perceived stress and happiness in nurses. J Psychiatr Ment Health Nurs. doi:10.1111/jpm.12142

Abdollahi, A., Talib, M. A., Yaacob, S. N., & Ismail, Z. (2014). Problem-solving skills and hardiness as protective factors against stress in Iranian nurses. Issues Ment Health Nurs, 35(2), 100-107. doi:10.3109/01612840.2013.843621

American Psychiatric Association - APA. (2000). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-IV TR).

American Psychiatric Association -APA. (2014). Depression. Retrieved from http://www.psychiatry.org/mental-health/depression

American Psychological Association - APA. (2014a). Anxiety. Retrieved from http://www.apa.org/search.aspx?query=anxiety

American Psychological Association - APA. (2014b). Depression. Retrieved from http://www.apa.org/topics/depress/index.aspx

Ancoli-Israel, S. (2006). The impact and prevalence of chronic insomnia and other sleep disturbances associated with chronic illness. Am J Manag Care, 12(8 Suppl), S221-229.

Antonovsky H, & Sagy, S. (1986). The development of a sense of coherence and its impact on responses to stress situations. J Soc Psychol, 126(2), 213-225.

APA. (2013). Diagnostic and statistical manual of mental disorders fifth edition DSM-5.

Bae, H., & Park, H. (2016). Sexual function, depression, and quality of life in patients with cervical cancer. Support Care Cancer, 24(3), 1277-1283. doi:10.1007/s00520-015-2918-z

Bandura A. (1977). Self-efficacy: toward a unifying theory of behavioral change.

Psychological review, 84(2), 191-215.

Bandura A. (1982). The assessment and predictive generality of self-percepts of efficacy. J Behav Ther Exp Psychiatry, 13(3), 195-199.

efficacy in coping with cognitive stressors and opioid activation. J Pers Soc Psychol, 55(3), 479-488.

Barth, J., Schneider, S., & von Kanel, R. (2010). Lack of social support in the etiology and the prognosis of coronary heart disease: a systematic review and meta-analysis. Psychosom Med, 72(3), 229-238. doi:10.1097/PSY.0b013e3181d01611

Bệnh viện tâm thần trung ương. (2012). Nghiên cứu dịch tễ các rối loạn tâm thần tại

Việt Nam. Retrieved from

http://www.bvtttw1.gov.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=697&CatID=83 &MN=26

Braun-Lewensohn O, & Sagy S. (2014). Community resilience and sense of coherence as protective factors in explaining stress reactions: comparing cities and rural communities during missiles attacks. Community Ment Health J, 50(2), 229- 234. doi:10.1007/s10597-013-9623-5

Breslau N, Roth, T., Rosenthal, L., & Andreski, P. (1996). Sleep disturbance and psychiatric disorders: a longitudinal epidemiological study of young adults. Biol Psychiatry, 39(6), 411-418.

Bruss, G. S., Gruenberg, A. M., Goldstein, R. D., & Barber, J. P. (1994). Hamilton Anxiety Rating Scale Interview guide: joint interview and test-retest methods for interrater reliability. Psychiatry Res, 53(2), 191-202.

Bùi Quang Huy. (2008). Trầm Cảm: Nhà xuất bản Y học.

Chen, J., Dunne, M. P., & Han, P. (2004). Child sexual abuse in China: a study of adolescents in four provinces. Child Abuse Negl, 28(11), 1171-1186. doi:10.1016/j.chiabu.2004.07.003

Ciprandi, Giorgio, Schiavetti, Irene, Rindone, Elena, & Ricciardolo, Fabio LM. (2015). The impact of anxiety and depression on outpatients with asthma. Annals of Allergy, Asthma & Immunology, 115(5), 408-414.

De Jonge, P, Roy, JF, Saz, P, Marcos, G, & Lobo, A. (2006). Prevalent and incident depression in community-dwelling elderly persons with diabetes mellitus: results from the ZARADEMP project. Diabetologia, 49(11), 2627-2633.

Delmas, P. (2007). [Hardiness, a resource for coping with stress]. Rev Infirm(128), 24.

Đỗ Trung Quân. (2015). Nhận xét thực trạng trầm cảm của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 bằng bộ câu hỏi PHQ-9. 35-50.

Egede, L. E., & Ellis, C. (2010). Diabetes and depression: global perspectives.

Diabetes Res Clin Pract, 87(3), 302-312. doi:10.1016/j.diabres.2010.01.024

Engel G. L. (1977). The need for a new medical model: a challenge for biomedicine.

Science, 196(4286), 129-136.

Erika's Lighthouse. (2009). Parent Handbook on Childhood and Adolescent Depression - Spiral-bound Erika's Lighthouse: A Beacon of Hope for Adolescent Depression: Erika’s Lighthouse, Inc. .

Evans, , E. C., & Bullock, L. F. (2012). Optimism and other psychosocial influences on antenatal depression: a systematic review. Nurs Health Sci, 14(3), 352-361. doi:10.1111/j.1442-2018.2012.00700.x

Fava, M., & Kendler, K. S. (2000). Major depressive disorder. Neuron, 28(2), 335- 341.

Ford, D. E., & Kamerow, D. B. (1989). Epidemiologic study of sleep disturbances and psychiatric disorders. An opportunity for prevention? JAMA, 262(11), 1479- 1484.

Foureur, M., Besley, K., Burton, G., Yu, N., & Crisp, J. (2013). Enhancing the resilience of nurses and midwives: pilot of a mindfulness-based program for increased health, sense of coherence and decreased depression, anxiety and stress.

Contemp Nurse, 45(1), 114-125. doi:10.5172/conu.2013.45.1.114

Friedman, E. H. (1993). Neurobiology of techno-stress. J Occup Med, 35(3), 315. Funk, S. C. (1992). Hardiness: a review of theory and research. Health Psychol,

11(5), 335-345.

Harvard Health Publications. (2008). Anxiety and Physical illness. Retrieved from http://www.health.harvard.edu/staying-healthy/anxiety_and_physical_illness Headey. B, & Wearing. A. (1988). Coping with the social environment: the

Community Health Stud, 12(4), 444-452.

Henry, J. D., & Crawford, J. R. (2005). The short-form version of the Depression Anxiety Stress Scales (DASS-21): construct validity and normative data in a large non-clinical sample. Br J Clin Psychol, 44(Pt 2), 227-239. doi:10.1348/014466505X29657

Hills, H., & Norvell, N. (1991). An examination of hardiness and neuroticism as potential moderators of stress outcomes. Behav Med, 17(1), 31-38. doi:10.1080/08964289.1991.9937550

Hoàng Phê. (1998). Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã Hội. Hoàng Thị Tuấn Tình. (2017). Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo

đường tại bệnh viện Quận 2. Y học thành phố Hồ Chí Minh.

Holdorff, B. (2011). The fight for 'traumatic neurosis', 1889-1916: Hermann Oppenheim and his opponents in Berlin. Hist Psychiatry, 22(88 Pt 4), 465-476. doi:10.1177/0957154X10390495

Hyyppa, M. T., & Kronholm, E. (1989). Quality of sleep and chronic illnesses. J Clin Epidemiol, 42(7), 633-638.

Ismail. K, Winkley, K., & Rabe-Hesketh, S. (2004). Systematic review and meta- analysis of randomised controlled trials of psychological interventions to improve glycaemic control in patients with type 2 diabetes. lancet, 363(9421), 1589-1597. doi:10.1016/S0140-6736(04)16202-8 S0140-6736(04)16202-8 [pii]

Jin Sheng Hong, & Jun Tian. (2012). Prevalence of anxiety and depression and their risk factors in Chinese cancer patients. Supportive Care in Cancer, 22(2), 453- 459.

Johnson E. O, Roth, T., & Breslau, N. (2006). The association of insomnia with anxiety disorders and depression: exploration of the direction of risk. J Psychiatr Res, 40(8), 700-708. doi:10.1016/j.jpsychires.2006.07.008

Kasl S. V. (1984). Stress and health. Annu Rev Public Health, 5, 319-341. doi:10.1146/annurev.pu.05.050184.001535

Katz D. A, & McHorney, C. A. (1998). Clinical correlates of insomnia in patients with chronic illness. Arch Intern Med, 158(10), 1099-1107.

Kawachi, I., Colditz, G. A., Ascherio, A., Rimm, E. B., Giovannucci, E., Stampfer, M. J., & Willett, W. C. (1996). A prospective study of social networks in relation to total mortality and cardiovascular disease in men in the USA. J Epidemiol Community Health, 50(3), 245-251.

Khuwaja, Ali Khan, Lalani, Saima, Dhanani, Raheem, Azam, Iqbal Syed, Rafique, Ghazala, & White, Franklin. (2010). Anxiety and depression among outpatients with type 2 diabetes: A multi-centre study of prevalence and associated factors.

Diabetology & metabolic syndrome, 2(1), 72.

Kobasa, & , S. C. (1979). Personality and resistance to illness. Am J Community Psychol, 7(4), 413-423.

Kobasa, S. C. (1979). Stressful life events, personality, and health: an inquiry into hardiness. J Pers Soc Psychol, 37(1), 1-11.

Kobasa, S. C., Hilker, R. R., & Maddi, S. R. (1979). Who stays healthy under stress?

J Occup Med, 21(9), 595-598.

Kroenke, K., Spitzer, R. L., & Williams, J. B. (2001). The PHQ-9: validity of a brief depression severity measure. J Gen Intern Med, 16(9), 606-613.

Larrousse. (1997). Grand Dictionnaire de la psychologie.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện thành phố hồ chí minh (Trang 83)