Những biểu hiện sinh lý của lo âu bao gồm những triệu chứng hệ thần kinh giao cảm như là run, đổ mồ hôi, dãn đồng tử và trải nghiệm chủ quan của nhịp tim nhanh, mà nhiều người gọi nó là “hồi hộp”. Những người bệnh lo âu cũng thường xuyên kể những triệu chứng dạ dày ruột (ví dụ: tiêu chảy) và rối loạn đường niệu (ví dụ: tiểu thường xuyên). Những triệu chứng lo âu có thể theo tình huống hoặc trôi lơ lửng. Lo âu tình huống được gây ra bởi một phản ứng quá mức với những yếu tố sang chấn môi trường bên ngoài, có thể nhận diện được, trái lại lo âu trôi lơ lửng không có yếu tố khởi phát bên ngoài cụ thể.
Phân loại DSM-IV về các rối loạn lo âu
Sự phân loại các rối loạn lo âu theo DSM-IV bao gồm: (American Psychiatric Association - APA, 2000)
-Rối loạn lo âu toàn thể (LATT)
-Rối loạn hoảng loạn (có hoặc không có ám ảnh sợ khoảng trống) -Các ám ảnh sợ chuyên biệt và sợ xã hội
-Rối loạn ám ảnh bó buộc (OCD)
-Rối loạn stress sau chấn thương (PTSD) -Rối loạn stress cấp (ASR)
Các chẩn đoán rối loạn lo âu do một bệnh thực thể hoặc rối loạn lo âu do chất được sử dụng nếu bệnh thực thể hoặc sử dụng chất hoặc cai chất là nguyên nhân chính của những triệu chứng lo âu này.
Các rối loạn lo âu được phân biệt với nhau bởi sự hiện diện hay không của một yếu tố sang chấn môi trường rõ rệt (hiện diện trong các ám ảnh sợ, PTSD và stress cấp; và không hiện diện trong rối loạn hoảng loạn, mạn tính trong LATT) (Harvard Health Publications, 2008).
Rối loạn lo âu toàn thể (LATT)
Rối loạn lo âu toàn thể là lo lắng thái quá về sức khỏe, an toàn, tiền bạc và các khía cạnh khác của cuộc sống hàng ngày mà kéo dài 6 tháng trở lên. Thường đi kèm
với đau cơ, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, khó thở và mất ngủ.
Rối loạn lo âu toàn thể có tỉ lệ 3-5% trong dân số và nó thường kèm với trầm cảm chủ yếu. Khoảng 50% người bệnh khởi phát LATT ở thời thiếu nhi hoặc vị thành niên. Những triệu chứng mạn tính và có xu hướng nặng hơn trong thời kỳ sang chấn. Đòi hỏi điều trị thường không xác định, dù một số người bệnh LATT trở nên gần như mất triệu chứng trong một vài năm.
Rối loạn hoảng loạn (có hoặc không có ám ảnh sợ khoảng trống)
Rối loạn hoảng loạn được đặc trưng bởi các cơn hoảng loạn từng giai đoạn, các thời kỳ lo âu mạnh mà khởi phát đột ngột và gia tăng về cường độ trong khoảng thời gian 10 phút. Các cơn hoảng loạn thường xảy ra khoảng 2 lần mỗi tuần và kéo dài 30 phút mỗi cơn, dù vậy chúng hiếm khi theo sau một mô hình cố định. Trong cơn, người bệnh có các triệu chứng tim và hô hấp mạnh đưa người bệnh với niềm tin rằng sẽ sắp chết. Giữa các cơn, người bệnh thường phát triển lo âu chờ đợi, một sự sợ hãi căng thẳng rằng sẽ có một cơn khác làm hạn chế nhiều hơn chức năng của người bệnh.
Trong rối loạn hoảng loạn có ám ảnh sợ khoảng trống, các cơn hoảng loạn thường kèm với sợ và tránh né những nơi công cộng hoặc những tình huống khó có thể thoát được hoặc không có sự giúp đỡ. Ví dụ, một người bệnh rối loạn hoảng loạn có ám ảnh sợ khoảng trống có thể có một cơn hoảng loạn bất cứ khi nào anh ta đi ra ngoài một mình nhưng không xảy ra khi ra ngoài với vợ anh ta. Những người bệnh có thể né các khu mua sắm, nhà hát (trừ khi họ ngồi dãy cuối), và lái xe nơi lưu thông đông đúc.
Các ám ảnh sợ chuyên biệt và sợ xã hội
Các ám ảnh sợ được đặc trưng bởi sự sợ hãi vô lý, không có cơ sở về những vật dụng hoặc tình huống nào đó. Ám ảnh sợ chuyên biệt là sợ sự vô lý những thứ như rắn, thang máy, hoặc những khu vực đóng kín (ám ảnh sợ chỗ kín). Bản chất của các kích thích này (ví dụ, các hiện tượng tự nhiên của động vật hoặc thực vật) mà gây khởi phát triệu chứng phân chia các ám ảnh sợ thành các phân nhóm.
Ám ảnh sợ xã hội còn gọi là rối loạn lo âu xã hội là sự sợ bùng phát bản thân lúng túng nơi công cộng hoặc sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Rối loạn ám ảnh bó buộc
Những người bị rối loạn ám ảnh bó buộc trải qua những cảm xúc, tư duy và hình ảnh (ám ảnh) thâm nhập, ngoài ý muốn, tái diễn và lo âu. Sự lo âu được giảm nhẹ đến một phạm vi nào đó bởi thực hiện những hành vi lặp đi lặp lại (bó buộc) và đôi khi bởi chính suy nghĩ ám ảnh. Triệu chứng thông thường nhất trong OCD là sự tránh né nhiễm bẩn tay và nhu cầu bức bách phải rửa tay lặp đi lặp lại sau khi sờ vào các đồ vật. Việc kiểm tra lặp đi khóa cửa, khóa bình ga và đếm các đồ vặt là những sự thường thấy khác. Những hành vi như vậy có thể tiêu tốn hàng giờ đồng hồ và dẫn đến những hậu quả y khoa (ví dụ: hư hại da tay hoặc rửa tay quá kỹ). Những người bệnh ám ảnh bó buộc thường có sự thấu hiểu; họ nhận thức rằng những suy nghĩ và hành vi này là vô lý và muốn loại bỏ chúng.
Vì rối loạn Tourette và động kinh thái dương cũng liên quan đến những vận động lặp lại, rối loạn ám ảnh bắt buộc phải được phân biệt với những rối loạn này. Mặc dù chúng là chứng bệnh khác nhau, OCD và rối loạn Tourette có liên quan về di truyền; có tỉ lệ cao OCD trong đó nhu câu ý thức về sự hoàn hảo có thể biểu hiện ở những hành vi lặp lại, nhưng trong đó những nghi thức giống như rửa tay không nổi bật.