Ưu điểm của việc ứng dụng phương pháp CLIL trong dạy học cho HSTH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp content and language intergranted learning (CLIL) trong dạy học khoa học (Trang 35 - 38)

CLIL là một phương pháp phù hợp giúp người học có thể thụđắc một ngôn ngữ nào đó khác tiếng mẹđẻ, đặc biệt là với những đối tượng nhỏ tuổi như HSTH. Bên cạnh đó, CLIL còn mang đến những lợi ích khác cho người học như: chuẩn bịhành trang cho

việc tiếp tục học lên hoặc cho công việc trong tương lai của người học; truyền tải đến người học những nội dung văn hoá, cộng đồng, xã hội; phát triển nhận thức và nhu cầu đa ngôn ngữcho người học; thúc đẩy sựlinh hoạt trong tư duy nhận thức; cung cấp tính chính xác và thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ;giúp tăng sự tự tin của người học (Cooze, 2018). Tính khả thi, hiệu quả của phương pháp đã và đang được chứng minh ở nhiều nền giáo dục tại châu Âu suốt khoảng ba thập kỷ qua.

Cơ sở của việc ứng dụng CLIL trong dạy học ngôn ngữcho HSTH là thuyết thụ đắc ngôn ngữ của Krashen. Krashen (1982) đã chỉ ra sự khác biệt giữa học gián tiếp và thụđắc ngôn ngữ. Học gián tiếp là một tiến trình học có ý thức, diễn ra trong bối cảnh giáo dục như ở lớp học, trường học, chẳng hạn như HS học thuộc từ vựng, quy tắc ngữ pháp và áp dụng các quy tắc đó đểlàm bài tập,… Trong khi đó, thụđắc trực tiếp là một tiến trình vô thức, diễn ra một cách tự nhiên khi tiếp xúc trực tiếp với ngôn ngữ nhằm mục đích truyền thông, tương tác xã hội, tương tựnhư quá trình tiếp nhận tiếng mẹđẻ; người thụ đắc ngôn ngữ không quan tâm nhiều đến hình thức, văn phạm mà chỉ quan tâm đến nội dung chuyển tải, tuy nhiên có thể dần hoàn thiện văn phạm nhờ cảm quan ngôn ngữ, do đó dẫn đến dựlưu loát khi sử dụng ngôn ngữnhưng thường khó giải thích tường minh về ngôn ngữđó. Có thể thấy, học gián tiếp tuy mang ưu điểm là có được sự chính xác văn phạm, có thể giải thích các quy tắc ấy, songlại không lĩnh hội được ngôn ngữấy, nói cách khác là nó chưa trở thành một bộ phận trong hệ thống ngôn ngữ nội tại của cá nhân. Sựphân biệt học gián tiếp và thục đắc trực tiếp này nhằm mục đích nhấn mạnh vào việc để dạy học ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất thì cần tạo môi trường học tập với những tình huống giao tiếp chân thực và có ý nghĩa.

Ở mỗi giai đoạn, đặc điểm học tập cũng như cách thức não bộ của trẻ hoạt động để tiếp nhận một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ là mỗi khác nhau. Tuy nhiên, điểm mẫu chốt của việc thụđắc ngôn ngữnhư đã trình bày chính là cơ hội để trải nghiệm với ngôn ngữ đó, hay nói cách khác chính là môi trường học tập ngôn ngữ. CLIL với mục tiêu kép đã cung cấp cho người học một môi trường giàu ngôn ngữđể trải nghiệm. Đặc biệt, đây chính là một môi trường ngôn ngữ tự nhiên được tạo ra bởi các nhiệm vụ học tập của môn học (như Toán, Khoa học,…). Đồng thời, các nhiệm vụ học tập đó giúp ngôn ngữ trởnên có ý nghĩa, cũng như là tạo động lực để HS sử dụng ngôn ngữvào quá trình tư duy, tự tìm hiểu, phát biểu ý kiến hoặc tiếp thu kiến thức.

Slattery và Willis (2001) đã chỉ ra những đặc điểm của trẻở độ tuổi tiểu học đối với quá trình thụđắc ngôn ngữ (cụ thểlà tiếng Anh) như sau:

Bảng 1.2. Đặc điểm của trẻđối với quá trình thụđắc ngôn ngữ(Slattery & Willis, 2001, pp. 4-5)

Dưới 7 tuổi Từ 7 – 12 tuổi

- Thụ đắc ngôn ngữ thông qua nghe và trải nghiệm trong môi trường “giàu ngôn ngữAnh”, hầu như giống với cách trẻ thụ đắc tiếng mẹđẻ.

- Học thông qua chơi; trẻ không cố gắng học các từhoặc cụm từ mới một cách có ý thức, mà là học trong vô thức.

- Thích chơi đùa với âm thanh của ngôn ngữ, bắt chước lại hoặc là tạo ra những âm thanh vui tai.

- Chưa thể tự tổ chức, quản lý việc học của bản thân. Thông thường không ý thức là mình đang học một ngoại ngữ, trẻ chỉ cảm thấy đơn giản là mình đang vui chơi. - Có thểchưa biết đọc, viết tiếng mẹđẻ; vì vậy việc lặp lại từ mới và cách diễn đạt thông qua trò chuyện và vui chơi là rất quan trọng.

- Ngữ pháp sẽ dần hoàn thiện khi trải nghiệm nhiều trong môi trường tiếng Anh.

- Có thểđọc, viết tiếng mẹđẻ.

- Phát triển về mặt nhận thức như là một nhà tư tưởng.

- Nhận biết được sự khác biệt giữa cái thật và cái tưởng tượng.

- Có thểlên kếhoạch và tổ chức để thực hiện một hoạt động nào đó một cách tốt nhất.

- Có thểlàm việc với người khác và học tập từngười khác.

- Có thể tin tưởng và chịu trách nhiệm vềcác hoạt động trong lớp học.

Từ những đặc điểm mà Slattery và Willis đã chỉ ra như ở bảng trên, có thể thấy việc dùng một ngôn ngữ khác tiếng mẹđẻ để dạy học một môn học nào đó cho HSTH là hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ, ởđộ tuổi từ 7 đến 12, các em đã có thểlên kếhoạch và tổ chức hoặc thậm chí là chịu trách nhiệm về một hoạt động học tập nào đó, chứ không còn tâm thế học thông qua chơi so với trẻ nhỏhơn. Hơn nữa, các em cũng đã có thểlàm việc cùng nhiều bạn học khác và học tập từ bạn của mình. Slattery và Willis cũng đề xuất một sốhoạt động học tập có thể tổ chức cho HSTH như:

- khuyến khích HS đọc bằng tiếng Anh (truyện tranh, đọc luật chơi); - giải thích những vấn đề về ngôn ngữ, nhưng chỉở mức rất đơn giản;

- khuyến khích HS viết sáng tạo, hỗ trợđể HS thoả sức trải nghiệm với ngôn ngữ; - giải thích dựđịnh của GV và yêu cầu HS giúp đỡđể tổ chức các hoạt động. Tóm lại, phương pháp CLIL tạo điều kiện cho HSTH vừa học ngôn ngữ, vừa học trong ngôn ngữ và vừa học về ngôn ngữ, từđó thụđắc ngôn ngữ: học ngôn ngữ tức là học một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ bao gồm kĩ năng nghe – nói, các bài đọc vần, kĩ năng đọc, kĩ năng viết, làm văn,…; học trong ngôn ngữ(hay học thông qua ngôn ngữ/ học bằng ngôn ngữ) là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết được sử dụng như là công cụđể học môn học khác; học về ngôn ngữlà xem xét, phân tích, lý giải cách thức hoạt động của ngôn ngữ, đối với HSTH thì nghĩalà học về ngữ pháp, học ngữâm, học ngữnghĩa,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp content and language intergranted learning (CLIL) trong dạy học khoa học (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)