CLIL bao gồm cả việc dạy học môn chuyên ngành và dạy học ngoại ngữ, do vậy CLIL đặt ra nhiều thách thức không chỉ đối với HS mà còn đối với GV. Chu Thu Hoàn (2018) cho rằng chính tính linh hoạt và những nét đặc trưng của riêng CLIL đã tạo ra những khó khăn trong quá trình triển khai.
Một trong những đòi hỏi quan trọng nhất ởngười GV CLIL là năng lực ngôn ngữ. Những quy định cụ thể vềnăng lực ngôn ngữ của GV CLIL là cần thiết. Chẳng hạn như ở Ba Lan, điều kiện để có thể dạy học ứng dụng CLIL là tốt nghiệp sư phạm môn học chuyên ngành và thành thạo ngoại ngữ với trình độB2 hoặc B2+ theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung của châu Âu (CEFR); nếu chọn khoá học cùng lúc môn học chuyên ngành và ngoại ngữ thì cần đạt trình độC2 theo Khung tham chiếu trình độngoại ngữ chung của châu Âu (CEFR) (Papaja, 2013, pp. 150).
Một GV CLIL (tức GV dạy học ứng dụng phương pháp CLIL) có thểlà GV bộ môn, cũng có thểlà GV ngôn ngữ. Mỗi một GV sẽ phải đối mặt với những thử thách khác nhau, chẳng hạn như GV ngoại ngữ cần bổ sung kiến thức môn chuyên ngành, trong khi đó, GV bộ môn thì cần nâng cao năng lực ngoại ngữnói chung và ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng. Bàn về việc tham gia dạy học ởlớp học CLIL đối với các GV bộmôn, Chu Thu Hoàn (2018) cho rằng họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu thiếu đi kiến thức về ngôn ngữ, do đó nhiều trường học thường lựa chọn việc đào tạo cho các GV ngoại ngữ những kiến thức chuyên ngành nhất định để học trở thành GV CLIL. Tác giả
trình độ ngôn ngữ dẫn đến lối giảng dạy mang tính bù trừ ởđó các bài giảng tập trung sử dụng ngoại ngữ để “khái quát” những nội dung đã hoàn toàn được giải thích rõ ở tiếng mẹđẻ; Thứ hai, các GV bộ môn muốn giúp HS tăng thêm kiến thức ngôn ngữ nên sẽđưa ra các giải thích mang tính từ ngữ, làm cho các bài giảng trở thành một bài giảng ngôn ngữ và tiêu tốn thời gian hơn cho việc dịch nghĩa nội dung. Song, tác giảcũng cho rằng việc sử dụng ngôn ngữnhư người bản địa không phải là một yếu tố bắt buộc đối với các GV bộ môn, bởi trình độ sư phạm của GV đểđưa ra hướng dẫn thông qua một ngôn ngữ khác tiếng mẹđẻ và tính chính xác của ngôn ngữ mới là yếu tố quan trọng cho sự thành công của CLIL, bên cạnh đó còn cần cả sự hợp tác giữa các GV bộ môn và các GV ngôn ngữ.
Một điều hiển nhiên rằng, để tiết học với CLIL diễn ra một cách hiệu quả, không chỉ có sựđòi hỏi ởnăng lực ngôn ngữ của GV, mà cảnăng lực ngôn ngữ của HS cũng là điều quan trọng. GV CLIL cũng cần hiểu rằng “chuyển đổi mã” (code switching) trong ngôn ngữ khi HS sử dụng một ngôn ngữ khác tiếng mẹđẻ để học tập là một cơ chế tự nhiên và hiển nhiên, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiếp nhận ngôn ngữ đó. Do đó, nhiệm vụ của GV CLIL là linh hoạt điều chỉnh giúp HS từ tiếp nhận ngôn ngữ một cách có ý thức thành tiếp nhận ngôn ngữ một cách vô thức và đồng thời đạt được mục tiêu trong môn học, bằng cách đưa ra những chỉ dẫn, tạo những bước đệm hỗ trợ (kỹ thuật giàn giáo – scaffolding) hay sử dụng các phương tiện hình ảnh và truyền thông.
Trong lớp học CLIL, ngôn ngữ khác tiếng mẹđẻ được sử dụng để dạy học một môn học nào đó. Do đó, bên cạnh năng lực ngôn ngữ, các GV CLIL cũng cần có hiểu biết sâu sắc về môn học sẽ giảng dạy. Chính vì thế, nếu muốn trở thành một GV CLIL, GV ngôn ngữ cần tham gia các khoá bồi dưỡng về một môn học cụ thểnào đó. Các kiến thức, kỹnăng và năng lực vận dụng trong môn học của GV CLIL không chỉ cần được đáp ứng với tiếng mẹ đẻ, mà còn cần với ngôn ngữđích, nói cách khác chính là khía cạnh học thuật của ngôn ngữđích. Các GV bộ môn vềcơ bản đã có các năng lực dạy học mang tính đặc thù môn học, tuy nhiên các GV ngoại ngữ thì cần trau dồi thêm. Do đó, thật sự cần sự hợp tác giữa các GV ngôn ngữ và các GV bộ môn.
Để có thểtruyền tải kiến thức đến HS và tổ chức các hoạt động trong lớp học một cách hiệu quả và thành công nhất, một đòi hỏi khác đối với các GV CLIL là kỹnăng, phương pháp sư phạm của họ. Đặc biệt, các GV cần chú ý, cần có sự điều chỉnh linh hoạt trong những phương thức sư phạm, cách thức giảng dạy trong lớp học CLIL, bởi lớp học CLIL có những khác biệt so với cách họđược học ngoại ngữhoặc cách họđược đào tạo thông thường trước đó. Các GV cần có khảnăng xác định các rào cản và các
yếu tố có thểtác động tiêu cực đến tiết học, đề xuất cách khắc phục cũng như sử dụng một cách linh hoạt, đa dạng các phương pháp, kỹ thuật và chiến lược để khắc phục những khó khăn đó. Không chỉ vậy, GV CLIL còn cần giúp HS đạt được năng lực một môn học nào đó (như năng lực toán học, năng lực khoa học,…) theo kỹ thuật giàn giáo (như đã đề cập trước đó), tức là tạo bước đệm gợi ý để HS tìm hiểu bằng ngôn ngữđích một cách súc tích, dễ hiểu nhất. Bên cạnh đó, GV CLIL cũng cần có khảnăng khai thác tài liệu, xây dựng tài liệu, lựa chọn và bổsung tài liệu dựa trên khung chương trình có sẵn, đáp ứng được yêu cầu của chương trình cũng như hứng thú, mối quan tâm của HS. Các hoạt động trong lớp học CLIL là đa dạng, có thểlà thí nghiệm, là trò chơi hoặc là thảo luận,… và được tổ chức dưới hình thức cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp, tuỳ vào mục đích học tập. Do đó, năng lực quản lý lớp học của GV là rất quan trọng. GV cần duy trì được sự hứng thú, sựquan tâm và động lực học tập của HS, tích cực và chủđộng hoá hoạt động của HS trong sự kiểm soát thời gian.
Bên cạnh đó, như đã trình bày, bản thân phương pháp CLIL có những đặc trưng riêng. Do đó, một GV CLIL cũng cần hiểu sâu sắc lý thuyết phương pháp CLIL cũng như các lý thuyết liên quan như thuyết thụđắc ngôn ngữ – language acquistion và học ngôn ngữ – language learning.
Dưới đây, nghiên cứu đặc biệt đề cập đến quan điểm của Marsh – một trong những nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu và phát triển nên CLIL. Marsh (2002, pp. 79-80) đã tóm tắt quan điểm của Marsh về một GV CLIL lý tưởng như sau:
• Về năng lực ngôn ngữ - giao tiếp:
- Đủ hiểu biết về ngôn ngữđích và kỹnăng ngữ dụng để dạy học ứng dụng CLIL. - Đủ hiểu biết vềloại ngôn ngữđược sử dụng bởi đa sốngười học (có thể hiểu đơn giản là tiếng mẹđẻ).
- Có khảnăng sử dụng thành thạo một ngôn ngữ bổ sung, có thể chỉ là ngôn ngữ đích trong lớp học CLIL hoặc có thể thêm một số ngôn ngữ khác.
• Về lý thuyết:
- Hiểu biết sâu sắc sự tương đồng và khác biệt giữa thuyết thụ đắc ngôn ngữ (language acquistion) và học ngôn ngữ(language learning).
• Về phương pháp giảng dạy:
- Có khảnăng xác định những khó khăn trong việc dạy học ngôn ngữ (ví dụnhư các quy tắc ngữ pháp).
- Có khảnăng khai thác các chiến lược đểtăng cường việc giao tiếp ởngười học, do đó có thể tối đa tạocơ hội giúp người học được sử dụng ngôn ngữ.
- Có khảnăng sử dụng các phương thức giao tiếp/ tương tác đểđơn giản hóa việc hiểu nghĩa/ ý nghĩa nói chung.
- Có khả năng sử dụng các chiến lược (ví dụ: luyện tập lặp lại, bắt chước,...) để chỉnh sửa và mô hình hóa việc sử dụng ngôn ngữ chính xác,
- Có khả năng tổ chức các hoạt động với mục tiêu kép, đồng thời đáp ứng cho cả khía cạnh môn học và khía cạnh ngôn ngữ.
• Về môi trường học tập:
- Có khả năng bố trí, sắp xếp lớp học theo nhiều cách khác nhau nhằm tạo môi trường học tập phong phúcho người học.
- Có khảnăng làm việc với nhiều người học trong sựđa dạng ngôn ngữ, đa dạng văn hóa.
- Có khảnăng sử dụng nhiều chiến lược giúp người học học tập tích cực bằng cách hợp tác ngang hàng và tự chủ.
- Có kiến thức và khả năng khai thác công nghệthông tin và truyền thông trong môi trường học tập CLIL.
• Về năng lực phát triển tài liệu:
- Có khảnăng đáp ứng và khai thác tài liệu,
- Có khảnăng lựa chọn các tài liệu bổ sung dựa trên chủđề có sẵn.
• Về năng lực đánh giá:
- Có khảnăng phát triển và thực hiện các công cụđánh giá và định giá.
Đồng thời, Marsh và các đồng nghiệp đã đề xuất khung châu Âu nhằm dùng trong việc đào tạo GV CLIL (The European Framework for CLIL Teacher Education - EFCT). EFCT nhằm mục đích là công cụ để thiết kếchương trình đào tạo và phát triển chuyên môn cho GV CLIL, với nội dung gồm ba phần: các thuật ngữliên quan đến CLIL; những năng lực chuyên môn cần có; Modules phát triển chuyên môn đã được đề cập. Marsh
cũng nhấn mạnh rằng EFCT chỉlà một đề xuất chứ không phải là một mẫu quy định bắt
buộc. Tham khảo EFCT tại đây:
https://ebuah.uah.es/dspace/bitstream/handle/10017/14881/CLILFramework_Marsh.pd f?sequence=1