Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học (2018) ở Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp content and language intergranted learning (CLIL) trong dạy học khoa học (Trang 49 - 54)

Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học (2018) ở Tiểu học là một trong những sựđổi mới của nền giáo dục Việt Nam. Chương trình được xây dựng trên quan điểm kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình môn học đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Do đó, chúng tôi mong muốn được góp phần trong sự đổi mới này, sử dụng khung chương trình môn Khoa học đã được đổi mới vừa mang tính cập nhật quốc tế vừa mang nét riêng của giáo dục quốc gia trong việc hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên cũng như nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho HS.

Mục tiêu chương trình

Theo tài liệu Chương trình giáo dục phổthông môn Khoa học 2018, của BộGiáo dục và Đào tạo, mục tiêu của môn Khoa học ở Tiểu học gồm:

- Môn Khoa học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tựnhiên; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.

- Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thế giới tựnhiên, bước đầu có kĩ năng tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh và khảnăng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng, mối quan hệtrong tự nhiên, giải quyết các vấn đềđơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.

Nội dung giáo dục

Để thực hiện mục tiêu đềra nói trên, Chương trình giáo dục phổthông môn Khoa học (2018) tổ chức nội dung giáo dục xoay quanh 6 chủđề: Chất; Năng lượng; Thực vật và động vật; Nấm, vi khuẩn; Con người và sức khoẻ; Sinh vật và môi trường, với nội dung khái quát như sau:

Bảng 1.5. Nội dung giáo dục khái quát của môn Khoa học (lấy từ“Chương trình giáo dục phổthông tổng thể2018”) Mạch nội dung Lớp 4 Lớp 5 Chất - Nước - Không khí - Đất - Hỗn hợp và dung dịch - Sự biến đổi của chất Năng lượng - Ánh sáng - Âm thanh - Nhiệt

- Vai trò của năng lượng - Năng lượng điện - Năng lượng chất đốt

- Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy Thực vật và động vật - Nhu cầu sống của thực vật và động vật - Ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của thực vật, động vật trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi

- Sự sinh sản ở thực vật và động vật - Sựlớn lên và phát triển của thực vật và động vật Nấm, vi khuẩn - Nấm - Vi khuẩn Con người và sức khoẻ

- Dinh dưỡng ởngười

- Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng

- An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh đuối nước

- Sự sinh sản và phát triển ởngười - Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì - An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh bịxâm hại

Sinh vật và môi trường

- Chuỗi thức ăn

- Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

- Vai trò của môi trường đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng

Theo tài liệu Chương trình, những chủđề này được phát triển từlớp 4 đến lớp 5. Tuỳtheo từng chủđề, nội dung giáo dục giá trịvà kĩ năng sống; giáo dục sức khoẻ, công nghệ, giáo dục môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai,... được thể hiện ở mức độđơn giản và phù hợp.

Ngoài ra, theo đề án “Dạy và học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam” (Quyết định số 5695/QĐ-UBND), loại hình dạy học Tiếng Anh tích hợp trong môn Khoa học là sự kết hợp giữa chương trình Việt Nam và Anh quốc, luận văn đã tìm hiểu Chương trình quốc gia môn Khoa học của Anh quốc (National curriculum in England, 2015) và Chương trình giáo dục phổthông môn Khoa học 2018 của Việt Nam và có những nhận xét sau:

Bảng 1.6. So sánh Chương trình môn Khoa học ởTiểu học của Việt Nam và Anh

quốc

Việt Nam Anh quốc

Chương trình được xây dựng theo hướng mở, 1 chương trình/ nhiều bộ sách giáo khoa.

 Manh tính định hướng, tác giả sách giáo khoa và GV được phát huy tính chủ động và sáng tạo, nhà trường và GV được quyền chủđộng lựa chọn, bổ sung một số nội dung cho từng chủ đề, có thể phát triển cho phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệvà yêu cầu của thực tế.

Chương trình nêu rõ “…các trường có thểlinh hoạt giới thiệu nội dung sớm hơn hoặc muộn hơn so với quy định trong chương trình học. Ngoài ra, các trường còn có thể triển khai nội dung trong giai đoạn sau vào giai đoạn đó nếu thích hợpp. Tất cả các trường được yêu cầu xây dựng chương trình giảng dạy khoa học của mình theo từng năm và cung cấp thông tin này trực tuyến.”

 Manh tính định hướng, nhà trường và GV được quyền chủđộng lựa chọn nội dung cụ thể và xây dựng thành chương trình riêng.

Chương trình môn Khoa học ở Tiểu học được thực hiện ởlớp 4 và 5.

(Trước đó, cũng thuộc nhóm khoa học tự nhiên, HS Tiểu học được học môn Tự

Chương trình môn Khoa học ở Tiểu học được chia thành 2 giai đoạn và thực hiện từlớp 1 đến lớp 6.

nhiên và Xã hội lớp 1, 2 , 3, tuy nhiên trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉđề cập đến môn Khoa học ởlớp 4, 5)

+ Lower key stage 2: lớp 3, 4 + Upper key stage 2: lớp 5, 6 Mục tiêu chương trình: (trình bày ở

trên)

 Hướng đến việc hình thành những phẩm chất tốt đẹp, ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng cho HS; chú trọng khơi dậy trí tò mò khoa học và tình yêu khoa học của HS, hình thành năng lực khoa học cho HS.

Mỗi giai đoạn (key stage) có mỗi mục tiêu cụ thể khác nhau.

Tuy nhiên, mục tiêu trọng tâm và xuyên suốt Chương trình Khoa học ở cấp Tiểu học là hình thành và phát triển cho HS phương pháp “làm việc khoa học”, với các kĩ năng cụ thể được đề ra ở từng giai đoạn như: đặt câu hỏi, dựđoán, quan sát, thu thập, ghi chép, thống kê, tổng hợp thông tin, thí nghiệm, báo cáo, trình bày các phát hiện theo nhiều cách (sơ đồhoá, từ khoá, bảng biểu đồ…), đề xuất giải pháp,... Kiến thức là nền tảng, tạo điều kiện cho HS hình thành, rèn luyện và phát huy "làm việc khoa học".

Lớp 4, 5: Chất; Năng lượng; Thực vật và động vật; Nấm, vi khuẩn; Con người và sức khoẻ; Sinh vật và môi trường (xem thêm nội dung khái quát trong Bảng 1.5)

 Được xây dựng theo quan điểm đồng tâm, những chủ đề này được phát triển từlớp 4 đến lớp 5.

Year 1: Plants; Animals, including humans; Everyday materials; Seasonal changes

Year 2: Living things and their habitats; Plants; Animals, including humans; Uses of everyday materials

Year 3: Plants; Animals, including humans; Rocks; Light; Forces and magnets

Year 4: Living things and their habitats; Animals, including humans; States of matter; Sound; Electricity

Year 5: Living things and their habitats; Animals, including humans; Properties and changes of materials; Earth and space; Forces

Year 6: Living things and their habitats; Animals including humans; Evolution and inheritance; Light; Electricity

 Được xây dựng theo quan điểm đồng tâm, đảm bảo được những kiến thức khoa học ngày càng được nâng cao.

Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học 2018 ở Việt Nam đã tiếp thu kinh nghiệm quốc tếxây dựng theo hướng mở, trởnên tương đồng với Chương trình môn Khoa học ở Anh quốc trong quan điểm xây dựng chương trình.Thêm vào đó, chương trình môn Khoa học ở Việt Nam và Anh quốc đều hướng đến những kiến thức nền tảng cơ bản, ban đầu của khoa học tựnhiên, hướng đến việc hình thành và phát triển cho HS năng lực khoa học với nhiều hoạt động như đặt câu hỏi, nêu tên vấn đề, dựđoán, tự tìm hiểu, khám phá qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm, báo cáo trình bày kết quả, đề xuất,… qua đó, hình thành, phát triển ở HS những phẩm chất, ý thức, trách nhiệm đáng quý trong cuộc sống, cũng như hình thành và phát triển ở HS tình yêu khoa học, trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên. Ngoài ra, các chủđề trong Chương trình môn Khoa học ở Việt Nam và Anh quốc cùng được xây dựng theo hướng đồng tâm. Trong đó, ở hai chương trình có nhiều nội dung giáo dục giống nhau, ví dụ như “Thực vật và động vật”, “Sinh vật và môi trường”, “Ánh sáng”, “Âm thanh”, “Năng lượng điện”,…Điểm khác nhau nhau lớn nhất ở đây chính là việc Chương trình môn Khoa học ở Việt Nam được thực hiện ởlớp 4, 5, trước đó HS học khoa học tựnhiên dưới môn Tựnhiên và Xã hội. Trong khi đó, ở Anh quốc, ngay từ lớp 1, HS đã bắt đầu học môn Khoa học học dần theo các giai đoạn. Chính vì thế, luận văn mong muốn có thể sử dụng chương trình môn Khoa học của quốc gia để tích hợp với môn Tiếng Anh, hình thành và phát triển đồng thời năng lực khoa học và năng lực sử dụng ngoại ngữcho HS.

1.2.4. Sự phù hợp của việc ứng dụng phương pháp CLIL trong dạy học Khoa học ở Tiểu học bằng tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp content and language intergranted learning (CLIL) trong dạy học khoa học (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)