Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 24 – 36 tháng tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 36 tháng tuổi (tại trường mầm non hoa mai thành phố hồ chí minh)​ (Trang 30 - 33)

1.3. Đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 24 – 36 tháng tuổi

1.3.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 24 – 36 tháng tuổi

Độ tuổi từ 24 đến 36 tháng tuổi được coi là cột mốc đánh dấu sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. “Tuổi ấu nhi là thời kỳ phát cảm phát triển ngôn ngữ” (Mai Thị Nguyệt Nga, 2007).

Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 24 – 36 tháng tuổi được thể hiện cụ thể qua có phương diện sau:

 Ngữ âm

Sau 1,5 tuổi trẻ đã phát âm được nhiều từ (cả phụ âm và nguyên âm nhưng cịn nói ngọng và đớt nhiều). Nguyên nhân do bộ máy phát âm chưa hồn thiện.

Ví dụ: 19 – 24 tháng: ngã  ngá

mẹ  mè

25 – 36 tháng tuổi trẻ cịn nói ngọng phụ âm khó đọc và nguyên âm đơi, những từ có 2, 3 âm tiết.

Ví dụ: hoa  ha; mướp  mớp; không  hông;…

lựu  lịu, hươu  hiu, hoa sen  hoa xem, thuyền buồm  thiền

bồm…

Ở tuổi ấu nhi, ngơn ngữ của trẻ ít giống với ngôn ngữ của người lớn, được gọi là ngôn ngữ tự trị. Nếu người lớn dạy trẻ nói đúng, phát âm chuẩn thì ngơn ngữ tự trị sẽ mất đi nhanh chóng (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2009, tr. 183). Khoảng 24 – 36 tháng tuổi trẻ đã biết bắt chước ngữ điệu phát âm của người lớn (âm vẫn chưa chuẩn lắm) (Mai Thị Nguyệt Nga, 2007, tr. 88).

 Phát triển vốn từ: hiểu từ, phát triển vốn từ tích cực cho trẻ.

Trẻ 24 – 36 tháng tuổi có số lượng từ tăng nhanh. Đặc biệt ở trẻ 22 tháng, trẻ 30 tháng. Trong vốn từ của trẻ, phần lớn là các danh từ, động từ. Các từ loại khác như tính từ, đại từ, trạng từ…được xuất hiện với số lượng ít và được tăng dần theo tháng của trẻ.

Hiểu từ: việc hiểu từ đã tách khỏi tình huống, bắt đầu lĩnh hội được các từ

khó, từ khái quát: to – nhỏ, chua – ngọt, to hơn – nhỏ hơn,…

Trẻ ở lứa tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị các sự vật, hành động cụ thể mà cịn có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất, màu sắc, thời gian và các

mối quan hệ. Tuy nhiên, mức độ hiểu nghĩa các từ này ở trẻ 24 – 36 tháng tuổi cịn rất hạn chế và có nét đặc trưng riêng. Trẻ dưới 3 tuổi sử dụng các từ biểu thị thời gian chưa chính xác. Ví dụ để chỉ thời gian quá khứ, mỗi trẻ thường hay dùng một từ mà chưa biết phân biệt quá khứ gần, quá khứ xa. Khi kể về một sự việc đã xảy ra lâu hàng tháng, trẻ vẫn dùng từ “lúc nãy”. Ngược lại có sự việc vừa mới xảy ra, trẻ lại dùng từ “hôm qua”. Các từ chỉ màu sắc, số lượng trẻ hiểu và sử dụng cũng chưa chính xác. Một đặc điểm nổi bật về hiểu từ và sử dụng từ của trẻ 24 – 36 tháng tuổi là với một số vật gần giống nhau, trẻ đều gọi chung một từ:

+ cốc – bát, + gõ – đập,

Trong quá trình tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ, đối với một số đồ vật mà trẻ chưa biết tên gọi, trẻ tự đặt ra một từ mới hoặc một tổ hợp từ mới như:

+ cái xô – cái múc nước

+ lọ hoa – cái cắm hoa (Bùi Thị Kim Tuyến, Nguyễn Thị Cẩm Bích, Lu Thị Lan, Vũ Thị Hồng Tâm, Đặng Thu Quỳnh, 1998).

+ cái giỏ xách – cái đi chợ hoặc cái đựng đồ2

Phát triển vốn từ tích cực: phát triển vốn từ tích cực cho trẻ phải nắm đặc

điểm về số lượng từ và các từ loại trẻ nói được để sử dụng giáo cụ trực quan và đặt câu hỏi phong phú, hấp dẫn. “Trẻ cuối năm thứ hai có đầy đủ các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại phó từ. Đến cuối 3 tuổi, trong vốn từ của trẻ có tất cả các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ...” (Trịnh Thị Hà Bắc, 2013). Ví dụ: 19  21 tháng: 200 – 220 từ 3 25  36 tháng: khoảng 500 từ Các loại từ: 19  24: danh từ và động từ = 80,9 %, tính từ = 2,5%, đại từ = 1,2% 4

2 Số liệu khảo sát trong bài báo khoa học của Nguyễn Thị Hương Giang, Thực trạng vốn từ của trẻ 24 – 36 tháng tuổi (qua cứ liệu khảo sát lời nói của 106 trẻ ở TP.HCM) , được thực hiện từ tháng 4/2017 đến tháng 6/2018.

3 Số liệu được tham khảo theo tài liệu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2001), Một số đặc điểm phát triển

25  36 tháng: danh, động, tính, trạng, phó. Những từ được trẻ sử dụng thường là những từ chỉ tên gọi, đồ chơi, đồ dùng, những con vật...mà trẻ thường xuyên được tiếp xúc, là những từ chỉ những việc làm của trẻ hoặc của mọi người xung quanh (ăn, ngủ, tắm, rửa, quét, đi, nằm, bế, cõng...), hoặc là những từ chỉ hành động của những con vật (gà mổ thóc, cá bơi, chó sủa, mèo kêu...). “Trẻ lên 2 – 3 tuổi cả nhà học nói”. Đúng vậy, lên 3, ngơn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ rất thích nói và hỏi ln mồm suốt ngày nên người ta nói” (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2009 , tr.184).

 Khả năng lĩnh hội ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ

Vào năm thứ 2 của cuộc đời, ở trẻ xuất hiện hình thức ngơn ngữ đặc biệt là ngơn ngữ tình huống. Đó là hình thức ngơn ngữ trẻ đáp lại những u cầu của người lớn, diễn đạt ý muốn, yêu cầu, sự đề nghị của trẻ. Khoảng thời gian, từ 2 đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu phản ánh trong ngôn ngữ tất cả những gì mà nó tiếp thu được. Ngơn ngữ miêu tả xuất hiện. Trẻ phân biệt các đồ vật theo dấu hiệu, số lượng và trẻ diễn đạt sự khác nhau ấy trong lời nói. Trong giai đoạn này, trẻ có thể nói được câu đơn, câu đơn mở rộng, câu phức không sử dụng liên từ. Chẳng hạn:

19 – 24 tháng: câu chủ vị, cụm từ

25 – 36 tháng: câu đơn, câu đơn mở rộng, câu phức nhưng chưa biết dùng từ nối, còn sử dụng nhiều câu cụt

Trẻ 24 – 36 tháng tuổi đã sử dụng được nhiều loại câu có cấu trúc khác nhau trong giao tiếp, các câu nói của trẻ có cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp. Khi 3 tuổi ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh cả về khối lượng từ và cấu trúc ngữ pháp. Đến cuối 3 tuổi, trẻ có khả năng sử dụng được nhiều câu đơn mở rộng thành phần và nhiều thành phần mở rộng trong cùng một câu như “Ai hư không được đi chơi”,

“Tại chị ấy lấy của con, con mới khóc”. Độ dài câu nói được nối dài (Bùi Thị Kim

Tuyến et al., 1998). Trẻ lĩnh hội nghĩa của từ sẽ sâu sắc hơn khi trẻ lĩnh hội được phương thức sử dụng đồ vật.

4 Số liệu được tham khảo theo tài liệu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2001), Một số đặc điểm phát triển

của trẻ em từ 0 – 6 tuổi và mục tiêu nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, Trung tâm nghiên

Các câu phức hợp đẳng lập được trẻ 3 tuổi dùng đã tương đối hoàn chỉnh. Song các từ nối trong câu phức hợp đẳng lập hầu như chưa xuất hiện. Chức năng phân biệt ranh giới các mệnh đề trong câu phức hợp đẳng lập của từ cơng cụ thì chủ yếu là đã được ngữ điệu thay thế. Các câu phức hợp phụ thuộc được trẻ 3 tuổi sử dụng ít và ở dạng chưa đầy đủ. Câu còn thiếu từ nối hoặc thiếu thành phần trong mệnh đề. Trẻ nhận thức về công cụ ngữ pháp và sử dụng nó cịn rất hạn chế. Vì vậy, khả năng sử dụng ngơn ngữ của trẻ dưới 3 tuổi tuy có những bước tiến mới, nhưng cũng chỉ là bước đầu. Trẻ còn phải vượt qua những bước tiến dài hơn nữa mới có thể nắm bắt và sử dụng thành thạo các câu đơn mở rộng thành phần và các câu phức hợp vốn có trong ngơn ngữ dân tộc để biểu hiện ngày càng phong phú hơn những hiểu biết và nhu cầu giao tiếp của mình (Bùi Thị Kim Tuyến et al., 1998).

Vì vậy, với trẻ ở giai đoạn này, chúng ta cần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ như rèn luyện khả năng phát âm, mở rộng các từ loại trong vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu, bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật, sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày. Nói cho trẻ biết các từ biểu hiện về các đặc điểm, tính chất, cơng dụng của chúng. Cho trẻ xem tranh, kể cho trẻ nghe các câu chuyện đơn giản qua tranh. Đặt một số loại câu hỏi giúp trẻ biết kể chuyện theo tranh bằng ngôn ngữ của trẻ. Bên cạnh đó cần có biện pháp phát triển ngơn ngữ thích hợp và nhiều bài tập hỗ trợ phù hợp cải thiện phát âm và mở rộng, làm giàu vốn từ cho trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 36 tháng tuổi (tại trường mầm non hoa mai thành phố hồ chí minh)​ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)