Nhiệm vụ, nội dung giáo dục chuẩn mực ngữ âm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 36 tháng tuổi (tại trường mầm non hoa mai thành phố hồ chí minh)​ (Trang 41 - 43)

1.4. Lý luận về phát triển lời nói cho trẻ

1.4.1. Nhiệm vụ, nội dung giáo dục chuẩn mực ngữ âm

Giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ (luyện phát âm chuẩn cho trẻ) chính là

hướng dẫn trẻ phát âm đúng âm thanh ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ, phát âm rõ ràng các từ, câu theo đúng quy định và luyện cho trẻ biết điều chỉnh giọng nói của mình sao cho diễn cảm, phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp (điều chỉnh cường độ giọng nói to, nhỏ, tốc độ nhanh hay chậm, nhịp độ sao cho nhịp nhàng, ngắt nghỉ đúng chỗ và nói có ngữ điệu, thể hiện sắc thái biểu cảm của lời nói). Luyện phát âm cho trẻ còn là phát triển khả năng nghe âm thanh ngôn ngữ, điều khiển hơi thở đúng.

1.4.1.1. Nhiệm vụ giáo dục chuẩn mực ngữ âm (Luyện phát âm chuẩn cho trẻ)

- Luyện cho trẻ nghe âm thanh ngôn ngữ.

- Dạy trẻ biết phát âm đúng là dạy cho trẻ biết phát âm chính xác các âm vị, âm tiết, từ, câu theo chuẩn mực âm thanh tiếng mẹ đẻ.

- Dạy trẻ phát âm đúng là còn phải dạy cho trẻ biết điều chỉnh âm lượng, thể hiện đúng ngữ điệu, có tác phong văn hố trong q trình giao tiếp.

- Sửa các lỗi phát âm cho trẻ (Trịnh Thị Hà Bắc, 2013).

1.4.1.2. Nội dung giáo dục chuẩn mực ngữ âm (Luyện phát âm chuẩn cho trẻ)

Rèn luyện khả năng nghe lời nói (rèn luyện thính giác ngơn ngữ)

- Luyện cho trẻ khả năng nghe được các âm vị và sớm phân biệt chúng (nhà khác già…).

- Luyện cho trẻ tri giác được tính biểu cảm của ngôn ngữ (sự âu yếm, giận dữ, sự du dương của một bài hát ru…).

- Luyện khả năng nghe: Chú ý nghe, nghe cao độ, nghe từng âm vị, tri giác tốc độ, nhịp độ lời nói…

- Cần đặt trẻ vào trong môi trường âm thanh, trẻ phải được nghe âm và âm thanh ngôn ngữ. Trẻ càng thu nhận được nhiều tín hiệu ngơn ngữ bao nhiêu thì sự

phát triển lời nói càng nhanh chóng bấy nhiêu. Khả năng nghe tốt sẽ tạo điều kiện cho khả năng nói phát triển (Trịnh Thị Hà Bắc, 2013).

Rèn luyện khả năng phát âm

- Rèn luyện bộ máy phát âm: Phát triển sự linh hoạt của lưỡi, môi, hàm dưới… Sự chuyển động nhịp nhàng, linh hoạt của bộ máy phát âm sẽ giúp cho âm thanh ngôn ngữ chuẩn hơn.

- Luyện thở ngôn ngữ: Luồng hơi từ phổi ra giúp cho sự cấu âm gọi là thở ngôn ngữ. Thở ngôn ngữ khác thở bình thường ở chỗ nó là thở có lí trí, thở bình thường là thở sinh lý. Thở lí trí giúp chúng ta điều khiển sự thở để ngừng nghỉ khi nói, khi phát âm… Trẻ chưa có khả năng điều chỉnh sự thở, do vậy, điều chỉnh sự thở là hết sức cần thiết trong q trình luyện phát âm. Luyện thở ngơn ngữ cho trẻ là luyện cho trẻ kĩ năng hít vào nhanh, ngắn và thở ra nhịp nhàng, tạo điều kiện cho khả năng nói các câu một cách thoải mái trong quá trình diễn đạt. Thở ngôn ngữ đúng tạo điều kiện phát âm rõ nét, giữ được cường độ nói phù hợp, lời nói khúc triết, nhịp nhàng, ngữ điệu biểu cảm…

- Luyện giọng: Giọng nói thể hiện đầy đủ tất cả các mặt âm thanh ngôn ngữ của trẻ. Luyện giọng cho trẻ là giúp trẻ biểu hiện thái độ, tình cảm của mình bằng lời nói, trong lời nói. Luyện giọng cho trẻ là rèn luyện đặc tính của giọng nói (Cao độ, cường độ, âm sắc…). Phương pháp cơ bản để luyện giọng là đọc và kể diễn cảm dưới nhiều cách (bằng nói, bằng trị chơi đóng kịch…).

Yêu cầu cuối cùng của nhiệm vụ rèn luyện khả năng phát âm là trẻ phải phát âm đúng tất cả các âm vị trong tiếng Việt (Trịnh Thị Hà Bắc, 2013).

Hồn thiện chuẩn mực chính âm

- Chính âm: Tức là qui định thống nhất về âm thanh ngơn ngữ tiếng nói của một quốc gia, dân tộc.

- Để góp phần hồn thiện chuẩn mực chính âm cho trẻ, cơ giáo phải nắm vững chính âm và phải phát âm chuẩn. Căn cứ vào đó làm mẫu cho trẻ phát âm theo chính âm, khắc phục các lỗi do tiếng địa phương gây ra.

Sửa các lỗi phát âm của trẻ

+ Lỗi về âm đầu. + Lỗi về âm đệm. + Lỗi về âm chính. + Lỗi về âm cuối. + Lỗi về thanh điệu. - Nguyên nhân mắc lỗi:

+ Do bộ máy phát âm của trẻ chưa phát triển hồn thiện. + Do mơi trường giao tiếp, sự nng chiều của người lớn...

+ Do một số âm tiết tiếng Việt khó phát âm, khó định vị... (khuya khoắt, loắt

choắt…).

- Để sửa lỗi cho trẻ, cô giáo cần:

+ Kiểm tra tình hình phát âm của trẻ và thường xuyên vận dụng các phương pháp, biện pháp để luyện phát âm cho trẻ phù hợp.

+ Cô giáo cần xác định đúng được các lỗi phát âm của trẻ, xác định được nguyên nhân mắc lỗi và có biện pháp cụ thể để sửa lỗi phát âm đó cho trẻ.

+ Cô giáo cũng cần phải tự rèn luyện để phát âm chuẩn theo qui định. Phát âm chuẩn trong quá trình giao tiếp với trẻ.

+ Tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành luyện phát âm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 36 tháng tuổi (tại trường mầm non hoa mai thành phố hồ chí minh)​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)