Các bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 36 tháng tuổi (tại trường mầm non hoa mai thành phố hồ chí minh)​ (Trang 81 - 91)

3.1. Thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp phát triển vốn từ cho

3.1.4. Các bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ

Trước khi tìm hiểu các bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ, người nghiên cứu đưa ra danh sách lỗi phát âm của 8 trẻ trong q trình khảo sát mà tơi đã chọn ngẫu nhiên để thực nghiệm bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ.

Danh sách lỗi phát âm của 8 trẻ tham gia thực nghiệm bài tập (mẫu thực nghiệm) 1. Lê H.G.A ( 7/4/2015) - Phụ âm đầu: /v, c-, -, -, χ-,-, -, -, -/ - Âm cuối: /-, -/ - Âm chính: /-͜-/ 2. Mai.T.K ( 18/4/2015) - Âm đầu: / -, - , χ- , -, -, k-, -/ - Âm đệm: /-ṷ- / - Âm chính: / -e-/ - Âm cuối: / -, -/ 3. Phan.B.N (29/1/2016) - Âm đầu: /-, χ-, -, ŋ-, h-, ɲ-, ȿ-, th-/ - Âm chính: /ɯ͜͜͜ɤ- , -u-, -e-,-ɛ-/

- Âm cuối: /-ɲ, -t /

- Âm đầu: / -, n-, - , χ- , -, -,ɲ--, k-, -/ - Âm đệm: /-ṷ- / - Âm chính: / -e-, - ᾰ- / - Âm cuối: / -, -/ - Thanh điệu: /3/ 5. Lại.T.M (28/8/2015) - Âm đầu: / -, -, -, -,-, k-, -/ - Âm đệm: /-ṷ- / - Âm chính: / -e-, /- w- / - Âm cuối: / -, -, -ɲ, -k/ - Thanh điệu: /6/ 6. Huỳnh.D.P.N (7/4/2015) - Âm đầu: / v-, n-, -, χ-,-,-, k-, -/ - Âm đệm: /-ṷ- / - Âm chính: / -e-, -ᾰ- / - Âm cuối: / -, -, -ɲ, / 7. Nguyễn.T.H (2/11/2015) - Âm đầu: / v-, -, χ-,-,-, k-, / - Âm đệm: /-ṷ- / - Âm chính: / -e-, -ᾰ- / - Âm cuối: / -, -, -ɲ, / 8. Nguyễn.H.A.N (9/7/2015) - Âm đầu: / v-, -, χ-,-, -, h-, -, k-, ɲ-/ - Âm đệm: /-ṷ- / - Âm chính: / -ᾰ- /

- Âm cuối: / -, - /

Sau khi lập ra danh sách lỗi phát âm của trẻ nhóm thực nghiệm và sau đó là sắp xếp trẻ có lỗi phát âm giống nhau vào chung nhóm bài tập để sửa lỗi phát âm.

Người nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê lỗi phát âm sai của trẻ về phụ âm đầu, nguyên âm, bán nguyên âm, âm cuối hay thanh điệu sẽ đưa ra các bài tập dạy cho nhóm (3 – 4 bạn) hoặc cá nhân. Các bài tập được hình thức hóa dưới dạng trò chơi hoặc tiết học nhằm phù hợp đặc điểm tâm sinh lý trẻ.

Có hai mức độ luyện phát âm

 Mức độ 1: Luyện cơ quan phát âm

Để luyện cơ quan phát âm cho trẻ, giáo viên có thể tổ chức trị chơi luyện cơ quan phát âm: Trò chơi luyện thở (thổi chong chóng, thổi nơ, thổi sữa, thổi bong bóng, thổi màu nước…), trị chơi luyện lưỡi (Chú lưỡi vui tính, Thạch sùng kêu…), trị chơi luyện mơi (phun mưa, gọi gà…).

 Mức độ 2: Luyện phát âm

Quan sát giáo viên phát âm mẫu

Khi làm mẫu phát âm, giáo viên không sử dụng các âm vị riêng lẻ để luyện phát âm cho trẻ. Luyện phát âm được tiến hành mọi lúc mọi nơi, thông qua những hoạt động có ý nghĩa đối với trẻ, vì thế giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh, sách tranh, bài thơ, câu truyện, bài hát, trò chơi để trẻ phát âm từ, câu, nội dung có ý nghĩa và gây hứng thú cho trẻ.

Khi làm mẫu phát âm, giáo viên cần tuân theo những bước sau:

1. Giáo viên cho trẻ quan sát quá trình tạo âm bằng cách cho trẻ quan sát vận động của miệng, lưỡi, khẩu hình miệng của cơ.

2. Giáo viên yêu cầu trẻ bắt chước cách phát âm của cô. Để tạo hứng thú cho trẻ, giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Soi gương”. Giáo viên ngồi đối diện trước mặt trẻ, yêu cầu trẻ giả bộ như đang soi gương, nhìn vào mặt và khẩu hình miệng của người đó và bắt chước nói theo. Hoặc cô cho trẻ ngồi đối diện với gương và nhìn vào trong gương để tập phát âm. Cơ cũng có thể nói thầm khơng phát ra âm

thanh, yêu cầu trẻ nhìn khẩu hình miệng và đốn nội dung. Trị chơi này giúp cơ và trẻ kiểm tra vị trí răng, lưỡi, khẩu hình miệng của trẻ khi bắt chước phát âm theo cô.

Nếu trẻ không thể phát âm chính xác, giáo viên có thể cho trẻ luyện tập lại nhiều lần. Ban đầu, giáo viên cho trẻ phát âm từ hay âm tiết ngắn. Khi trẻ đã phát âm chính xác, giáo viên yêu cầu trẻ nói cả câu.

3.1.5.1. Bài tập luyện vận động bộ máy phát âm

Mục đích của bài tập luyện vận động bộ máy phát âm nhằm làm tăng tính linh

hoạt của các cơ trong bộ máy phát âm: môi, hàm, lưỡi, thanh quản.

Nội dung bài tập luyện vận động bộ máy phát âm là những trò chơi đơn giản,

vui nhộn, gần gũi với trẻ, thời gian thực hiện ngắn (1 - 3 phút). Trong đó, bao gồm: Trị chơi luyện thở (thổi chong chóng, thổi nơ, thổi sữa, thổi bong bóng, thổi màu nước…), trị chơi luyện lưỡi (Chú lưỡi vui tính, Thạch sùng kêu…), trị chơi luyện môi (phun mưa, gọi gà…).

Cách thực hiện bài tập: Ban đầu, người hướng dẫn giới thiệu tên trò chơi và

làm mẫu cách chơi. Sau đó, người hướng dẫn làm cùng với trẻ. Những lần sau, khi trẻ đã quen với trò chơi, người hướng dẫn chỉ cần nêu tên trò chơi và yêu cầu trẻ làm. Khi thực hiện, các bài tập phải gây được hứng thú với trẻ, trẻ vui thích và tự nguyện tham gia.

3.1.5.2. Bài tập luyện nghe

Trong 4 kỹ năng ngôn ngữ, nghe là kỹ năng được hình thành sớm nhất và đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tuy nghe là hoạt động mang tính bẩm sinh nhưng năng lực nghe hiểu cần phải được hướng dẫn cụ thể.

Theo Petty & Jensen (1980), quá trình nghe ở trẻ trải qua bốn giai đoạn gồm: - Giai đoạn 1: Chú ý lắng nghe âm thanh hoặc lời nói.

- Giai đoạn 2: Hiểu ý nghĩa của từ hay câu được nghe.

- Giai đoạn 3: Phân tích ý nghĩa, lựa chọn và quyết định nội dung nói. - Giai đoạn 4: Thể hiện nội dung được nghe bằng động tác, nét mặt, lời nói

Mục đích: Bài tập luyện nghe giúp trẻ phát triển thính giác, khả năng tri nhận

Nội dung: Để phù hợp với trẻ, tất cả các bài luyện nghe đều được thực hiện

dưới hình thức trị chơi.

Bài tập nghe và bắt chước âm thanh trong cuộc sống: tiếng mèo kêu lúc

địi ăn; tiếng chó con, chó mẹ sủa;tiếng sư tử gầm, tiếng chim hót, tiếng mưa, tiếng sấm chớp, tiếng cịi xe, tiếng chng cửa, chng điện thoại, tiếng gõ cửa,...

Cách thực hiện bài tập: Ở bài tập nghe và bắt chước âm thanh trong cuộc sống, GV là người tổ chức hướng dẫn và cũng đồng thời là người chơi cùng trẻ cho trẻ nghe từng âm thanh (số lượng âm tăng dần ở những lần sau hoặc tăng về cao độ, trường độ), trẻ bắt chước phát âm lại âm thanh đó và có thể kết hợp với điệu bộ của cơ thể. Hình thức bài tập luyện nghe cần thay đổi thường xuyên, dựa trên hứng thú và sở thích của trẻ mà người dạy trẻ có thể biến tấu cho phù hợp.

3.1.5.3. Bài tập luyện giọng

Mục đích: Bài tập luyện giọng giúp trẻ kết hợp được cử động của cơ quan

phát âm, điểu khiển luồng hơi khi phát âm, giúp giọng trẻ khỏe và khơng hụt hơi khi nói.

Nội dung:

Bắt chước tiếng hát của cơ (“á a a à, é e e è, í i i ì, ó o o ị,…”),

Hát to nhỏ, hát nhanh chậm, đọc thơ nhanh – chậm,…

Cách thực hiện: Mỗi bài tập luyện giọng được thực hiện trong khoảng thời

gian 3 – 5 phút. GV nêu tên trò chơi, làm mẫu và chơi cùng trẻ. Ở trò chơi hát to, nhỏ, đọc thơ nhanh – chậm, GV có thể dùng tín hiệu hoặc thẻ hình để trẻ làm theo yêu cầu. Chẳng hạn, cơ tổ chức trị chơi “Con vịt”

Mục đích: Luyện phát âm các nguyên âm đơn và các vần có nguyên âm đó. Chuẩn bị: Mặt nạ con vịt hoặc mũ đội đầu hình vịt.

Cách tiến hành: Cơ quản trị, cho trẻ xếp đội hình. Cơ đọc đồng dao và làm động tác mô phỏng hành động của con vịt (trẻ làm theo cô).

“Ra bờ ao, vui vui quá, vịt ta kêu á à ạ, á à a, á à ạ.

Ra bờ ao, vui vui quá, vịt ta kêu áp àm ạp, áp àm am, áp àm ạp.

Ra bờ ao, vui vui quá, vịt ta kêu cáp càm cạp, cáp càm cam, cáp càm cạp”. (Cơ có thể thay đổi hình thức chơi, con vật khác hoặc đồ vật khác).

Lưu ý: Các bài tập luyện cơ quan phát âm, bài tập luyện nghe mục đích chính là kiểm tra việc tri nhận của trẻ và cũng đồng thời giúp trẻ hoàn thiện dần khả năng thu phát của bộ máy phát âm. Nếu trẻ đã thực hiện tốt, hoàn thiện tốt hơn về bộ máy phát âm rồi thì ta có thể lướt qua các bài tập này trong quy trình, có nghĩa là sẽ tập trung và dành nhiều thời gian hơn cho bài tập rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ.

3.1.5.4. Bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ

Bài tập hỗ trợ rèn luyện các âm trẻ phát âm lỗi kết hợp mở rộng vốn từ

 Nội dung: Với bài tập này, khi đã xác định các âm trẻ bị phát âm lỗi thì ta sẽ thiết kế những bài tập rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ theo các chủ đề của năm học (9 chủ đề và một số sự kiện lễ hội trong năm) dưới nhiều hình thức giáo dục. Đó có thể là trị chơi, tiết dạy được lồng ghép mà trục chính là rèn luyện phát âm đồng thời mở rộng vốn từ. Để vừa rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ thì các bài tập cần tuân thủ theo cấu trúc chung đơn giản, dễ thực hiện. Đó là:

Mục đích chính là rèn luyện được khả năng phát âm của trẻ, sửa lại cho trẻ phát âm đúng các âm đơn rồi đến ngun âm đơi có chứa âm cần rèn luyện.

Bên cạnh việc sửa lỗi phát âm cho trẻ ta đồng thời mở rộng vốn từ, cung cấp từ theo trường nghĩa (chức năng, công dụng, hoạt động,…)

Mục đích chung: Ngồi việc giúp trẻ được rèn luyện các âm lỗi và còn

đồng thời giúp mở rộng vốn từ cho trẻ.  Cách thực hiện các bài tập:

Chiếc túi kỳ diệu:

Giáo viên bỏ vào trong túi hay hộp đồ vật, đồ dùng, mơ hình trái cây, động vật… tùy theo chủ đề. Sau đó, cho trẻ lên cho tay vào túi để đoán tên của vật đó. Trong q trình trẻ nói tên đồ vật đó thì đồng thời cơ đàm thoại về những đặc điểm liên quan, nơi sống, màu sắc, hình dạng, kích thước,…

Chẳng hạn, ở chủ đề Động vật, GV xác định trẻ bị lỗi phát âm /k / (được thể

hiện ra chữ viết là “c”) thì:

nhỏ, cá chép,…)

 Luyện nguyên âm đôi có /k/ (“c”): Cua (cua có 2 càng cua, màu, loại cua đồng, cua biển,…)

Hoặc chủ đề thực vật: “Cam” người dạy kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ về màu sắc (màu vàng hoặc xanh); hình dạng trịn, có vị ngọt…

 Trẻ hay bị lỗi âm / χ / (được thể hiện ra chữ viết là “kh”): Luyện âm đơn có / χ / (khỉ; khị – khị khị; khẽ - nói khẽ; khí – khơng khí; khơ – lá khơ...)  đồng thời mở rộng vốn từ tương ứng với các từ luyện phát âm cho trẻ  luyện ngun âm đơi có / χ / (khóc – bé khóc; khăn – cái khăn; khen – bé được cô khen;...)  kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ.

Tương tự với các phát âm chưa đúng của âm khác mà người dạy sẽ rèn phát âm cho trẻ kết hợp cung cấp, mở rộng vốn từ.

Chiếc nón kỳ diệu (hoặc Vịng xoay kỳ diệu):

- Mơ hình nón cho trẻ xoay. Trên bề mặt nón là các thẻ hình tùy theo kế hoạch chủ đề GV đặt ra. Mũi tên trên nón dừng ở hình nào, trẻ phải nói đúng tên của vật trong hình. Nếu trẻ nói sai thì bị mất lượt. Trị chơi này có thể chơi theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân.

- Hoặc GV có thể thay đổi hình thức chơi: Muốn rèn luyện phát âm cho trẻ âm nào thì sẽ dán đối tượng đó lên, hỏi trẻ tên đối tượng và những đặc điểm liên quan (ví dụ rèn luyện âm /ʈ-/ (được thể hiện ra chữ viết là “tr”)  dán hình mặt trăng  hỏi trẻ mặt trăng ở đâu, có hình gì?...)

Hoạt động với đồ vật theo chủ đề

- Dạy trẻ từng vật riêng lẻ (dạy trẻ tên gọi của vật, các chi tiết, đặc điểm, cấu tạo, công dụng…của vật và hoạt động của chúng)

- Dạy trẻ ở mức độ khái quát theo từng thể loại. Các bước tổ chức giờ học này như sau:

Bước 1:Ổn định, tạo hứng thú với trẻ.

Bước 2: Cô giới thiệu vật cần dạy trẻ nhận biết và tập nói một cách ngắn

gọn, hấp dẫn bằng các thủ thuật khác nhau (bắt chước tiếng kêu, đoán vật, cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với vật…).

Bước 3: Cơ hướng dẫn trẻ nhận biết và tập nói theo trình tự: Cơ giới thiệu

tên gọi của vật (hoặc hỏi trẻ nếu trẻ đã biết vật đó), sau đó giới thiệu các chi tiết, đặc điểm của vật. Cho trẻ nhận biết – tập nói bằng các câu hỏi khác nhau.

Bước 4: Củng cố: Nhắc lại tên gọi của vật, của các chi tiết, đặc điểm của vật (cho trẻ nhắc lại hoặc cô nhắc lại nếu trẻ chưa nhớ).

Bước 5: Kết thúc tiết học: Khen trẻ, khéo léo nhắc nhở những trẻ chưa chú

ý. Phụ huynh cũng có thể áp dụng biện pháp này để dạy trẻ tại nhà thông qua những mẫu vật cụ thể.

Bài tập với tranh ảnh:

Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng đang phát triển mạnh kiểu tư duy trực quan hành động. Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó cơ phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong khi trẻ trả lời cơ hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu khơng nói cộc lốc. Với bài tập này cần có bộ tranh (hoặc tranh rời) về đối tượng (cần cho trẻ phát âm đúng và đồng thời mở rộng vốn từ) để dạy trẻ phát âm từ, cụm từ có chứa những âm bị trẻ phát âm sai. Để thực hiện bài tập này, GV cho trẻ xem tranh ảnh và yêu cầu trẻ gọi tên những hình ảnh mà giáo viên yêu cầu. Nếu trẻ không biết, GV gọi tên hình ảnh đó. Nếu từ nào trẻ khó hiểu dù đã nhìn hình, GV giải thích thêm ý nghĩa của từ đó.

Ví dụ: Rèn luyện âm /t h-/ (được thể hiện ra chữ viết là “th”)  tranh con thỏ

 gia đình thỏ (có thỏ mẹ, cha, anh, em)  ăn cà rốt …

Chẳng hạn, trong chủ đề phương tiện giao thơng GV có thể rèn luyện phát âm cho trẻ âm /t-/ (được thể hiện ra chữ viết là “t”):Tranh xe ô tô  cơ hỏi xe gì, có màu gì, ơ tơ chạy ở đâu, ơ tơ dùng để làm gì, ơ tơ kêu như thế nào…

Rèn luyện phát âm qua giờ đọc thơ, đồng dao.

GV sưu tầm những bài thơ tương ứng trong chương trình giáo dục phát triển ngơn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi và đồng thời xác định những âm trẻ bị lỗi khi phát âm để lựa chọn những bài tương ứng. Chẳng hạn:

Rèn luyện âm /ᶼ/ (được thể hiện ra chữ viết là “r”)

Úp nhà nằm ngủ

Rèn luyện âm /v/ (được thể hiện ra chữ viết là “v”)

Bài Con voi Con vỏi con coi Cái vòi đi trước…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 36 tháng tuổi (tại trường mầm non hoa mai thành phố hồ chí minh)​ (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)