Đối tượng và phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 36 tháng tuổi (tại trường mầm non hoa mai thành phố hồ chí minh)​ (Trang 48 - 49)

“Đánh giá khả năng phân biệt âm là một phần trong việc đánh giá sự phát triển âm lời nói của trẻ em” (Huỳnh Mai Trang, Kiều Thị Thanh Trà, Đoàn Văn Điều, 2018). Theo Hà Thị Kim Yến (2018), “đánh giá sự phát triển về ngôn ngữ của một trẻ là một phần việc của nhà trị liệu ngôn ngữ, nó là thông tin cần thiết không những cho chính nhà trị liệu ngôn ngữ mà còn là thông tin cần cho các nhà chuyên môn đang làm việc trong nhóm can thiệp về giao tiếp cho trẻ”12. Kết quả của hoạt động đánh giá âm lời nói của trẻ rất quan trọng trong việc xây chương trình giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung cũng như việc xây dựng chương trình giáo dục chuyên biệt cho trẻ có rối loạn về âm lời nói nói riêng.

Để tìm hiểu thực trạng phát âm của trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tôi tiến hành khảo sát trẻ ở một số trường MN nội thành và vùng ven tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng danh sách 58 từ ngữ có tiếng chứa 65 âm vị thuộc hệ thống âm vị tiếng Việt (Nguyễn Thị Ly Kha, Hoàng Văn Quyên, Phạm Hải Lê, 2017) (phụ lục 1), hình ảnh tương ứng 58 từ khảo sát (phụ lục 2), phiếu lượng giá (phụ lục 3) và phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục 4, phụ lục 5) từ tháng 1/2018 đến tháng 9/2018 với 66 GVMN ở một số trường đã dạy các lớp 24 – 36 tháng tuổi và 180 PH các bé 24 – 36 tháng tuổi (phụ lục 6). Cũng trong thời gian đó, người nghiên cứu phỏng vấn 6 GVMN đã dạy các lớp 24 – 36 tháng tuổi, 2 hiệu trưởng và 3 hiệu phó chuyên môn;phân tích kế hoạch GD của 2 lớp Cơm Thường(24 – 36 tháng); quan sát giờ học và chơi của trẻ nhà trẻ ở 2 lớp Cơm Thường A và lớp Cơm Thường B. Để rõ ràng hơn, thì phương pháp và đối tượng điều tra, khảo sát được trình bày ở bảng 2.1.

11 Tên các trường MN đã được người nghiên cứu mã hóa.

Bảng 2.1. Phương pháp và đối tượng khảo sát

Phương pháp khảo sát Đối tượng khảo sát

Phiếu trưng cầu ý kiến

66 GVMN đã dạy các lớp 24 – 36 tháng tuổi ở một số trường MN tại Thành phố Hồ Chí Minh

180 PH các bé 24 – 36 tháng tuổi ở một số trường MN tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phỏng vấn BGH 2 hiệu trưởng, 3 hiệu phó chuyên môn Phỏng vấn GVMN 6 GVMN dạy lớp 24 – 36 tháng tuổi Phân tích kế hoạch GD Khối lớp 24 – 36 tháng tuổi

Quan sát giờ học

Quan sát giờ chơi

2 lớp 24 – 36 tháng tuổi (10 giờ), 2 lớp 18 – 24 tháng tuổi (5 giờ)

2 lớp 24 – 36 tháng tuổi (5 giờ), 2 lớp 18 – 24 tháng tuổi (3 giờ)

Đo âm bằng việc tổ chức cho trẻ quan sát và gọi tên từng bức tranh ảnh mà tên gọi ứng với bảng 58 từ ngữ có các tiếng chứa các âm vị tiếng Việt hiện đại (65 âm vị).

250 trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 36 tháng tuổi (tại trường mầm non hoa mai thành phố hồ chí minh)​ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)