2.2. Nội dung khảo sát và kết quả
2.2.1. Chương trình, tài liệu dạy học, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên
2.2.1.1. Chương trình giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
Bảng 2.2. Chương trình giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Nội dung Kết quả mong đợi
Nghe - Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau. - Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc.
- Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói. - Nghe các câu hỏi: cái gì? làm gì? để làm gì? ở đâu? như thế nào?
Nghe hiểu lời nói
- Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay.
- Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, “…làm gì?”, “….thế nào?” (ví dụ: con gà gáy thế nào?”,...)
- Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn.
ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật.
Nói - Phát âm các âm khác nhau.
- Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.
- Trả lời và đặt câu hỏi: cái gì?, làm gì?, ở đâu?,.... thế nào?, để làm gì?, tại sao?...
- Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1- 2 câu đơn giản và câu dài. - Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng. - Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý. - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn. Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu - Phát âm rõ tiếng.
- Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo.
Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
- Nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc.
- Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau:
- Chào hỏi,trò chuyện. - Bày tỏ nhu cầu của bản thân.
- Hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây? cái gì đây?, …
- Nói to, đủ nghe, lễ phép.
Làm quen với sách
- Lắng nghe khi người lớn đọc sách.
- Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.
(Nguồn: Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình GDMN, Nxb Giáo dục Việt Nam).
Có thể nói Chương trình GDMN như là đề cương về kế hoạch sư phạm tổng thể các hoạt động giáo dục của người giáo viên. Xét về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi (xem bảng 2.2.), có thể thấy được chương trình đã xây
dựng theo hệ thống, nguyên tắc giáo dục phù hợp, theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” đảm bảo tính khoa học, vừa sức với trẻ, đồng tâm phát triển từ dễ đến
khó, đảm bảo sự liên thông giữa các độ tuổi (độ tuổi trước làm nền cho độ tuổi sau, đồng thời độ tuổi sau phải biết phát huy tiếp tục kiến thức trước đó), giữa nội dung học với cuộc sống hiện thực và kinh nghiệm của trẻ hướng tới sự phát triển toàn diện tạo cơ hội cho trẻ phát triển tiềm năng của bản thân. Nội dung và hoạt động phát triển ngôn ngữ gắn liền với hoạt động sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa với trẻ, xuất phát từ nhu cầu, hứng thú ở chính trẻ nhằm giúp cho ngôn ngữ của trẻ được phát triển tự do, toàn diện. Nội dung thể hiện cụ thể ở các phương diện: nghe, nói, làm quen với sách. Bên cạnh đó, chương trình còn đưa ra kết quả mong đợi giúp cho GV có được những cơ sở để thực hiện có mục đích. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung là phát triển ở trẻ cả 4 kỹ năng (nghe, nói, tiền đọc, tiền viết). Ở
trường mầm non, đối với lứa tuổi nhà trẻ, GV cần đặc biệt chú ý đến kĩ năng nghe hiểu và nói, đồng thời cho trẻ làm quen với tranh ảnh, sách (giở sách, xem tranh). Nội dung phát triển ngôn ngữ phải hướng vào trẻ, đáp ứng các nhu cầu phát triển
của trẻ. Các hoạt động của trẻ được thiết kế theo hướng tích hợp và tích hợp theo chủ đề. Và để thực hiện tốt chương trình phát triển ngôn ngữ, giáo viên đóng vai trò là người thiết kế góc học, góc chơi, các bài tập các trò chơi và cung cấp đồ dùng, đồ chơi cho trẻ thực hiện hoạt động ngôn ngữ.
Bảng 2.3. Kế hoạch giáo dục tháng cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở một trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng Lĩnhvực phát triển Mục tiêu Hình thức tổ chức Kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi Sinh hoạt Giờ học Hoạt động ngoài trời Kỹ năng Trò chơi sang tạo Trò chơi có luật Thể chất Ngôn ngữ Nhận thức Tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ Nhận xét
Hình 2.1. Kế hoạch giáo dục lớp 24 – 36 tháng tuổi theo từng tháng ở một trường mầm non
Qua khảo sát thực tế tại các trường mầm non, người nghiên cứu nhận thấy hiện nay hầu hết các trường mầm non đều đang thực hiện Chương trình chăm sóc– giáo dục mầm non (2009) của Bộ Giáo dục. Chính vì thế, việc phát triển cho trẻ ở cả năm lĩnh vực giáo dục đều hết sức quan trọng. Tuy nhiên trong việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ rõ ràng chúng ta nhận thấy một điều đó là: Không phải giáo viên chỉ có duy nhất một lĩnh vực là ngôn ngữ để dạy mà còn phải đồng thời làm thế nào để phát triển tất cả các mặt còn lại (thể chất, nhận thức, kỹ năng – tình cảm xã hội và thẩm mỹ). Cho nên,việc phát triển ngôn ngữ của trẻ nói chung và việc rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi nói riêng vẫn chưa được thực hiện một cách độc lập. Giáo viên cung cấp các từ ngữ cho trẻ thường vào những tiết học chỉ bằng những câu đối thoại hay trò chuyện cùng trẻ chưa sâu sắc, rèn luyện phát âm cho trẻ vẫn chưa được quan tâm nhiều ở các tiết học hay chưa được đưa vào một trò chơi, bài tập cụ thể. Chúng thường là một hoạt động nhỏ được lồng ghép vào các hoạt động lớn của tiết học như làm quen môi trường xung quanh, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học… Do đó, vốn từ của trẻ rất hạn chế và đồng thời việc phát âm của trẻ cũng chưa được quan tâm đúng mực.
2.2.1.2. Tài liệu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
phần của ngôn ngữ: ngữ âm, vốn từ, ngữ pháp. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong
phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ là dạy trẻ nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ (âm - từ - câu- lời nói).
Về tài liệu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi đó là các loại sách theo chương trình mầm non, giáo trình về các biện pháp, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Dựa theo Chương trình giáo dục mầm non có các loại sách giáo dục phát triển ngôn ngữ theo chủ đề năm học. Trong đó là những bài thơ, câu chuyện, ca dao, câu đố,…giúp GV có thể tìm kiếm được những nội dung dạy phù hợp với chương trình. Hoặc là các bài báo khoa học về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Nhìn chung thì tài liệu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở mức độ tương đối. Cũng chưa có được những tài liệu chuyên biệt về một phương diện nào đó của ngôn ngữ (phát âm, vốn từ, ngữ pháp, câu…) để làm những tài liệu ứng dụng thực tế cho GVMN ví như các bài tập (BT), các trò chơi hay là các phương pháp phát triển ngôn ngữ, các quy trình để giáo viên có thể dựa vào đó tiếp thu và thiết kế ra bài tập phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2.2.1.3. Tập huấn chuyên môn về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Để giúp GV phát huy sự chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi cũng như là việc nắm rõ phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở từng lứa tuổi, biết tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ tích cực, sáng tạo, sử dụng tốt các phương pháp, biện pháp giáo dục để dạy trẻ, hướng dẫn trẻ cách sử dụng ngôn ngữ biểu cảm phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, biết diễn đạt ý tưởng, nhu cầu của mình bằng ngôn ngữ. Thì hiện nay, các trường mầm non cũng hay tổ chức các buổi tập huấn về chuyên môn cho GV theo các chuyên đề đổi mới, theo sự hướng dẫn của Ban giám hiệu, hoặc họp tổ chuyên môn,…
Năm 2016, quận 3 có triển khai chuyên đề“Đổi mới tổ chức hoạt động giáo
dục phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non” cho các trường mầm non thực hiện
- Tổ chức giáo viên học bồi dưỡng lại phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua các loại tài liệu, sách báo, thông tin giáo dục,…..
- Xây dựng môi trường chữ trong lớp và ngoài lớp.
- Trang bị bổ sung các đồ dùng đồ chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,… - Dự giờ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ các lớp.
- Tham khảo tài liệu: Giáo trình tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non, bồi dưỡng cho giáo viên.
- Khuyến khích giáo viên tìm hiểu các tài liệu trên mạng để học tập thêm. - Khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động đóng kịch, kể chuyện để trẻ học thêm các ngữ điệu giọng, thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe, tuyên truyền phụ huynh đọc sách cùng trẻ.
- Sưu tầm, bổ sung sách, tài liệu phong phú cho giáo viên tham khảo.
- Ban Giám hiệu dự giờ, khuyến khích giáo viên tổ chức hoạt động sáng tạo, rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp hoàn cảnh, ngữ điệu. Khối 5 tuổi chú trọng tổ chức phong phú môi trường chữ và làm quen chữ viết.
- Ban Giám hiệu dự giờ bồi dưỡng, góp ý giáo viên để tổ chức tốt môi trường hoạt động: giờ dạy, góc chơi,…
- Khuyến khích giáo viên sưu tầm các bài thơ, đồng dao, ca dao để dạy thêm cho trẻ,…
- Dự giờ kiểm tra giáo viên tổ chức hoạt động phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ.
- Giáo viên được tập huấn lý thuyết và dự thực hành các loại hình hoạt động phát triển ngôn ngữ thông qua tài liệu của Sở-Quận và dự thực hành trường bạn để nâng cao việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Mỗi nhóm lớp đều có góc kể chuyện với nhiều loại rối do cô và trẻ cùng làm phù hợp với điều kiện của trường.
- Khuyến khích giáo viên luyện giọng kể nhẹ nhàng diễn cảm, phối hợp các phương pháp linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy, luôn tạo cho trẻ vui tươi, thoải mái ở mọi lúc, mọi nơi. Kiên trì, lắng nghe trẻ khi giao tiếp, cố gắng hiểu trẻ, duy trì chủ đề nói chuyện. Chú ý phong cách ngôn ngữ trẻ thơ: ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, vui tươi,
nhẹ nhàng, tình cảm và phát triển trí tưởng tượng của trẻ qua kể chuyện sáng tạo giúp trẻ mở rộng vốn từ một cách chủ động, luyện phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, tự trình bày ý kiến bằng ngôn ngữ của mình, học cách thể hiện văn hóa nói
- Chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Xây dựng góc đọc sách ở các nhóm lớp, thường xuyên tồ chức theo từng nhóm trẻ làm sách tranh với sự giúp đỡ của giáo viên.
Đó là những mặt tích cực, thuận lợi của các trường mầm non về việc tập huấn chuyên môn cho GV trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Các tập huấn về chuyên môn như thế này giúp ích rất nhiều cho GV. Không chỉ được củng cố, bồi dưỡng thêm phần kiến thức hạn chế của mình mà đồng thời GV còn được học hỏi, tiếp cận với những phương pháp giáo dục mới, tiến bộ; biết thêm được nhiều biện pháp mới trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho GV được tập huấn về chuyên môn để tốt hơn, hoàn thiện bản thân hơn thì vẫn còn một số khó khăn. Đó là, một số giáo viên chưa có giọng đọc, giọng kể truyền cảm, chưa khuyến khích trẻ giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày cũng như là chưa trò chuyện thường xuyên với trẻ. Các trò chơi, bài tập phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa phong phú, đa dạng. GV vẫn còn rất khó khăn trong việc lựa chọn bài tập rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ cho trẻ. Một số trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn, tự tin.