Số trẻ được khảo sát trong nghiên cứu này được chọn ngẫu nhiên từ một số trường MN tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi tập trung cư dân từ khắp mọi miền đất nước. Chính vì vậy, trẻ MN tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ảnh hưởng bởi các phương ngữ khác nhau ở phương diện phát âm của trẻ. Theo Hoàng Thị Châu (2009) “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác”9. Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều phương ngữ10 và được thể hiện trên nhiều yếu tố khác nhau như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng. Việc phân chia các vùng phương ngữ cũng mang tính chất tương đối, không tách biệt hoàn toàn. Biến thể ngữ âm của các vùng phương ngữ Bắc, Trung và Nam là biến thể phương ngữ không xem là lỗi phát âm ở trẻ (chẳng hạn, sẽ không xem là lỗi với những trường hợp trẻ nói theo biến thể ngữ âm phương ngữ, vd: Trẻ miền Nam nói quạt guạt, xoài xòi, tiền tiềng).
Tác giả tiến hành khảo sát trẻ phát triển bình thường đang theo học tại một số trường mầm non công lập và tư thục ở nội thành và vùng ven Thành phố Hồ Chí
9 Hoàng thị Châu, Phương ngữ học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 tr. 29.
10 Tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến với nhiều ý kiến khác nhau về việc phân chia vùng phương ngữ. Song về cơ bản, chiếm số đông các nhà nghiên cứu cho rằng có thể chia phương ngữ tiếng Việt thành 3 vùng chính là phương ngữ Bắc (từ Thanh Hoá trở ra), phương ngữ Trung (các tỉnh từ Thanh Hoá vào đến khu vực đèo Hải Vân) và phương ngữ Nam (từ khu vực đèo Hải Vân vào các tỉnh phía Nam)
Minh: MN P.B – quận 9, MN H.M– quận 3, MN L.A – quận 10, MN P.3 – quận 10, MN T.H – quận 10, MN AĐ – quận Gò Vấp, MN T.Đ – quận 8.11
Thời gian khảo sát: từ tháng 4/2017 đến tháng 9/2018.