1.4. Lý luận về phát triển lời nói cho trẻ
1.4.2. Nhiệm vụ, nguyên tắc và nội dung mở rộng vốn từ cho trẻ
Phát triển vốn từ cho trẻ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu ý nghĩa của từ và
biết sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp.
Mở rộng vốn từ cho trẻ là quá trình hình thành, giúp trẻ làm quen với các từ mới, củng cố vốn từ làm cho vốn từ phong phú, tích cực hóa ngơn ngữ cho trẻ. Q trình này liên quan chặt chẽ với giai đoạn nhận thức tiếp theo của trẻ để hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh.
Ở đề tài này, bên cạnh việc rèn luyện phát âm cho trẻ là chính thì người nghiên cứu cũng đồng thời đi vào khía cạnh của phát triển vốn từ ở. Đó là mở rộng vốn từ cho trẻ.Tuy nhiên, không chỉ dừng ở việc mở rộng vốn từ mà người nghiên cứu còn giúp trẻ củng cố và tích cực hóa vốn từ khi vận dụng vào cuộc sống.
1.4.2.1. Nhiệm vụ mở rộng vốn từ cho trẻ
Làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ làm quen với các từ mới và chú ý đến cơ cấu từ loại hợp lý trong vốn từ của trẻ
- Việc làm giàu vốn từ cần tiến hành trên nguyên tắc mở rộng dần từ cụ thể đến khái quát và cần cho cuộc sống của trẻ.
- Ở giai đoạn đầu, cần cung cấp cho trẻ những từ ngữ mang ý nghĩa cụ thể (Các đồ vật trong gia đình, các cây, con… gần gũi, các động từ biểu thị hoạt động cơ bản của con người, các tính từ chỉ đặc điểm bên ngồi của sự vật…).
- Ở giai đoạn sau, cung cấp cho trẻ những từ mang ý nghĩa khái quát hơn. - Làm giàu những từ ngữ chỉ số, những từ ngữ trừu tượng.
- Cho trẻ biết một từ có thể có nhiều nghĩa (đi học, đi găng tay). - Để làm phong phú vốn từ, có thể cho trẻ tìm từ trái nghĩa.
- Trong khi hình thành vốn từ cho trẻ cần chú ý đến cơ cấu từ loại (sao cho có đủ các từ loại tiếng Việt với tỉ lệ thích hợp).
Bên cạnh việc mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thì cần phát triển vốn từ cho trẻ một cách trọn vẹn, phù hợp với q trình phát triển ngơn ngữ. Đó là phải kết hợp củng cố và tích cực hóa vốn từ:
Củng cố vốn từ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của từ
- Nhắc lại nhiều lần những từ mới học.
- Củng cố những từ khó phát âm bằng việc nói mẫu...
- Tích cực sửa sai cho trẻ và chú ý dạy trẻ phát âmđúng những từ mới học. - Chú ý đến việc củng cố nghĩa của từ, nhắc lại nhiều lần ý nghĩa của từ để củng cố vững chắc cho trẻ.
Tích cực hóa vốn từ cho trẻ
- Giúp trẻ biết lựa chọn từ để sử dụng một cách chính xác, thành thạo, biểu cảm.
- Giúp trẻ có một trí nhớ linh hoạt để tìm ra những từ ngữ cần thiết cho sự diễn đạt.
- Tích cực hố vốn từ giúp trẻ vận dụng từ vào lời nói làm cho vốn từ ngữ thụ động chuyển sang từ ngữ tích cực.
- Ngăn ngừa trẻ sử dụng những từ ngữ thơ tục, thiếu văn hố.
1.4.2.2. Nguyên tắc và nội dung mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Nguyên tắc phát triển và mở rộng vốn từ
- Phát triển vốn từ gắn chặt với quá trình phát triển của tư duy, kết quả của hoạt động nhận thức.
- Các nội dung phát triển vốn từ phải đưa vào tất cả các hoạt động của trẻ (học tập, vui chơi, sinh hoạt).
- Nội dung phát triển vốn từ cần được phức tạp hóa dần cùng với sự tăng độ tuổi của trẻ. Cụ thể:
+ Mở rộng vốn từ của trẻ trên cơ sở cho trẻ làm quen với thế giới các sự vật, hiện tượng đang dần dần mở rộng.
+ Đưa vào những từ chỉ rõ những thuộc tính, phẩm chất, quan hệ trên cơ sở cho trẻ hiểu sâu thêm về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh.
+ Đưa ra những từ chỉ rõ những khái niệm sơ đẳng trên cơ sở phân biệt và khái quát các sự vật theo những dấu hiệu căn bản.
Nội dung mở rộng vốn từ
Trong “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của Nguyễn Xuân Khoa (2003) có nêu ra rất rõ các nội dung giáo dục phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo về cuộc sống riêng, về xã hội, về thế giới tự nhiên. Đối với trẻ nhà trẻ thì chưa nêu ra cụ thể nội dung giáo dục phát triển vốn từ. Người nghiên cứu dựa vào Chương trình Giáo dục Mầm non (2009), “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của Nguyễn Xuân Khoa (2003), đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của trẻ khái quát nội dung mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi đó là về những gì liên quan đến trẻ, cuộc sống xung quanh trẻ: những từ ngữ về cuộc sống riêng, về xã hội, về thế giới tự nhiên. Quá trình này liên quan chặt chẽ với giai đoạn nhận thức hiện tại và tiếp theo của trẻ để hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh.
Tiểu kết chương 1
Ngôn ngữ là một trong số các lĩnh vực rất được giáo dục quan tâm và trong chương trình GDMN mới cũng đã đặt ra các mục tiêu, nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở phương diện phát âm, mở rộng vốn từ. Điều này góp phần giúp GVMN định hướng đúng, có mục đích trong cơng tác giáo dục trẻ. Tuy nhiên, để q trình giáo dục phát triển ngơn ngữ của trẻ được như kết quả mong đợi thì địi hỏi người GV phải có phương pháp, biện pháp hay cách thức phù hợp giúp trẻ rèn luyện phát âm cũng như mở rộng vốn từ có thể là qua các bài tập, bài tập hỗ trợ, trò chơi,….
Như vậy trong chương 1, người nghiên cứu đã nêu một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đồng thời hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 là nền tảng để tìm hiểu thực trạng phát âm, vốn từ của trẻ và thực trạng rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2. Đây cũng chính là một trong những cứ liệu rất quan trọng để người nghiên cứu thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ và thực nghiệm bài tập cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ THIẾT KẾ BÀI TẬP HỖ TRỢ RÈN LUYỆN PHÁT ÂM KẾT HỢP MỞ RỘNG
VỐN TỪ CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI
Ở chương 2, người nghiên cứu trình bày về việc khảo sát thực trạng phát âm của trẻ 24 – 36 tháng tuổi, mức độ nhận thức của giáo viên mầm non (GVMN), cán bộ quản lí (CBQL), phụ huynh (PH) về vấn đề rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ một số quận ở Thành phố Hồ Chí Minh.