Hoạt động giáo dục rèn luyện phát âm và mở rộng vốn từ cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 36 tháng tuổi (tại trường mầm non hoa mai thành phố hồ chí minh)​ (Trang 58 - 78)

2.2. Nội dung khảo sát và kết quả

2.2.2. Hoạt động giáo dục rèn luyện phát âm và mở rộng vốn từ cho trẻ

– 36 tháng tuổi

2.2.2.1. Nhận thức của giáo viên về vấn đề phát âm và vốn từ của trẻ em

Bảng 2.4. Trình độ chun mơn của GVMN

STT Trình độ chun mơn Số lượng Tỉ lệ %

1 Tốt nghiệp TCSPMN 16 24.24%

2 Tốt nghiệp CĐSPMN 20 30.30%

3 Tốt nghiệp ĐHSPMN 30 45.46%

Qua khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến GVMN, ta có thể thấy được trình độ chun mơn đạt chuẩn và trên chuẩn. Có đến 24.24% GVMN tốt nghiệp CĐSPMN

và 45.46% GVMN đã tốt nghiệp ĐHSPMN. Điều này sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu, điều tra thực trạng của đề tài mang tính chính xác và khách quan.

2.2.2.2. Giáo viên với việc sử dụng bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ em

Bảng 2.5. Đánh giá của GVMN về mức độ nghe hiểu lời nói của bé trong các tình huống giao tiếp

Mức độ hiểu lời trẻ nói Đối tượng nghe trẻ nói

Thường xuyên hiểu Khá thường xuyên hiểu Thỉnh thoảng hiểu Hiếm khi hiểu Không bao giờ hiểu

1. Bạn có hiểu học trị của bạn nói

hay khơng? 5 4 3 2 1

2. Bé nói, các bé cùng lớp với bé có

hiểu bé hay không? 5 4 3 2 1

3. Bé nói, các cơ bảo mẫu của bé có

hiểu khơng? 5 4 3 2 1

4. Bé nói, bạn của bé hiểu hay

không hiểu? 5 4 3 2 1

5. Bé nói, những người quen khác (vd các đồng nghiệp cùng trường

với bạn có hiểu khơng?) 5 4 3 2 1

6. Bé nói, người thâncủa bé (phụ huynh, vú nuôi/người giúp việc) có hiểu khơng?

5 4 3 2 1

7. Những người khơng quen biết có

hiểu lời nói của bé hay không? 5 4 3 2 1

Số điểm tổng cộng = /35 /28 /21 /14 /7

Số điểm trung bình= /5

Kết quả khảo sát của 66 GVMN SỐ ĐIỂM TỔNG CỘNG = SỐ ĐIỂM TRUNG BÌNH = 335/35= 9.57 548/28= 19.57 420/21 = 20 192/14= 13.71 22/7= 3.14 13.19

Kết quả khảo sát và phân tích số liệu từ bảng 2.5. đã phản ánh được phần nào mức độ nghe hiểu lời nói của trẻ trong các tình huống giao tiếp qua nhận định của GVMN – người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Nhìn vào bảng ta thấy được thang đo giá trị mức độ cao ở thỉnh thoảng hiểu là 20 điểm chủ yếu là những người trẻ được tiếp xúc nhiều, bên cạnh bé hàng ngày mặc dù đối tượng này cũng có phần hạn chế trong việc giáo dục, tổ chức hoạt động cho trẻ như cô bảo mẫu, người giúp việc (hoặc vú nuôi), bạn của bé. Và giá trị khá thường xuyên hiểu là 19.57 điểm ở các tình huống trẻ giao tiếp với GVMN, PH (hoặc vú nuôi trẻ). Trong các tình huống, đối tượng giao tiếp ở mức độ thường xun hiểu trẻ nói thì số điểm cũng khơng cao, trung bình là 9.57 và chủ yếu ở trường hợp người gần gũi trẻ hàng ngày đó là ba me, GVMN trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ trẻ thì mới hiểu trẻ nói gì. Qua tìm hiểu ngun nhân tại sao có những mức độ hiểu khác nhau như vậy thì các giáo viên mầm non được khảo sát cho biết rằng việc phát âm sai sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức độ dễ hiểu của lời nói. Bên cạnh đó là những đối tượng này rất ít tiếp xúc, giao tiếp, gần gũi trẻ chẳng hạn như những người không quen biết, những người quen (GV cùng trường, hàng xóm, …), các bé học cùng trường (lớp lớn hơn hoặc lớp bé hơn) sẽ khó hoặc khơng hiểu được trẻ nói. Từ kết quả trên có thể thấy, khả năng quan sát một cách bao quát, cách nhìn nhận của GVMN trực tiếp dạy bé trong các tình huống, đối tượng giao tiếp với trẻ.

Bảng 2.6. Đánh giá của GVMN về mức độ cần thiết của việc sử dụng bài tập rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tổng

f0 19 41 6 66

Tỉ lệ % 28.78% 62.12% 9.10% 100%

Tần số kì vọng fe 22 22 22 66

X2 0.41 16.41 11.64 28.46

Độ tự do df 2

Trị số tới hạn của X2 với df=2 và sác xuất = 0.01 9.2104 Vì X2 = 28.46 > 9.21 nên bác bỏ Ho, chấp nhận H1

Bảng 2.6. cho thấy kết quả tính kiểm nghiệm Chi – Square X2 với số liệu thu được có sự khác biệt có ý nghĩa. Đó là phần đơng các GV đồng ý việc sử dụng bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi là cần thiết. Điều này chứng tỏ GVMN nhận thức rất rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ dạy trẻ phát âm đúng trong nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Bên cạnh việc trưng cầu ý kiến thì người nghiên cứu cũng phỏng vấn đặt vấn đề này đối với BGH, GVMN trực tiếp dạy lớp 24 – 36 tháng tuổi. Kết quả phỏng vấn cho thấy BGH cũng như GV đều cho rằng việc có những bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi để trẻ phát triển ngôn ngữ, phát âm đúng là rất quan trọng, cần thiết.

Thầy L.T.B14, một hiệu trưởng có rất nhiều năm kinh nghiệm kể cả chuyên môn lẫn công tác quản lý giáo dục chia sẻ:

“Rất cần thiết vì do trẻ cịn nhỏ việc trải nghiệm tham gia vào thực tế đời sống ít nên cái vốn từ chưa phong phú, cơ quan phát âm còn ở mức độ rất sơ khai chưa được rèn luyện hình thành ổn định nên nói cịn ngọng nghịu, nói đớt”.

Theo cơ L.M.T, là GVMN có trên 18 năm kinh nghiệm giảng dạy cho biết:

“Rất quan trọng vì trẻ bắt đầu học nói cần cung cấp nhiều vốn từ cho bé, khi có vốn từ bé mới bắt đầu tập phát âm. Bé hiểu được từ đó mới bắt đầu phát âm được, hiểu mới phát âm được”.

Theo cô N.T.T.V việc sử dụng BT hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ là:

“Nên, vì từ mà trẻ chưa biết phải cung cấp, khi trẻ biết rồi thì tập nói cũng sẽ dễ dàng hơn, một từ trẻ không biết khi nói thì lại khó”.

Như vậy, có thể nói rằng, hầu hết GVMN đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ phát âm đúng cùng với việc kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.

Bảng 2.7. Đánh giá của GVMN về mức độ cần thiết của việc tổ chức các giờ học chuyên biệt để dạy trẻ phát âm đúng ở trường MN

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tổng

f0 15 44 7 66

Tỉ lệ % 22.72% 66.67% 10.61% 100%

Tần số kì vọng fe 22 22 22 66

X2 2.23 22 10.23 34.46

Độ tự do df 2

Trị số tới hạn của X2 với df=2 và sác xuất = 0.01 9.2104 Vì X2 = 34.46 > 9.21 nên bác bỏ Ho, chấp nhận H1

Kết luận: Khác biệt có ý nghĩa

Kết quả tính kiểm nghiệm Chi – Square X2 cho thấy số liệu thu được ở Bảng

2.7. có sự khác biệt ý nghĩa, thể hiện phần đông GV cho rằng việc tổ chức các giờ học chuyên biệt để dạy trẻ phát âm đúng ở trường MN là cần thiết (66.67%). Bên cạnh đó, 22.72% GVMN đồng tình với việc rất cần thiết tổ chức giờ học chuyên biệt để dạy trẻ phát âm đúng. Đối lập với quan niệm cho rằng việc tổ chức các giờ học chuyên biệt để dạy trẻ phát âm đúng là cần thiết, vẫn có 10.61% GVMN cho rằng việc này là không cần thiết.

Thực tế ở các trường MN hiện nay, khơng có giờ học chun biệt để rèn luyện phát âm cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Nội dung luyện phát âm, mở rộng vốn từ được lồng ghép qua các tiết học và hoạt động trong ngày. Qua phân tích kế hoạch giáo dục, giáo án, quan sát, ghi chép lại giờ học và hoạt động vui chơi của các lớp Cơm Thường A, B (lớp 24 – 36 tháng tuổi) và một lớp 19 – 24 tháng tuổi ở trường MN Hoa Mai tại Thành phố Hồ Chí Minh người nghiên cứu nhận thấy:

Trong kế hoạch giáo dục và giáo án, giáo viên có lồng ghép việc rèn luyện phát âm, cung cấp từ cho trẻ. Nhưng các tiết học là tích hợp là lồng ghép việc rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ qua các hoạt động học khác. Cho nên, việc rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ của trẻ chưa được chú trọng sửa sai lỗi phát âm. Ở các giờ chơi, chủ yếu trẻ chơi cùng nhau và cô quan sát trẻ, cơ ít có cơ hội rèn luyện phát âm cho trẻ phát âm sai. Vì thế, việc luyện phát âm lồng ghép qua các hoạt động

trong kế hoạch không đạt hiệu quả trong rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ cho trẻ. Bên cạnh đó, vì những khó khăn, thách thức trong quá trình giáo dục nên GVMN chỉ dừng lại ở việc lập kế hoạch dạy học chung, tìm các tiết dạy phù hợp với chương trình với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nhưng chưa có xây dựng kế hoạch giáo dục rèn luyện cho những trẻ phát âm lỗi nhiều.

Bảng 2.8. Rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ qua hoạt động nào là tốt hơn

STT Hoạt động giáo dục Số lượng Tỉ lệ %

1 Hoạt động góc 40 60.6%

2 Hoạt động có chủ đích 53 80.3%

3 Hoạt động chơi 44 66.7%

4 Hoạt động ngoài trời 28 42.4%

5 Hoạt động khác 0 0.0%

Khi nói về hoạt động giáo dục nào sẽ tốt hơn để sử dụng các bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ thì chiếm tỉ lệ cao nhất là (80.3%) GV cho rằng đó là hoạt động có chủ đích tích hợp, lồng ghép phát triển ngôn ngữ vào các tiết học. Đối với trẻ nhà trẻ thì GV được khảo sát cho rằng hoạt động ngồi trời hay các hoạt động khác sẽ không ứng dụng hiệu quả các bài tập phát triển ngôn ngữ.

Bảng 2.9. Công cụ,biện pháp giáo viên thường sử dụng để đánh giá khảnăng phát âm ở trẻ

STT Công cụ Số lượng Tỉ lệ %

1 Quan sát trẻ qua các hoạt động hàng ngày 66 100%

2 Lắng nghe khi trẻ nói, giao tiếp 59 89.4%

3 Danh sách 58 từ đơn chứa 65 âm vị 0 0

4 Quay phim, ghi âm lại hoạt động của trẻ 12 18.18%

Từ bảng 2.9. có thể thấy biện pháp GV thường sử dụng để đánh giá khả năng phát âm ở trẻ là quan sát trẻ trực tiếp qua các hoạt động hàng ngày (100%), lắng nghe khi trẻ giao tiếp (89.4%). Quay phim, ghi âm lại hoạt động của trẻ có 18.18% GV chọn. Một số ít GV chọn cách chi chép lại lời kể chuyện, đọc thơ của trẻ (6.06%). Trong các công cụ, biện pháp mà GV sử dụng để đánh giá khả năng phát âm của trẻ thì hầu hết đều chưa tiếp cận được với danh sách 58 từ đơn chứa 65 âm vị - một công cụ quan trọng để đánh giá khả năng phát âm ở trẻ, phát hiện ra các lỗi khi trẻ phát âm để có biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ phù hợp nhất.

Bên cạnh việc tìm hiểu nhận thức đánh giá của GV về vấn đề phát âm, vốn từ, các biện pháp, công cụ đánh giá cũng như việc sử dụng bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ thì người nghiên cứu cũng có tìm hiểu về những khó khăn của GVMN khi luyện phát âm cho trẻ.

Bảng 2.10. Những khó khăn của GVMN khi rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ

Stt Khó khăn Số lượng Tỉ lệ %

1 Chưa có bài tập phù hợp ứng dụng vào việc rèn

luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 60 90.9% 2 Tinh thần (hợp tác với phụ huynh, sự khuyến khích

của cấp trên…) 55 83.3%

3 Trẻ không hợp tác tham gia 35 53.0%

4

Sĩ số trẻ trong lớp q đơng nên khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cá nhân cho trẻ có rối loạn âm lời nói

65 98.48%

5 Cơng việc q tải, khơng có thời gian để xây dựng kế

hoạch luyện phát âm cho trẻ 64 96.96 %

6

Các điều kiện về vật chất ( đồ dùng, đồ chơi…): thiếu phương tiện dạy học, phục vụ cho rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ

43 65.15%

Bảng 2.10. cho thấy GVMN có khơng ít khó khăn trong việc rèn luyện phát

âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Về tài liệu rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ cho trẻ thì GV thừa nhận chưa có bài tập phù hợp ứng dụng vào việc rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ (90.9%). Cũng chính vì chưa có bài tập phù hợp hoặc việc chưa vận dụng linh hoạt mà trẻ không cảm thấy được hứng thú, không hợp tác tham gia qua nhận xét của GV (53%). Tất cả GVMN được khảo sát (100%) đều cho rằng khó khăn lớn nhất cản trở việc rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ là do sĩ số trẻ trong lớp quá đơng nên khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cá nhân những tiết học chuyên biệt cho trẻ rèn luyện.

Mặt khác, 83.3% giáo viên cho rằng họ chưa thỏa được vấn đề tinh thần trong vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đó là, GV chưa nhận được sự phối hợp của phụ huynh cũng như sự đề đạt, ủng hộ của cấp trên trong vấn đề luyện phát âm đúng cho trẻ. Vì vậy, để việc rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ cho trẻ có kết quả tốt hơn thì cần phải có sự phối hợp đồng loạt, nhất quán giữa nhà trường và PH. Có thể xem đây là nguồn động lực động viên tinh thần cho GV được an tâm hơn, mạnh dạn hơn trong vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là việc rèn luyện phát âm mở rộng vốn từ ở trẻ nhà trẻ.

Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm đúng ở trẻ 24 – 36 tháng tuổi (khơng có khuyết tật ở bộ máy phát âm, khơng có bất thường ở não)

Stt Các yếu tố ảnh hưởng Số lượng Tỉ lệ%

1 Bộ máy phát âm chưa hoàn thiện 66 100%

2 Nội dung lồng ghép dạy trẻ phát âm

trong các hoạt động 58 87.9%

3 Phương pháp luyện phát âm cho trẻ 62 93.9%

4 Giọng người dạy trẻ phát âm 65 98.5%

5

Môi trường giao tiếp của trẻ (nghe chưa chính xác người nói, bạn bè có tật về lời nói, người lớn phát âm sai…)

31 47.0%

Bảng 2.11. cho thấy, tất cả GVMN đều đồng ý rằng yếu tố ảnh hưởng lớn đến

việc phát âm của trẻ là do bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện dẫn đến việc thu và phát âm có sự sai lệch. Về yếu tố giọng người dạy trẻ phát âm thì 98.5% GV cũng cho rằng đây là một trong những yếu tố quyết định việc phát âm đúng – sai ở trẻ. Đồng thời, phương pháp, nội dung dạy trẻ phát âm cũng chiếm tỉ lệ rất cao, ảnh hưởng nhiều đến quá trình rèn luyện phát âm đúng ở trẻ. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát âm đúng của trẻ.

Tóm lại, trong q trình khảo sát mức độ nhận thức và việc rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi cũng phần nào thấy được việc GVMN đã nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện phát âm cho trẻ cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm đúng ở trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Bên cạnh đó, người nghiên cứu nhận thấy có thể xuất phát từ những khó khăn khách quan cũng như chủ quan mà GVMN gặp phải khi dạy trẻ phát âm mà khi khảo sát thực tế thì giáo viên vẫn cịn ít chú trọng đến việc rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ cho trẻ, còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức hướng dẫn. Đặc biệt hơn là còn hạn chế trong việc làm thế nào để thiết kế được những bài tập giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, nhất là những bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ là một vấn đề nan giải và thật sự rất cần thiết cho GVMN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 36 tháng tuổi (tại trường mầm non hoa mai thành phố hồ chí minh)​ (Trang 58 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)