2.1.1. Địa bàn khảo sát và thời gian
Số trẻ được khảo sát trong nghiên cứu này được chọn ngẫu nhiên từ một số trường MN tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi tập trung cư dân từ khắp mọi miền đất nước. Chính vì vậy, trẻ MN tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ảnh hưởng bởi các phương ngữ khác nhau ở phương diện phát âm của trẻ. Theo Hoàng Thị Châu (2009) “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngơn ngữ tồn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngơn ngữ tồn dân hay với một phương ngữ khác”9. Tiếng Việt là ngơn ngữ có nhiều phương ngữ10 và được thể hiện trên nhiều yếu tố khác nhau như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng. Việc phân chia các vùng phương ngữ cũng mang tính chất tương đối, khơng tách biệt hồn tồn. Biến thể ngữ âm của các vùng phương ngữ Bắc, Trung và Nam là biến thể phương ngữ không xem là lỗi phát âm ở trẻ (chẳng hạn, sẽ không xem là lỗi với những trường hợp trẻ nói theo biến thể ngữ âm phương ngữ, vd: Trẻ miền Nam nói quạt guạt, xồi xịi, tiền tiềng).
Tác giả tiến hành khảo sát trẻ phát triển bình thường đang theo học tại một số trường mầm non công lập và tư thục ở nội thành và vùng ven Thành phố Hồ Chí
9 Hoàng thị Châu, Phương ngữ học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 tr. 29.
10 Tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến với nhiều ý kiến khác nhau về việc phân chia vùng phương ngữ. Song về cơ bản, chiếm số đơng các nhà nghiên cứu cho rằng có thể chia phương ngữ tiếng Việt thành 3 vùng chính là phương ngữ Bắc (từ Thanh Hoá trở ra), phương ngữ Trung (các tỉnh từ Thanh Hoá vào đến khu vực đèo Hải Vân) và phương ngữ Nam (từ khu vực đèo Hải Vân vào các tỉnh phía Nam)
Minh: MN P.B – quận 9, MN H.M– quận 3, MN L.A – quận 10, MN P.3 – quận 10, MN T.H – quận 10, MN AĐ – quận Gò Vấp, MN T.Đ – quận 8.11
Thời gian khảo sát: từ tháng 4/2017 đến tháng 9/2018.
2.1.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát
“Đánh giá khả năng phân biệt âm là một phần trong việc đánh giá sự phát triển âm lời nói của trẻ em” (Huỳnh Mai Trang, Kiều Thị Thanh Trà, Đoàn Văn Điều, 2018). Theo Hà Thị Kim Yến (2018), “đánh giá sự phát triển về ngôn ngữ của một trẻ là một phần việc của nhà trị liệu ngơn ngữ, nó là thơng tin cần thiết khơng những cho chính nhà trị liệu ngơn ngữ mà cịn là thông tin cần cho các nhà chuyên môn đang làm việc trong nhóm can thiệp về giao tiếp cho trẻ”12. Kết quả của hoạt động đánh giá âm lời nói của trẻ rất quan trọng trong việc xây chương trình giáo dục phát triển ngơn ngữ cho trẻ mầm non nói chung cũng như việc xây dựng chương trình giáo dục chun biệt cho trẻ có rối loạn về âm lời nói nói riêng.
Để tìm hiểu thực trạng phát âm của trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tơi tiến hành khảo sát trẻ ở một số trường MN nội thành và vùng ven tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng danh sách 58 từ ngữ có tiếng chứa 65 âm vị thuộc hệ thống âm vị tiếng Việt (Nguyễn Thị Ly Kha, Hoàng Văn Quyên, Phạm Hải Lê, 2017) (phụ lục 1), hình ảnh tương ứng 58 từ khảo sát (phụ lục 2), phiếu lượng giá (phụ lục 3) và phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục 4, phụ lục 5) từ tháng 1/2018 đến tháng 9/2018 với 66 GVMN ở một số trường đã dạy các lớp 24 – 36 tháng tuổi và 180 PH các bé 24 – 36 tháng tuổi (phụ lục 6). Cũng trong thời gian đó, người nghiên cứu phỏng vấn 6 GVMN đã dạy các lớp 24 – 36 tháng tuổi, 2 hiệu trưởng và 3 hiệu phó chun mơn;phân tích kế hoạch GD của 2 lớp Cơm Thường(24 – 36 tháng); quan sát giờ học và chơi của trẻ nhà trẻ ở 2 lớp Cơm Thường A và lớp Cơm Thường B. Để rõ ràng hơn, thì phương pháp và đối tượng điều tra, khảo sát được trình bày ở bảng 2.1.
11 Tên các trường MN đã được người nghiên cứu mã hóa.
Bảng 2.1. Phương pháp và đối tượng khảo sát
Phương pháp khảo sát Đối tượng khảo sát
Phiếu trưng cầu ý kiến
66 GVMN đã dạy các lớp 24 – 36 tháng tuổi ở một số trường MN tại Thành phố Hồ Chí Minh
180 PH các bé 24 – 36 tháng tuổi ở một số trường MN tại Thành phố Hồ Chí Minh
Phỏng vấn BGH 2 hiệu trưởng, 3 hiệu phó chun mơn Phỏng vấn GVMN 6 GVMN dạy lớp 24 – 36 tháng tuổi Phân tích kế hoạch GD Khối lớp 24 – 36 tháng tuổi
Quan sát giờ học
Quan sát giờ chơi
2 lớp 24 – 36 tháng tuổi (10 giờ), 2 lớp 18 – 24 tháng tuổi (5 giờ)
2 lớp 24 – 36 tháng tuổi (5 giờ), 2 lớp 18 – 24 tháng tuổi (3 giờ)
Đo âm bằng việc tổ chức cho trẻ quan sát và gọi tên từng bức tranh ảnh mà tên gọi ứng với bảng 58 từ ngữ có các tiếng chứa các âm vị tiếng Việt hiện đại (65 âm vị).
250 trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng
2.1.3. Phương tiện khảo sát
Để thu thập số liệu giúp cho việc mơ tả và phân tích thực trạng phát âm của trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, người nghiên cứu sử dụng bộ Test âm lời nói và từ ngữ của trẻ từ 2;0 đến 7;013 tuổi bằng hình ảnh, câu hỏi và một số bảng ghi nhận do các tác giả Nguyễn Thị Ly Kha,
13Sử dụng cách ghi thường dùng trong các tài liệu âm ngữ trị liệu (SharynneMcLeod, 2011): 2;0 tuổi: hai tuổi; 2;02: hai tuổi hai tháng. Đối tượng mà bài viết này hướng tới là trẻ mầm non (2;0– 2;11tuổi) và trẻ mẫu giáo (3;0 – 6;0 tuổi) – theo cách gọi và cách phân chia trẻ em theo độ tuổi học đường hiện nay của Vụ Giáo dục Mầm non – Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 14/2008/QĐ-
Hoàng Văn Quyên và Phạm Hải Lê xây dựng (Nguyễn Thị Ly Kha, Phạm Hải Lê 2014; Nguyễn Thị Ly Kha 2017) để lượng giá khả năng phát âm của trẻ, xác định những lỗi phát âm chủ yếu ở trẻ. Bộ công cụ để test âm lời nói trẻ được nghiên cứu phù hợp đặc điểm nhận thức, tâm sinh lý của trẻ.
Trong quá trình khảo sát, người nghiên cứu sử dụng các phiếu trưng cầu ý kiến nhằm tìm hiểu, xác định mức độ thức của GVMN, PH – là những người liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc nhận, giáo dục trẻ; xác định thực trạng phát âm trong âm lời nói hiện nay của trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh và thực trạng rèn luyện phát âm cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi có khó khăn âm lời nói, vốn từ cịn hạn chế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các phiếu trưng cầu ý kiến gồm 10 câu hỏi liên quan đến các vấn đề về rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ của trẻ 24 – 36 tháng tuổi: Thực trạng mức độ phát âm, vốn từ của trẻ qua việc sử dụng bài tập hoặc các biện pháp khác trong công tác giáo dục; mức độ cần thiết của việc dạy trẻ phát âm đúng bên cạnh đó là đồng thời mở rộng vốn từ cho trẻ; mức độ cần thiết của việc tổ chức các giờ học có bài tập hỗ trợ để dạy trẻ phát âm đúng kết hợp mở rộng vốn từ ở trường MN; các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm đúng ở trẻ 24 – 36 tháng tuổi (khơng có khuyết tật ở bộ máy phát âm); công cụ, biện pháp GV thường sử dụng để đánh giá khả năng phát âm ở trẻ, những khó khăn của GV khi luyện phát âm cho trẻ, đề xuất để việc luyện phát âm cho trẻ đạt hiệu quả tốt (Phụ lục 4 và 5); thực trạng việc PH nghe hiểu trẻ nói (Phụ lục 6) và PH với các bài tập giúp trẻ phát âm, mở rộng vốn từ.
Ngoài ra, người nghiên cứu còn phỏng vấn nhằm để tìm hiểu rõ hơn quan điểm của GV và BGH trường MN về việc luyện phát âm đúng cho trẻ, cũng như những khó khăn những mong muốn để giúp ngôn ngữ trẻ tốt hơn. Hệ thống gồm 10 câu hỏi phỏng vấn được sử dụng chung cho cả 2 đối tượng GVMN và BGH (Phụ
lục 4). Các câu hỏi phỏng vấn có nội dung xoay quanh các vấn đề: vai trò của việc dạy trẻ phát âm đúng, mở rộng vốn từ cho trẻ; thực trạng việc rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường MN hiện nay, những khó khăn trong việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36
tháng tuổi về mặt phát âm, mở rộng vốn từ.
Bên cạnh đó, người nghiên cứu cịn dự giờ, quan sát hoạt động thường ngày ở lớp 24 – 36 tháng tuổi nhằm tìm hiểu những biện pháp mà GVMN sử dụng để dạy trẻ phát âm đúng và cách GVMN tổ chức hoạt động để luyện phát âm cho trẻ. Đồng thời tìm hiểu và phân tích kế hoạch giáo dục (KHGD) của GVMN nhằm đánh giá xem GVMN có quan tâm đến việc dạy trẻ phát âm đúng không và cách thức GVMN lập kế hoạch để dạy trẻ phát âm đúng cũng như việc hỗ trợ cá nhân cho những trẻ có phát âm chưa đúng hoặc vốn từ còn hạn chế so với tuổi.
Cuối cùng, người nghiên cứu xử lý các số liệu thu được bằng các công thức thống kê: Thang đo phần trăm: so sánh tỉ lệ % giữa các số liệu thu thập được, Kiểm nghiệm Chi - Square X2 để so sánh tỉ lệ phần trăm của các dữ kiện thu được dưới dạng tần số hay phân loại.