Trong quá trình tìm hiểu ngơn ngữ học thơng qua việc tham khảo các tài liệu nghiên cứu của các tác giả về ngôn ngữ, người nghiên cứu xin phép được tóm tắt một cách khái quát về Cơ sở ngôn ngữ học liên quan đến vấn đề nghiên cứu đó là âm lời nói trẻ về phương diện ngữ âm và từ.
1.3.1. Ngữ âm là gì?
Ngay từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đã tồn tại dưới hình thức âm thanh. Mặt âm thanh đã làm nên tính chất hiện thực của ngơn ngữ. Bởi vậy, nói đến ngơn ngữ là nói đến ngơn ngữ bằng âm thanh. Hiện nay chưa có dân tộc nào dùng một ngôn ngữ phi âm thanh để trao đổi tư tưởng (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến, 2008).
Trong ngơn ngữ học, người ta gọi hình thức âm thanh của ngơn ngữ là ngữ âm. Ngữ âm, vì vậy, là cái vỏ vật chất của ngơn ngữ, là hình thức tồn tại của ngơn ngữ.
Đây là bình diện bao gồm các đặc điểm về âm thanh của ngôn ngữ, các phương thức cấu tạo và đặc trưng âm học của các âm tố lời nói. Ở bình diện này, người ta cịn quan tâm đến cả sự hoạt động của bộ máy cấu âm và thường xem xét các hiện tượng âm thanh như những yếu tố của hệ thống ngôn ngữ dùng để thể hiện các từ và câu trong hình thức vật chất âm thanh mà thiếu nó thì sự giao tiếp khơng thể thực hiện được.
Ngữ âm là âm thanh nhưng khơng phải bất kì âm nào do con người phát cũng là ngữ âm. Tiếng nấc, tiếng ho, tiếng ợ khơng phải là ngữ âm vì chúng khơng phải là phương tiện biểu đạt của ngơn ngữ, khơng có chức năng giao tiếp.
Âm thanh của ngôn ngữ là kết quả một hoạt động nhất định của bộ máy phát âm của con người. Bộ máy phát âm là những bộ phận của cơ thể con người được dùng với chức năng thứ hai là tạo ra các âm của ngơn ngữ. Bộ máy phát âm của con
người có thể phân chia thành ba bộ phận chính: Cơ quan khởi phát nguồn hơi (Cơ
quan hô hấp), thanh hầu, các khoang cộng hưởng ở phía trên thanh hầu.
Âm của lời nói cũng như âm của tự nhiên có những đặc trưng âm học như cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc.
1.3.2. Âm tiết
“Chuỗi lời nói được con người phát ra thành những mạch khác nhau, những khúc đoạn, từ lớn đến nhỏ khác nhau. Đơn vị phát âm ngắn nhất là âm tiết
(syllable)” (Đoàn Thiện Thuật, 1999, tr. 18).
“Dù lời nói có chậm lại đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ tách được đến âm tiết là hết. Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một thanh điệu, và tách rời với âm tiết khác. Trên chữ viết, mỗi âm tiết tiếng Việt được ghi thành một "chữ"” (Mai Ngọc Chừ, et al., 2008).
Một âm tiết thường là một tổ hợp các yếu tố ngữ âm, như nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm và thanh điệu – đối với những ngơn ngữ có thanh điệu. Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc cố định, khơng có hiện tượng nối âm. “Hệ thống ngôn ngữ của các tiếng châu Âu như một cơ chế vận chuyển trên ba cái trục chính từ, hành vị và âm vị, thì tiếng Việt dường như kết hợp ba cái trục ấy thành một đó là tiếng”; “Trong tiếng Việt, người bản ngữ nghe các âm tố như những quá trình âm học động, kết quả của những động tác cấu âm, nghĩa là nghe âm tiết đúng như thực trạng của nó” (Cao Xuân Hạo, 1998, 1974: 50-52).
Đặc điểm âm tiết tiếng Việt
Để chỉ khái niệm âm tiết trong ngôn ngữ học, theo truyền thống người Việt, thường dùng từ tiếng. Tiếng, tức âm tiết của tiếng Việt có những đặc điểm đáng chú ý dưới đây:
Có tính độc lập cao: Trong dịng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng được
thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng. Khác với âm tiết của một số ngôn ngữ âm tiết tiếng Việt thường không bị nhược hóa (reduction) hay mất đi. Âm tiết tiếng Việt có ranh giới tách bạch.
Âm tiết tiếng Việt vừa là đơn vị ngữ âm vừa là đơn vị ngữ nghĩa: Trong các
ngôn ngữ Âu châu, âm tiết chỉ là một đơn vị ngữ âm thuần túy. Âm tiết nếu bị tách ra khỏi từ chứa nó thì trở nên vơ nghĩa hồn tồn. “Trong tiếng Việt, ngược lại, có một tình hình đáng chú ý là tuyệt đại đa số các âm tiết đều có nghĩa. Nói cách khác, âm tiết khơng chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần như âm tiết trong các ngơn ngữ Âu châu mà cịn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu” (Mai Ngọc Chừ, et al., 2008), ví dụ: mất, dầu, tay, nhân, dân, gió, nhà, vườn, học, ăn, cá, đẹp, tốt…
Có một cấu trúc chặt chẽ: không phải là một khối không thể chia cắt được mà
là một cấu trúc. Mơ hình cấu trúc tổng qt của tất cả các âm tiết tiếng Việt là: THANH ĐIỆU
ÂM ĐẦU VẦN
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Mỗi âm tiết tiếng Việt, ở dạng đầy đủ nhất có 5 phần. Năm thành phần cấu tạo âm tiết tiếng Việt khơng phải bình đẳng như nhau về mức độ độc lập và về khả năng kết hợp.
Các hệ thống âm vị của tiếng Việt
Hệ thống âm đầu
Âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết, quy định âm sắc của âm tiết lúc mở đầu và khu biệt âm tiết. Đảm nhận cương vị âm đầu trong tiếng Việt là các phụ âm, vì vậy nó thường được gọi là phụ âm đầu.
Âm đầu có thể vắng mặt trong âm tiết. Các âm tiết im, ăng, uất, oằn khuyết phụ âm đầu (cũng có tác giả xem âm vị âm đầu trong các âm tiết này là âm vị zero hoặc là phụ âm tắc thanh hầu / ʔ/5 (Vũ Thị Ân, 2015). Tiếng Việt hiện đại có 21 phụ âm đầu6, bao gồm:
/b, m, f, v, t, th, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h/
5 Vũ Thị Ân, Giáo trình tiếng Việt – Tập một, NXB GDVN, 2015, tr. 19: Để khẳng định tính cố định khơng thể đổi chỗ hay thay thế nhau của các yếu tố trong âm tiết. Tác giả Đoàn Thiện Thuật (Ngữ âm tiếng Việt,
1999) cho rằng khi phát âm các âm tiết kiểu này có hiện tượng cản luồng hơi ở thanh hầu (cơ chế phát âm
phụ âm) và gọi là âm vị tắc thanh hầu /ʔ/.
6 Nếu chấp nhận phụ âm tắc thanh hầu /ʔ/ như tác giả Đoàn Thiện Thuật (Ngữ âm tiếng Việt, 1999) thì số lượng sẽ là 22 âm vị.
Định vị Phương thức Đầu lưỡi Môi Bẹt Quặt Mặt lưỡi Gốc lưỡi Thanh hầu Tắc Ồn Bật hơi th Không bật hơi Vô thanh t ʈ c k ʔ Hữu thanh b d Vang m n ɲ ŋ Xát Ồn Vô thanh f s ş χ h Hữu thanh v z ʐ ɣ Vang l
Bảng phân loại và hệ thống âm đầu tiếng Việt7
Hệ thống âm đệm
Âm đệm đứng ở vị trí thứ hai trong cấu tạo âm tiết và đứng đầu bộ phận vần. vì thế nó cịn có tên gọi khác: âm lướt, âm nối, âm đầu vần. Âm đệm có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết lúc mở đầu (Vũ Thị Ân, 2015). Chỉ có một âm đệm, kí hiệu /u̯/ hoặc /w/.
Hệ thống âm chính
Âm chính đảm nhiệm vị trí thứ ba trong âm tiết, vị trí thứ hai trong vần. Đó là các âm vị nguyên âm. Âm chính quy định âm sắc của âm tiết, khu biệt âm tiết. Tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn và 3 ngun âm đơi làm âm chính:
/, , , , , , , , , , / và 3 nguyên âm đôi /͜, ͜, ͜/ Hệ thống âm cuối
Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt cịn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/.
Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt
Hệ thống thanh điệu
Tiếng Việt có 6 thanh điệu: thanh ngang /l/, thanh huyền /2/, thanh ngã /3/, thanh hỏi /4/, thanh sắc /5/, thanh nặng /6/.
Sơ đồ ba tiêu chí khu biệt cho sáu âm vị thanh điệu8 1.4. Lý luận về phát triển lời nói cho trẻ
Trong việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ nhà trẻ thì dạy trẻ nghe, phát âm đúng và đồng thời mở rộng vốn từ là một nhiệm vụ quan trọng.
Bàn về vấn đề dạy trẻ phát âm đúng, tác giả Nguyễn Xuân Khoa cho rằng, “dạy trẻ phát âm đúng là dạy trẻ biết phát âm chính xác những thành phần âm tiết,
không ngọng, không lắp, biết điều chỉnh âm lượng thể hiện đúng ngữ điệu trong khi nói, biết thể hiện tình cảm qua nét mặt, điệu bộ, nắm được những đặc điểm của văn hóa giao tiếp (ngữ điệu, tư thế, điệu bộ).” (Nguyễn Xuân Khoa, 2003).
Cũng bàn về dạy trẻ phát âm đúng, tác giả Nguyễn Thị Phương Nga định nghĩa: “Dạy trẻ phát âm đúng là hướng dẫn trẻ phát âm đúng, rõ ràng mọi âm
thanh, từ, câu, đoạn của tiếng mẹ đẻ, biết điều chỉnh giọng nói của mình biểu cảm cho phù hợp với hồn cảnh nói.” (Nguyễn Thị Phương Nga, 1999).
Cùng quan điểm với các tác giả trên, người nghiên cứu định nghĩa: phát âm đúng là trẻ phát âm chính xác những thành phần âm tiết (thanh điệu, phụ âm đầu,
âm đệm, âm chính, âm cuối), biết điều chỉnh âm lượng thể hiện đúng ngữ điệu trong khi nói, biết thể hiện tình cảm qua nét mặt, điệu bộ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
1.4.1. Nhiệm vụ, nội dung giáo dục chuẩn mực ngữ âm
Giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ (luyện phát âm chuẩn cho trẻ) chính là
hướng dẫn trẻ phát âm đúng âm thanh ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ, phát âm rõ ràng các từ, câu theo đúng quy định và luyện cho trẻ biết điều chỉnh giọng nói của mình sao cho diễn cảm, phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp (điều chỉnh cường độ giọng nói to, nhỏ, tốc độ nhanh hay chậm, nhịp độ sao cho nhịp nhàng, ngắt nghỉ đúng chỗ và nói có ngữ điệu, thể hiện sắc thái biểu cảm của lời nói). Luyện phát âm cho trẻ còn là phát triển khả năng nghe âm thanh ngôn ngữ, điều khiển hơi thở đúng.
1.4.1.1. Nhiệm vụ giáo dục chuẩn mực ngữ âm (Luyện phát âm chuẩn cho trẻ)
- Luyện cho trẻ nghe âm thanh ngôn ngữ.
- Dạy trẻ biết phát âm đúng là dạy cho trẻ biết phát âm chính xác các âm vị, âm tiết, từ, câu theo chuẩn mực âm thanh tiếng mẹ đẻ.
- Dạy trẻ phát âm đúng là còn phải dạy cho trẻ biết điều chỉnh âm lượng, thể hiện đúng ngữ điệu, có tác phong văn hố trong q trình giao tiếp.
- Sửa các lỗi phát âm cho trẻ (Trịnh Thị Hà Bắc, 2013).
1.4.1.2. Nội dung giáo dục chuẩn mực ngữ âm (Luyện phát âm chuẩn cho trẻ)
Rèn luyện khả năng nghe lời nói (rèn luyện thính giác ngôn ngữ)
- Luyện cho trẻ khả năng nghe được các âm vị và sớm phân biệt chúng (nhà khác già…).
- Luyện cho trẻ tri giác được tính biểu cảm của ngôn ngữ (sự âu yếm, giận dữ, sự du dương của một bài hát ru…).
- Luyện khả năng nghe: Chú ý nghe, nghe cao độ, nghe từng âm vị, tri giác tốc độ, nhịp độ lời nói…
- Cần đặt trẻ vào trong môi trường âm thanh, trẻ phải được nghe âm và âm thanh ngôn ngữ. Trẻ càng thu nhận được nhiều tín hiệu ngơn ngữ bao nhiêu thì sự
phát triển lời nói càng nhanh chóng bấy nhiêu. Khả năng nghe tốt sẽ tạo điều kiện cho khả năng nói phát triển (Trịnh Thị Hà Bắc, 2013).
Rèn luyện khả năng phát âm
- Rèn luyện bộ máy phát âm: Phát triển sự linh hoạt của lưỡi, môi, hàm dưới… Sự chuyển động nhịp nhàng, linh hoạt của bộ máy phát âm sẽ giúp cho âm thanh ngôn ngữ chuẩn hơn.
- Luyện thở ngôn ngữ: Luồng hơi từ phổi ra giúp cho sự cấu âm gọi là thở ngôn ngữ. Thở ngơn ngữ khác thở bình thường ở chỗ nó là thở có lí trí, thở bình thường là thở sinh lý. Thở lí trí giúp chúng ta điều khiển sự thở để ngừng nghỉ khi nói, khi phát âm… Trẻ chưa có khả năng điều chỉnh sự thở, do vậy, điều chỉnh sự thở là hết sức cần thiết trong q trình luyện phát âm. Luyện thở ngơn ngữ cho trẻ là luyện cho trẻ kĩ năng hít vào nhanh, ngắn và thở ra nhịp nhàng, tạo điều kiện cho khả năng nói các câu một cách thoải mái trong quá trình diễn đạt. Thở ngôn ngữ đúng tạo điều kiện phát âm rõ nét, giữ được cường độ nói phù hợp, lời nói khúc triết, nhịp nhàng, ngữ điệu biểu cảm…
- Luyện giọng: Giọng nói thể hiện đầy đủ tất cả các mặt âm thanh ngôn ngữ của trẻ. Luyện giọng cho trẻ là giúp trẻ biểu hiện thái độ, tình cảm của mình bằng lời nói, trong lời nói. Luyện giọng cho trẻ là rèn luyện đặc tính của giọng nói (Cao độ, cường độ, âm sắc…). Phương pháp cơ bản để luyện giọng là đọc và kể diễn cảm dưới nhiều cách (bằng nói, bằng trị chơi đóng kịch…).
Yêu cầu cuối cùng của nhiệm vụ rèn luyện khả năng phát âm là trẻ phải phát âm đúng tất cả các âm vị trong tiếng Việt (Trịnh Thị Hà Bắc, 2013).
Hồn thiện chuẩn mực chính âm
- Chính âm: Tức là qui định thống nhất về âm thanh ngơn ngữ tiếng nói của một quốc gia, dân tộc.
- Để góp phần hồn thiện chuẩn mực chính âm cho trẻ, cơ giáo phải nắm vững chính âm và phải phát âm chuẩn. Căn cứ vào đó làm mẫu cho trẻ phát âm theo chính âm, khắc phục các lỗi do tiếng địa phương gây ra.
Sửa các lỗi phát âm của trẻ
+ Lỗi về âm đầu. + Lỗi về âm đệm. + Lỗi về âm chính. + Lỗi về âm cuối. + Lỗi về thanh điệu. - Nguyên nhân mắc lỗi:
+ Do bộ máy phát âm của trẻ chưa phát triển hồn thiện. + Do mơi trường giao tiếp, sự nuông chiều của người lớn...
+ Do một số âm tiết tiếng Việt khó phát âm, khó định vị... (khuya khoắt, loắt
choắt…).
- Để sửa lỗi cho trẻ, cô giáo cần:
+ Kiểm tra tình hình phát âm của trẻ và thường xuyên vận dụng các phương pháp, biện pháp để luyện phát âm cho trẻ phù hợp.
+ Cô giáo cần xác định đúng được các lỗi phát âm của trẻ, xác định được nguyên nhân mắc lỗi và có biện pháp cụ thể để sửa lỗi phát âm đó cho trẻ.
+ Cô giáo cũng cần phải tự rèn luyện để phát âm chuẩn theo qui định. Phát âm chuẩn trong quá trình giao tiếp với trẻ.
+ Tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành luyện phát âm…
1.4.2. Nhiệm vụ, nguyên tắc và nội dung mở rộng vốn từ cho trẻ
Phát triển vốn từ cho trẻ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu ý nghĩa của từ và
biết sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp.
Mở rộng vốn từ cho trẻ là quá trình hình thành, giúp trẻ làm quen với các từ mới, củng cố vốn từ làm cho vốn từ phong phú, tích cực hóa ngơn ngữ cho trẻ. Q trình này liên quan chặt chẽ với giai đoạn nhận thức tiếp theo của trẻ để hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh.
Ở đề tài này, bên cạnh việc rèn luyện phát âm cho trẻ là chính thì người nghiên cứu cũng đồng thời đi vào khía cạnh của phát triển vốn từ ở. Đó là mở rộng vốn từ cho trẻ.Tuy nhiên, không chỉ dừng ở việc mở rộng vốn từ mà người nghiên cứu còn giúp trẻ củng cố và tích cực hóa vốn từ khi vận dụng vào cuộc sống.
1.4.2.1. Nhiệm vụ mở rộng vốn từ cho trẻ
Làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ làm quen với các từ mới và chú ý đến cơ cấu từ loại hợp lý trong vốn từ của trẻ
- Việc làm giàu vốn từ cần tiến hành trên nguyên tắc mở rộng dần từ cụ thể đến khái quát và cần cho cuộc sống của trẻ.
- Ở giai đoạn đầu, cần cung cấp cho trẻ những từ ngữ mang ý nghĩa cụ thể