Lỗi phát âm
thanh điệu
Thực nghiệm Đối chứng
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
/6/ 0 0.0 1 12.5
Về thanh điệu, nhóm ĐC vẫn cịn chưa khắc phục được hồn tồn lỗi phát âm thanh nặng của trẻ.
Rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ đợt 3 chỉnh âm từ tháng 7/2018 đến tháng 9/2018
Kết quả: Ở đợt 3 của việc rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ,
nhìn vào bảng kết quả trên có thể nói rằng: Qua 3 đợt áp dụng các bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi nhận được kết quả có ý nghĩa và rất tốt cho việc giáo dục phát triển ngơn ngữ trẻ nói chung và về phương diện phát âm, vốn từ nói riêng. Đối với trẻ ở giai đoạn này, bộ máy phát âm chưa hoàn thiện gây ra khơng ít khó khăn cho việc phát âm của trẻ. Nhưng nếu trẻ có được các biện pháp phát triển ngơn ngữ phù hợp với bộ máy phát âm, với việc rèn luyện phát âm, mở rộng cho trẻ thì sẽ đạt được kết quả như mong đợi.
Ở đợt này đã sửa lỗi phát âm cho hầu hết các trẻ trong nhóm thực nghiệm ngay cả những âm khó như: Âm đầu / ʈ, ȿ, th, v/ (“tr, s,th, v”), âm /-u-/ (“u”) (4/8 trẻ nhóm thực nghiệm phát âm tốt, khơng đọc lướt, hay bỏ qua âm đệm). Về âm chính, 7/8 trẻ đều đã phát âm tốt âm chính. Duy chỉ có trường hợp trẻ Phan.B.N khi phát
âm âm /e/ (“ê”) mà kết hợp với âm cuối /c/ (“ch”) thì đều phát âm /e/ /i/. Bên cạnh đó, các trẻ Lại.T.M, Nguyễn.T.H, Mai.T.K vẫn cịn chưa phát âm rõ lắm các âm /ʈ, ȿ/ (“tr, s”). Sau đợt rèn luyện phát âm thứ 3 này, thanh điệu của trẻ nhóm TN đã hồn tồn khơng cịn lỗi nữa. Như vậy, ở đợt này con số thu về khá ấn tượng bởi việc giảm lỗi phát âm của trẻ.
Bảng 3.21. Bảng tổng hợp các âm được rèn luyện phát âm sau 3 đợt của 8 trẻ nhóm thực nghiệm
Đợt
Số âm đầu sửa được
/Tổng số âm đầu lỗi
Số âm đệm sửa được /tổng số âm đệm lỗi Số âm chính được sửa/ tổng số âm chính lỗi Số âm cuối sửa được/tổng số âm cuối lỗi
Số thanh điệu sửa được/tổng số thanh điệu lỗi
Đợt 1 16/71 1/6 3/15 1/16 0/1
Đợt 2 36/71 2/6 9/15 5/16 1/1
Đợt 3 60/71 3/6 14/15 8/16 1/1
Song song với việc cải thiện được khả ngăng phát âm của trẻ qua các bài tập hỗ trợ thì vốn từ của trẻ cũng tăng lên một cách đáng kể. Đặc biệt vốn từ thể hiện qua những trò chơi với tranh ảnh (mô tả tranh ảnh theo chủ đề), qua những câu chuyện ngắn hoặc cao hơn nữa là trẻ tự kể lại được chuyện đã xảy ra cho lớp nghe. Giáo viên cùng lớp nhận định các bé đã tiến bộ hơn rất nhiều. Bé kể chuyện tốt hơn. Kiểu loại câu trong giao tiếp nhiều hơn. Câu bé sử dụng cũng đa dạng hơn. Trẻ đã biết xác định thời gian gần, “hôm qua, ba mẹ dắt con đi chơi công viên vui lắm cô!”, hoặc biết kể một sự việc “nhà con có ni một con chó rất dễ thương. Lơng nó màu trắng. Con thương nó lắm!”....
Ở giai đoạn 3, trẻ đã được rèn luyện, khắc phục việc phát âm rất tốt cũng như việc mở rộng vốn từ của trẻ. Nhưng do đặc điểm tâm lý trẻ có tính mềm dẻo, rất dễ bị thay đổi cho nên cần phải cho bé được tập luyện thường xuyên kể cả ở nhà.
Bảng 3.22. Bảng tổng hợp các âm được rèn luyện phát âm sau 3 đợt của 8 trẻ nhóm đối chứng Đợt Số âm đầu sửa được /Tổng số âm đầu lỗi Số âm đệm sửa được /tổng số âm đệm lỗi Số âm chính được sửa/ tổng số âm chính lỗi Số âm cuối sửa được/tổng
số âm cuối lỗi
Số thanh điệu sửa được/tổng số thanh điệu lỗi Đợt 1 4/67 0/7 1/17 0/15 0/2 Đợt 2 11/67 1/7 3/17 2/15 0/2 Đợt 3 20/67 1/7 6/17 3/15 1/2
Kết quả ở các bảng trên cho thấy kết quả ở 2 nhóm TN và ĐC có sự khác nhau về khả năng phát âm của trẻ. Tổng số âm lỗi ở cả 2 nhóm là khơng có sự chệnh lệch lớn giữa nhóm TN - ĐC: tổng lỗi âm đầu (71 – 67), tổng lỗi âm đệm (6 – 7), tổng lỗi âm chính (15 – 17), tổng lỗi âm cuối (16 – 15), tổng lỗi thanh điệu (1 – 2). Nhìn vào kết quả rõ ràng thấy được ở nhóm thực nghiệm có sự tiến bộ, cải thiện, khắc phục được rất nhiều lỗi phát âm của trẻ và tỉ lệ tăng nhanh từ giai đoạn đợt 215sang đợt 3 so với nhóm ĐC. Điều này cho thấy sự tác động từ bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ mà đề tài xây dựng bước đầu đã có hiệu quả. Đây là tín hiệu tốt tạo thêm động lực, căn cứ để người nghiên cứu viết tiếp tục hồn thiện cơng trình này và có thể đi sâu hơn nữa để nghiên cứu.
3.3. Đề xuất hướng tiếp theo cho trẻ
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ không phải ở giai đoạn ngắn có thể giúp ngơn ngữ trẻ được phát triển mà đó là cả một chặng đường dài cùng với sự kết hợp của nhiều khía cạnh giáo dục thì mới có thể góp phần phát triển tốt ngơn ngữ cho trẻ. Để việc phát âm đúng của trẻ được bền vững, làm tiền đề cho những giai đoạn ngơn ngữ sau thì cần phải có kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ trẻ đúng, cần thường xuyên cho trẻ luyện tập, tạo mơi trường ngơn ngữ thuận lợi bằng cách trị chuyện cùng trẻ nhiều hơn ở mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình thì việc phát triển ngơn ngữ trẻ nói chung cũng như việc rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ trẻ nói riêng mới đạt hiệu quả tốt nhất.
15Giai đoạn này trẻ có khoảng thời gian nghỉ hè nên có sự biến đổi khá lớn ở đợt 2 chặng hạn như thời gian trẻ ở nhà nhiều hoặc đi dụng lịch có thể sẽ bị ảnh hưởng cách phát âm của những người xung quanh, địa
Tiểu kết chương 3
Ở chương 3, người nghiên cứu đã căn cứ cơ sở lý luận và thực tiễn để thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi; đồng thời tiến hành thực nghiệm rèn luyện phát âm đồng thời mở rộng vốn từ cho trẻ nhóm thực nghiệm (8 trẻ). Bên cạnh đó là một nhóm đối chứng (8 trẻ) không tiếp nhận, thụ hưởng các bài tập này. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc sử dụng các bài tập rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ đạt hiệu quả cao. Trẻ trong nhóm TN đã phát âm tốt, chuẩn hơn, khơng cịn lỗi so với trước. Người nghiên cứu nhận thấy thái độ tiếp nhận các bài tập này ở trẻ hứng thú, với tâm thế luôn sẵn sàng tham gia cùng người nghiên cứu. Từ đó, có thể nhận định rằng việc sử dụng các bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi rất cần thiết với “giai đoạn vàng” của sự phát triển ngôn ngữ. Để việc phát âm đúng của trẻ được bền vững, làm tiền đề cho những giai đoạn ngơn ngữ sau thì cần phải có kế hoạch giáo dục phát triển ngơn ngữ trẻ đúng, cần thường xuyên cho trẻ luyện tập. Cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lý trẻ và xác định kế hoạch giáo dục rõ ràng để vận dụng các bài tập phát triển ngôn ngữ, rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ cho trẻ phù hợp, đúng đắn. Để phát huy tốt nhất, hiệu quả nhất của các bài tập này thì cần nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức cũng như chuẩn bị giáo cụ chu đáo. Ngồi ra, cần xây dựng mơi trường ngơn ngữ tốt (các góc chơi trong lớp, các giáo cụ phục vụ việc học, chơi của trẻ) để thu hút trẻ và làm cho trẻ thích tham gia.
KẾT LUẬN
Hiện nay, phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong cơng tác chăm sóc giáo dục và ni dạy trẻ của các trường mầm non. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tôi nhận thấy việc phát âm đúng, vốn từ đa dạng phong phú có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và việc học sau này của trẻ. Trẻ ở giai đoạn này bị bỏ qua việc rèn phát âm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở hiện tại và các giai đoạn tiếp theo. Mặt khác, nếu ở giai đoạn này chỉ tập trung vào mặt rèn luyện phát âm cho trẻ mà không cung cấp, phát triển vốn từ, cách sử dụng từ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến q trình phát triển ngơn ngữ của trẻ cũng như là ảnh hưởng đến sự phát triển tồn diện ở trẻ. Trẻ có vốn từ vựng phong phú cùng với khả năng phát âm tốt sẽ giúp trẻ giao tiếp tốt hơn, thể hiện được những ý muốn của bản thân và nhất là dễ dàng tiếp thu được các bài học, nhận thức xung quanh. Cho nên, với trẻ ở độ tuổi này cần sử dụng bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ chứ không chỉ thuần túy là bài tập rèn luyện phát âm.
Qua việc khảo sát thực trạng cho thấy, hầu hết GVMN đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc GV thực hiện Chương trình giáo dục phát triển ngơn ngữ ở nhà trẻ vẫn còn nhiều lúng túng, hạn chế, thiếu linh hoạt và chưa quan tâm nhiều đến việc rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ cho trẻ. Giáo viên chưa được tiếp cận tài liệu, công cụ đánh giá âm lời nói ở trẻ mầm non. Thậm chí trong chun mơn, vẫn cịn nhiều giáo viên chưa nắm được phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chưa biết cách chọn bài tập hay xây dựng, tổ chức như thế nào để rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ cho trẻ. Bên cạnh những giáo viên chưa hiểu đúng về phương pháp rèn luyện phát âm cho trẻ, có những giáo viên hiểu rõ vấn đề nhưng không thể áp dụng được vào thực tế. Mặt khác, trong kế hoạch giáo dục và giáo án, giáo viên có lồng ghép việc rèn luyện phát âm, cung cấp từ cho trẻ. Nhưng các tiết học là tích hợp là lồng ghép việc rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ qua các hoạt động học chính khác.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, người nghiên cứu đã thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi; đồng thời tiến hành thực nghiệm rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho nhóm 8 trẻ thực nghiệm. Để làm rõ vấn đề thì người nghiên cứu sẽ so kết quả thu được của nhóm TN với nhóm 8 trẻ ĐC trong 9 tháng (mỗi đợt 3 tháng). Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả của việc sử dụng các bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ trên trẻ. Trong quá trình rèn luyện phát âm cho trẻ thơi thì chưa đủ, nên cần phải biết tận dụng để cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ và phải dạy hiểu từ, dạy trẻ biết cách sử dụng từ nhất là vốn từ thụ động của trẻ. Việc rèn luyện phát âm hay phát triển ngơn ngữ cho trẻ đó là cả một quá trình. Vì thế, cần phải biết phối hợp, vận dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và đồng thời phải thực hiện xuyên suốt, liên tục ở mọi lúc mọi nơi không chỉ ở trường mà kể cả ở giáo dục trẻ. Có như thế thì việc giáo dục phát triển ngôn ngữ của trẻ mới đạt hiệu quả tốt nhất.
Qua quá trình thực nghiệm, tác giả đã thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, các bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, bổ sung. Do hạn chế về thời gian, số trẻ được thực nghiệm ở đề tài còn hạn chế (8 trẻ). Nghiên cứu này cần được mở rộng với cỡ mẫu lớn hơn, với thời gian thực nghiệm nhiều hơn.
KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vấn đề rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho 24 – 36 tháng tuổi, tổ chức khảo sát thực trạng liên quan đề tài và qua thực nghiệm các bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ 8 trẻ nhóm thực nghiệm. Với những kết luận, kết quả thu được, người nghiên cứu xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần khắc phục những hạn chế của thực trạng và nâng cao hiệu quả của việc chỉnh âm cho trẻ.
Đối với các cấp quản lý về chuyên môn và các cơ sở đào tạo ngành
GDMN
Nên biên soạn, thiết kế và bổ sung thêm các trò chơi, các bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi chứ không đơn thuần chỉ là bài tập rèn luyện phát âm. Các bài tập với nội dung đa dạng, phong phú, hấp dẫn, có hướng dẫn tổ chức như thế nào, rõ ràng hơn.
Đối với công tác quản lý
Thường xuyên cập nhật những thông tin mới về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ, tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Hằng năm theo định kỳ nên kết hợp với Khoa Giáo dục mầm non, bồi dưỡng cho GVMN cả về mặt lý luận và thực hành. Đồng thời, liên kết với trường đạo tạo sư phạm để nắm bắt được các ứng dụng mới từ những cơng trình khoa học, ví như các phương tiện đánh giá
âm lời nói trẻ hay bộ cơng cụ mà người nghiên cứu đã sử dụng để khảo sát vấn đề phát âm của trẻ.
Đối với trường mầm non
Tăng cường nguồn tài liệu tham khảo cho GV.
Cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học. Giảm sĩ số trẻ ở mỗi lớp.
Giúp GV nâng cao kiến thức chuyên môn, đặc biệt là kiến thức về giáo dục ngôn ngữ.
Tạo điều kiện cho GV giao lưu, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau.
Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm sàng lọc, nhận diện và hỗ trợ trẻ có rối loạn âm lời nói.
Đối với giáo viên
Trước tiên người GV phải có ý thức học tập, bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn về việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở các độ tuổi. Cần nắm rõ phương pháp luyện phát âm cho trẻ, đầu tư vào tiết dạy, chú trọng đến nội dung giáo dục ngôn ngữ, rèn luyện phát âm cho trẻ ở trường mầm non. Tiếp cận tài liệu mới về giáo dục ngơn ngữ. Đồng thời, GVMN nên tích cực, chủ động hơn nữa trong việc thiết kế và sử dụng các bài tập, trò chơi nhằm rèn luyện phát âm, mở rộng vốn từ cho trẻ. Cần có kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, xây dựng môi trường chơi hấp dẫn, thu hút trẻ tham gia hoạt động ngôn ngữ. Cần mạnh dạn trao đổi vấn đề giáo dục với PH.
Đối với phụ huynh
Cần hiểu và phối hợp với GV, nhà trường trong việc luyện phát âm cho trẻ tại nhà.
Hướng phát triển của đề tài:
Hoàn thiện các bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi; lên kế hoạch tiếp tục thực nghiệm để kiểm tra hơn nữa mức độ hiệu quả của bài tập.
DANH MỤC BÀI BÁO KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Linh Chi (2018), Lỗi phát âm của trẻ 24 – 36 tháng tuổi (qua cứ liệu
khảo sát 106 trẻ mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh), Kỷ yếu Hội thảo khoa học