3.1. Thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp phát triển vốn từ cho
3.1.2. Nguyên tắc và yêu cầu đối với bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết
24 – 36 tháng tuổi
3.1.1. Cơ sở thiết kế bài tập
3.1.1.1. Cơ sở lý luận
Căn cứ vào cơ sở ngữ âm học và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 24 – 36 tháng tuổi, nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng trong Chương trình giáo dục mầm non và phải đảm bảo các nguyên tắc giáo dục cũng như là việc hình thức hóa các bài tập phát triển ngơn ngữ cho trẻ dưới hình thức trị chơi hoặc hoạt động trong tiết học để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ.
3.1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận, kết quả khảo sát thực trạng giáo dục phát triển ngôn ngữ của trẻ 24 – 36 tháng tuổi về mặt phát âm, vốn từ.
Hệ thống các bài tập được thiết kế phải thỏa các nguyên tắc sau:
3.1.2. Nguyên tắc và yêu cầu đối với bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi hợp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Nguyên tắc đối với bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Mục đích của bài tậplà rèn luyện khả năng phát âm kết hợp mở rộng vốn
từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.Vì vậy, yêu cầu của tất cả các bài tập đòi hỏi trẻ
phải tham gia, thực hành thường xuyên, sửdụng ngơn ngữ tích cực khơng chỉ trong những giờ học có chủ đích mà cịn ở mọi lúc, mọi nơi, xuyên suốt trong quá trình hoạt động hằng ngày của trẻ. Lưu ý các bài tập được thiết kế cần đảm bảo ít tốn kém, dễ tổ chức, dễ sử dụng nhưng mang lại hiệu quả nhất định.
Bài tập được thiết kế đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển:
Các bài tập được sắp xếp theo hệ thống đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ tăng lên khó theo từng nội dung: rèn luyện cơ quan phát âm, luyện nghe, luyện giọng, rèn luyện cách phát âm âm vị riêng lẻ, từ, cụm từ, câu; các bài tập được dàn trải trong nhiều hoạt động (hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, hoạt động dạo chơi…) chứ khơng phải chỉ bó buộc trong hoạt động học có chủ đích. Hệ thống bài tập được xây dựng nhằm từng bước rèn luyện khả năng phát âm, bên cạnh đó là kết hợp mở rộng vốn từ, phát triển ngơn ngữ cho trẻ một cách tự nhiên, khơng gị bó và có hiệu quả.
Bài tập phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ:
Bài tập được thiết kế phù hợpvới đặc điểm nhận thức trẻ 24 – 36 tháng tuổi, hướng ngôn ngữ của trẻ vào vùng phát triển gần nhất. Thiết kế bài tập với mục đích phát triển ngơn ngữ cho trẻ nhưng cũng phải đảm bảo tính hấp dẫn, sự thu hút trẻ tham gia bài tập.
Bài tập thiết kế có thể lồng ghép vào các trị chơi:
Trị chơi là hình thức tác động có hiệu quả đến ngôn ngữ của trẻ. Trị chơi giúp trẻ tự nói lên lời nói của mình, tích cực hóa vốn từ của trẻ.
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, đối với trẻ độ tuổi này việc học của trẻ khơng phải là những bài tập cứng nhắc, gị ép mà thay vào đó là sự thoải mái, thu hút, hấp dẫn trẻ tham gia.
Bài tập thiết kế đảm bảo tính đa dạng
ở trẻ, phù hợp với nhu cầu của từng trẻ, phát huy tối đa hiệu quả của bài tập.
Yêu cầu đối với bài tập
Đảm bảo các nguyên tắc thiết kế bài tập.
Kết hợp các bài tập rèn luyện phát âm với việc mở rộng vốn từ, hướng dẫn sử dụng từ ngữ, câu trong giao tiếp.
Gắn việc rèn luyện phát âm với các giờ chơi - tập ở trường mầm non và ở nhà; phối hợp chặt chẽ với giáo viên, phụ huynh, người trực tiếp nuôi dạy trẻ.
Động viên, khuyến khích và khơng trách phạt, gây áp lực với trẻ, tơn trọng sở thích - hứng thú của trẻ; thường xuyên củng cố, sửa sai cho trẻ.
Tích hợp về nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động; trị chơi hóa các bài tập.
Thời gian rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho mỗi lần thực nghiệm ở nghiên cứu này được thực hiện mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 15-20 phút (để đảm bảo thời gian phù hợp đặc điểm tâm sinh lý trẻ 24 – 36 tháng tuổi). Mỗi buổi gồm các trình tự hoạt động: 2 – 3 phút trò chuyện cùng trẻ, 2 – 3 phút cho các trò chơi vận động bộ máy phát âm, 3 - 5 phút cho luyện tập phát âm âm, 5 phút cho luyện tập phát âm tiếng, từ, cụm từ, câu (kết hợp với xem hình ảnh, tranh truyện, đồ chơi,…), kết hợp mở rộng vốn từ (có sử dụng từ chứa âm cần rèn, sửa lỗi)