Thiết kế các hoạt động KPKH cho trẻ dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng môi trường khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi tại một số trường mầm non vùng khó khăn tỉnh sóc trăng​ (Trang 92 - 94)

a. Mục tiêu

- Tận dụng môi trường KPKH cho trẻ tại cộng đồng, địa phương nơi trẻ sống, vận dụng được môi trường thực tiễn đa dạng tại cộng đồng tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá.

- Giáo dục trrẻ có thái độ tôn trọng, ghi nhận và đánh giá cao sự tham gia của cộng đồng trong GDMN,hứng thú, linh hoạt và sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN dựa vào cộng đồng.

b. Nội dung

Dựa mục tiêu chương trình GDMN xây dựng nội dung cho trẻ hoạt động KPKH xuất phát từ thực tiễn cộng đồng

c. Biện pháp tiến hành

- Chọn đối tượng thự hiện dành cho lớp 5 - 6 tuổi - Địa điểm: Môi trường tại cộng đồng

- Cách tiến hành: Sau khi kế hoạch tổ chức hoạt động được các bên tham gia thống nhất, cơ sở GDMN, GV tổ chức hoạt động cần thảo luận, thống nhất với đối tượng tham gia trong công đồng về trách nhiệm, nguồn lực cần chuẩn bị để tổ chức hoạt động và tiến hành tổ chức các hoạt động theo kế hoạch đã dự kiến.

+ Xác định tên hoạt động giáo dục: “ Khám phá vườn rau”

Xác định mục tiêu: Đối với trẻ biết tên các loại rau, cách gieo trồng và chăm sóc rau; biết những việc làm của người trồng rau; biết lợi ích của các loại rau với sức khỏe con người; biết so sánh phân loại các loại rau; biết sử dụng các dụng cụ: ca múc nước, bình tưới, chăm sóc rau; tuân thủ các quy định an toàn khi tham gia hoạt động tại cộng đồng. Đối với cộng đồng chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm về cách gieo trồng và chăm sóc rau; giúp trẻ học tập qua trải nghiệm thực tế, tiếp thu kiến thức gần gũi với kinh nghiệm của trẻ.

+ Xác định điều kiện môi trường cần chuẩn bị để tổ chức các hoạt động KPKH cho trẻ:

Chuẩn bị về phía cộng đồng, giáo viên: Chuẩn bị địa điểm vườn rau đảm bảo an toàn cho trẻ di chuyển khi tham gia hoạt động; chuẩn bị cho trẻ: quần áo, kính lúp để quan sát, mũ, đôi ủng, nước uống…để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ; Phối hợp với cộng đồng hỗ trợ các dụng cụ chăm sóc rau.

+ Tiến hành thiết kế hoạt động KPKH dựa vào sự hợp tác của cộng đồng: Ví dụ: Lập kế hoạch tổ chức và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi dựa vào cộng đồng.

Hoạt động 1: Giáo viên kiểm tra và cho trẻ mặc trang phục an toàn trước khi đến khám phá vườn rau tại cộng đồng.

Hoạt động 2: Quan sát tìm hiểu các loại rau, có sự hỗ trợ của bác nông dân và các dụng cụ để trẻ khám phá như kính lúp, thùng tưới, các dụng cụ xúc đất; hướng dẫn cho trẻ so sánh sự khác biệt của các loại rau về đặc điểm rễ/thân/lá/hoa/quả/ích lợi/cách sử dụng.

Hoạt động 3: Chăm sóc vườn rau, cho trẻ sử dụng các dụng cụ chăm sóc vườn rau dưới sự hướng dẫn của bác nông dân tại cộng đồng (phụ lục số 4)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng môi trường khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi tại một số trường mầm non vùng khó khăn tỉnh sóc trăng​ (Trang 92 - 94)