Tuân thủ quy định hiện hành về xây dựng môi trường giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng môi trường khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi tại một số trường mầm non vùng khó khăn tỉnh sóc trăng​ (Trang 80 - 82)

- Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong cơ sở GDMN.

- Căn cứ mục tiêu chương trình GDMN nói chung và mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi đã được chỉnh sửa theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016;

- Tổ chức giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi;

- Tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên mục tiêu và kết quả mong đợi, nội dung trong chương trình, phối hợp bộ chuẩn Phát triển trẻ em 5 tuổi.

- Lồng ghép bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non về môi trường và sử dụng môi trường hợp lý.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học, giáo dục và phát triển

- Đảm bảo tính khoa học: Tri thức về tự nhiên và xã hội cung cấp cho trẻ tuy chỉ là tri thức tiền khoa học nhưng phải đảm bảo tinmhs chính xác, hợp lý và không tùy tiện; các sự vật hiện tượng ở xung quanh trẻ em, là đa dạng, phong phú và luôn luôn biến động, việc cho trẻ hoạt động KPKH cần phải phát huy khả năng của trẻ “ Dạy một biết mười”

Khi cho trẻ khám phá các sự vật và hiện tượng cần giúp trẻ nhận biết chúng một cách linh hoạt, sáng tạo, tránh nhìn tháy máy móc và bất động. Ví dụ như hiên tại trẻ đang tri giác bông hoa trên cành, nhưng trước đó vài hôm bông hoa ấy còn đang là cái nụ và vài ngày nữa bông hoa sẽ biến thành quả hay trẻ đang tri giác bầu trời tối sầm, cơn mưa đang ập tới nhưng một lúc sau bầu trời lại trong xanh; vì vậy

khi tổ chức cho trẻ trong các hoạt động khám phá cũng cần phải ở những không gian và thời gian khác.

- Đảm bảo tính giáo dục

+ Trẻ cần môi trường để phát triển các kỹ năng.

Học trải nghiệm KPKH không chỉ dừng ở việc học các lý thuyết, nhớ các công thức, các quy luật mà hơn hết là học thông qua quá trình truy vấn, đi từ đặt câu hỏi, thực hành và tương tác. Đặc điểm học của trẻ nhỏ là học thông qua các giác quan và các chuyển động của cơ thể. Có rất nhiều kỹ năng trẻ có thể học được thông qua trải nghiệm khoa học như: kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, giải quyết vấn đề, sáng tạo, ra quyết định, làm việc nhóm, giao tiếp, khai thác các công cụ thông tin truyền thông. Bên cạnh việc học tập lĩnh hội các kiến thức trẻ cần hình thành các nét tính cách tốt ngay từ nhỏ cụ thể như dạy trẻ yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp trong màu sắc, hình dạng, kích thước; cái đẹp còn được thể hiện ở những hành vi ứng xử của trẻ đối với thiên nhiên và đối với mọi người xung quanh.

+ Trẻ cần kiến thức để ứng phó với thế giới xung quanh.

Ngày nay, khoa học và công nghệ càng ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống của con người. Các vấn đề về an toàn thực phẩm, sức khỏe, môi trường, thiết bị điện tử… luôn cần có kiến thức và hiểu biết để con người ra các quyết định và lựa chọn sáng suốt

+ Trẻ cần được học về bản chất của khoa học: Khi được KPKH, trẻ sẽ có kiến thức của nhân loại, được hệ thống lại dựa trên các nghiên cứu. Đặc điểm của khoa học đi từ những quan sát thực nghiệm, dựa trên các bằng chứng, thí nghiệm và lý lẽ. Mặc dù kiến thức khoa học có tính đáng tin cậy và được ứng dụng trong hầu hết đời sống của con người. Nhưng không phải mọi thông tin khoa học đều được xem là chân lý và luôn luôn đúng. Nó còn tùy vào thông tin đó đến từ đâu, do ai thực hiện, do ai đánh giá, trong hoàn cảnh nào….

- Tính phát triển: Trẻ cần môi trường để phát triển tư duy, KPKH chính là một cách học tư duy; trong các hoạt động học KPKH, trẻ em được học cách quan sát, phân tích và đưa ra kết luận theo kiểu tư duy quy nạp. Hoặc trẻ còn được học đi từ những định luật, quy luật để rút ra những phán đoán và lời giải cho từng tình

huống cụ thể theo kiểu tư duy diễn dịch. Ví dụ: khi trẻ quan sát thấy một vài hiện tượng về nước bốc hơi khi gặp nhiệt, trẻ sẽ suy luận vệ vòng tuần hoàn của nước trong khí quyển hay hiện tượng khô hạn vào mùa hè.

3.1.3. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài

- Kết quả nghiên cứu chương 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về môi trường, xây dựng môi trường để tổ chức các hoạt động khám phá và phát triển nhận thức cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.

- Việc nghiên cứu thực trạng xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non vùng khó tỉnh Sóc Trăng.

Qua điều tra, khảo sát thực trạng cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại vừa khách quan vừa chủ quan của CBQL, GV trong thực hiện các biện pháp xây dựng môi trường KPKH cho trẻ ở vùng khó khăn, tiến hành kiểm nghiệm và đối chứng giữa giả thiết nghiên cứu và thực trạng về xây dựng môi trường KPKH cho trẻ 5-6 tuổi tại các vùng khó khăn tỉnh Sóc Trăng, từ đó đề xuất biện pháp cải thiện những vướng mắc của thực trạng và tổ chức thực nghiệm để cải thiện môi trường cho trẻ KPKH đạt mục tiêu chương trình GDMN hiện hành.

3.2. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường KPKH ở các trường vùng khó để khắc phục hạn chế, hướng đến mặt bằng phát triển chung trong các trường mầm non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng môi trường khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi tại một số trường mầm non vùng khó khăn tỉnh sóc trăng​ (Trang 80 - 82)