Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng môi trường khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi tại một số trường mầm non vùng khó khăn tỉnh sóc trăng​ (Trang 42 - 47)

Phương pháp cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh là một học phần nằm trong nhóm kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo ngành GDMN trình độ cao đẳng. Cơ sở của môn học này là phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Trong xu thế đổi mới mạnh mẽ của GDMN hiện nay, với mục tiêu chủ yếu là phát triển năng lực chung cho trẻ, các hoạt động giáo dục ở trường mầm non phải hướng tới việc dạy cho trẻ biết cách học như thế nào, phát huy tối đa tính tích cực của trẻ trong các hoạt động. Phương pháp cho trẻ KPKH về môi trường xung quanh ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của GDMN hiện nay.

a. Phương pháp quan sát

- Phương pháp quan sát là quá trình, cách thức tổ chức mà GV cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng cần tìm hiểu, khám phá. GV là người tạo môi trường, tạo cơ hội, trong nhiều trường hợp, GV cũng là người lập kế hoạch, định hướng tổ chức quan sát còn trẻ tích cực quan sát.

- Dạy trẻ khám phá các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng rõ nét của sự vật, hiện tượng xung quanh

- Phát triển năng lực quan sát, tính ham hiểu biết của trẻ.

- Giáo dục trẻ gần gũi, gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.

b. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (tranh, ảnh, mô hình, băng hình, máy vi tính, sách )

-Dạy trẻ khám phá các sự vật, hiện tượng ít gần gũi và các đặc điểm, dấu hiệu của sự vật mà trẻ khó có điều kiện tiếp xúc trực tiếp.

-Giúp trẻ nhớ lại và thảo luận, suy xét những sự vật, hiện tượng mà trẻ tiếp xúc trước, hoặc những tình huống mà trẻ trải qua.

c. Phương pháp đàm thoại

- Đàm thoại là phương pháp mà GV và trẻ đưa ra các câu hỏi và câu trả lời về các sự vật, hiện tượng xung quanh nhằm đạt được các mục đích nhất định. Trong quá trình khám phá khoa học về môi trường xung quanh, đàm thoại được biểu hiện dưới hình thức thảo luận hoặc trò chuyện.

-Tích cực hoá hoạt động khám phá của trẻ: Hướng trẻ chú ý vào đối tượng, kích thích hoạt động tri giác và tư duy của trẻ.

-Củng cố chính xác hoá và mở rộng hiểu biết của trẻ về các sự vật, hiện tượng xung quanh; phát triển ngôn ngữ biểu đạt.

d. Sử dụng trò chơi

- Các loại trò chơi học tập: Củng cố, bổ sung, phát triển tri thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh; Rèn kỹ năng nhận thức và kỹ năng xã hội: So sánh, phân tích, thảo luận, làm việc nhóm...

- Trò chơi vận động: Là những trò chơi có luật nhằm phát triển vận động cho trẻ

Trong những trò chơi này, trẻ sử dụng vận động của cơ thể, tay chân, nhằm hướng tới việc mô phỏng dấu hiệu đặc trưng của của động thực vật như hình thái, vận động, tiếng kêu.

- Trò chơi sáng tạo: Trò chơi sáng tạo bao gồm những trò chơi phản ánh lao động và sinh hoạt của người lớn hay còn gọi là trò chơi đóng vai theo chủ đề và trò chơi xây dựng, lắp ghép.

e. Mô hình hoá

-Mô hình hoá là việc tái tạo lại những đặc điểm, thuộc tính đặc trưng khó nhận thấy hoặc các mối quan hệ của sự vật hiện tượng dưới dạng sơ đồ, mô hình trực quan dễ hiểu, nhằm phát triển tư duy cho trẻ giúp trẻ lưu trữ các kết quả quan sát và khám phá (ví dụ: sơ đồ sự phát triển của cây..).

- Trong quá trình xây dựng mô hình hoá có thể sử dụng các cách thay thế: Vật thật thay thế bằng vật khác hoặc bằng hình vẽ hay các dấu hiệu.

Thí nghiệm là việc tổ chức cho trẻ hành động, tác động vào đối tượng, làm thay đổi đối tượng nhằm kiểm nghiệm một tính chất nào đó trong tự nhiên.

-Giúp trẻ biết chính xác thuộc tính, đặc điểm, quá trình phát triển của sự vật hiện tượng và mối liên hệ giữa chúng.

-Phát triển khả năng quan sát, so sánh, đối chiếu, phán đoán và tính ham hiểu biết của trẻ.

-Giáo dục ý thức tự giác, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

1.3.8. Hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi

a. Theo vị trí không gian, có các hình thức

- Tổ chức hoạt động trong phòng lớp. - Tổ chức hoạt động ngoài trời.

b. Theo số lượng trẻ, có các hình thức

+ Hình thức hoạt động tự chọn theo nhu cầu, hứng thú của trẻ.

+ Hình thức hoạt động dưới sự hướng dẫn trực tiếp có chủ đích của GV. + Hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp.

+ Hình thức hoạt động trong lớp học với hình thức tổ chức ngoài lớp, dạo chơi, tham quan ngày hội, ngày lễ.

Từ cơ sở lý luận trên, chúng tôi đưa ra tiêu chí đánh giá biểu hiện nhận thức của trẻ đối với môi trường KPKH

- Tiêu chí 1 (rất tích cực): Trẻ có đầy đủ kỹ năng để khám phá khoa học; trẻ tự biết chọn hành động phù hợp với đối tượng và yêu cầu nhận thức, thực hiện hành động đúng thời điểm, biết lựa chọn và sử dụng phương tiện hỗ trợ. Trẻ thực hiện các thao tác theo trình tự hợp lý và chính xác. Trẻ phối hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng khám phá cần thiết để giải quyết tốt và đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong khoảng thời gian đã định; trẻ biết tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng; trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét lá, hoa, quả…và thảo luận về đặc điểm của đối tượng; trẻ luôn thích làm thí nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán,

nhận xét và thảo luận; trẻ biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau; trẻ biết phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau.

- Tiêu chí 2 (tích cực): Trẻ có một số kỹ năng cần thiết để khám phá khoa học, bước đầu xuất hiện kỹ năng khám phá tuy chưa rõ ràng. Trẻ thực hiện các thao tác theo trình tự hợp lý và chính xác. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng khám phá cần thiết để giải quyết đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong khoảng thời gian đã định; trẻ chú ý nhưng thỉnh thoảng bị phân tán trong việc đạt mục tiêu đề ra của quá trình khám phá; trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét nhưng trẻ ít chú ý vào phân tích các sự vật, hiện tượng mà trẻ đã tri giác; trẻ thích làm thí nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận nhưng còn trông chờ vào sự hướng dẫn của giáo viên.

- Tiêu chí 3 (ít tích cực): Trẻ có một số kỹ năng cần thiết để khám phá khoa họcg; đôi khi trẻ lúng túng trong việc phối hợp các kỹ năng khám phá tuy vậy trẻ vẫn giải quyết đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; trẻ có biểu hiện thụ động trong các hoạt động vui chơi và học tập; trẻ ít hứng thú, ít hăng hái, thường xuyên cần sự gợi ý cổ vũ của bạn bè và giáo viên.

- Tiêu chí 4 (không tích cực): Trẻ chưa có đầy đủ kỹ năng cần thiết để khám phá khoa học, trẻ chọn hành động, thực hiện hành động, lựa chọn và sử dụng phương tiện hỗ trợ dưới sự hướng dẫn của người khác, hoặc thậm chí dù có sự hướng dẫn trẻ vẫn không thể thực hiện được; ít có sự nỗ lực giải quyết nhiệm vụ chơi; hoàn toàn phụ thuộc và người khác khi giải quyết các hoạt động khám phá; có khuynh

Tiểu kết chương 1

Nội dung chương 1 đã trình bày một cách khái quát những khái niệm cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài như:

- Khái niệm về môi trường; về khoa học và KPKH - Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi

- Nguyên tắc xây dựng môi trường và phương pháp hoạt động KPKH cho trẻ 5 -6 tuổi.

Về mặt lý luận, để đảm bảo cơ sở định hướng xây dựng môi trường tổ chức hoạt động KPKH. Để có môi trường cho trẻ hoạt động KPKH đạt được hiệu quả tích cực, giáo viên mầm non cần sử dụng nhiều biện pháp tác động đa dạng đến trẻ, trong đó chú ý đến nguyên tắc KPKH để trẻ không chỉ thỏa mãn nhu cầu nhận thức mà còn phát huy tối đa khả năng nhận thức của mình. Việc tìm hiểu, đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn của quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non vùng khó là điều hết sức cần thiết để tìm ra những hạn chế đang tồn tại của thực tiễn và đưa ra biện pháp tác động phù hợp và đề xuất các giải pháp cho hoạt động xây dựng môi trường KPKH đạt hiệu quả.

Chương 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỖ TRỢ TRẺ 5 - 6 TUỔI KHÁM PHÁ KHOA HỌC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THUỘC VÙNG

ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng môi trường khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi tại một số trường mầm non vùng khó khăn tỉnh sóc trăng​ (Trang 42 - 47)