Tăng cường Cơ sở vật chất, cải thiện môi trường KPKH cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng môi trường khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi tại một số trường mầm non vùng khó khăn tỉnh sóc trăng​ (Trang 87 - 89)

a. Mục tiêu

Tăng cường cơ sở vật chất vừa đảm bảo các điều kiện cơ bản về trường, lớp, nhà vệ sinh, sân chơi cho trẻ trong CSGD vừa thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới đối với vùng khó khăn;

Tăng cường vật chất là cải thiện môi trường giáo dục trong đó để thực hiện hoạt động KPKH có hiệu quả.

b. Nội dung

- Quy hoạch mạng lưới trường lớp theo xu thế phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

- Nhu cầu về cơ sở vật chất, đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất .

- Lập kế hoạch mua sắm, bổ sung CSVC, thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong trường, lớp.

c. Các bước thực hiện

- Bước 1: Tìm hiểu những quy định chung về CSVC tại đơn vị.

- Bước 2: Báo cáo thực trạng về CSVC và tình trạng môi trường vật chất trong nhà trường.

- Bước 3: Xây dựng kế hoạch phát triển môi trường KPKH cho trẻ, đặc biệt tận dụng môi trường có sẵn tại địa phương.

- Bước 4: Triển khai thực hiện

d. Điều kiện thực hiện

- Xây dựng kế hoạch từng hoạt động KPKH cho trẻ một cách cụ thể.

- Phối hợp với phụ huynh để được xã hội hóa giáo dục trong quá trình tực hiện

e. Biện pháp tiến hành

- Báo cáo tình hình cơ sở vật chất của trường mầm non trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng và nhu cầu về CSVC và môi trường giáo dục, trong dó lưu ý các điểm lẻ.

- Xây dựng kế hoạch phát triển qui mô trường lớp (giảm điểm lẻ không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về CSVC, đầu tư cho điểm lẻ để tăng huy động trẻ đến trường để cải thiện môi trường giáo dục, môi trường để trẻ KPKH).

- Tổ chức thực nghiệm: Xây dựng môi trường hoạt động KPKH trong và ngoài lớp học

Trong lớp học cũng như ngoài lớp hướng GV tận dụng thêm những phế phẩm trong cuộc sống có thể tận dụng làm thành các đồ dùng phục vụ cho các hoạt động KPKH cho trẻ vào các góc chơi

+ Trong lớp: Tạo môi trường khám phá từ những chai, lọ nhựa, đĩa nhựa, hột hạt, dây lá, các màu,… đến từ thiên nhiên để cho trẻ tự do lựa chọn để trãi nghiệm như: tự tạo chiếc đĩa cầu vồng và khám phá chúng, hột hạt có thể tạo nên những hình gì, khám phá nhạc chai, khám phá dấu vân tay của bản thân.

+ Ngoài lớp: Tạo môi trường để kích thích trẻ hứng thú khám phá các loại cây xanh, cây hoa,… qua cách trưng bày những loại cây trên các thùng xốp, tạo thùng xốp thành nhiều mẫu đa dạng; tạo những góc chơi tự do như lá cây để trẻ tạo thành tranh lá, khám phá khuôn thủng ngoài thiên nhiên, làm hóa thạch một cành con, khám phá về hiện tượng núi lửa sụt sôi từ đất sét- bột- dấm,…Ngoài ra, GV tận dụng môi trường đặc thù tại đại phương để tổ chức các hoạt động khám phá phù hợp với nhận tức của trẻ.

Gợi ý sắp xếp, bố trí các góc nhằm cải thiện môi trường ở điểm chính và các điểm (phụ lục số 2)

- Tăng cường công tác tham mưu với lãnh đạo cấp trên về tình hình môi trường, cơ sở vật chất các điểm trường đặc biệt là các điểm gặp nhiều khó khăn

nhất, có tường trình cụ thể chi tiết các hạn mục xuống cấp, danh mục thiết bị nào còn thiếu hay bị hư hỏng để chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT có kế hoạch dự trừu kinh phí mua sắm hay cải tạo lại các điểm trường bị xuống cấp;đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động phụ huynh; tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục thực hiện theo kế hoạch số 84/KH-UBND tỉnh Sóc Trăng ngày 01/8/2018 về việc thực hiên xã hội hóa phát triển GDMN giai đoạn 2018 - 2021 và định hướng đến năm 2025; nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo, tự chủ trong cải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng môi trường khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi tại một số trường mầm non vùng khó khăn tỉnh sóc trăng​ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)