Thực trạng nhận thức của GVMN về xây dựng môi trường khám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng môi trường khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi tại một số trường mầm non vùng khó khăn tỉnh sóc trăng​ (Trang 52 - 58)

khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non vùng khó khăn

Bảng 2.4. Môi trường xung quanh hỗ trợ trẻ Khám phá khoa học

STT Mức độ Số lượng GV Tỉ lệ %

1 Rất quan trọng, không thể thiếu 36/44 81.8

2 Quan trọng 06/44 13.6

3 Không quan trọng 0 0

Theo khảo sát mức độ quan trọng của môi trường xung quanh hỗ trợ trẻ KPKH bảng 2.4: Có 81.8% GV cho rằng môi trường xung quanh có vai trò đặc biệt quan

trọng thúc đẩy trẻ KPKH đạt hiệu quả, với tỉ lệ này tôi nhận định GV đã nhận thức được môi trường là yếu tố không thể thiếu để kích thích trẻ trong hoạt động KPKH

Cùng với kết quả khảo sát trên có 13.6% GV cho rằng môi trường xung quanh hỗ trợ trẻ KPKH là quan trọng; không có giáo viên nào cho rằng môi trường hổ trợ trẻ KPKH là không quan trọng. Từ đó, cho thấy 100% GV được khảo sát đều nhận thức được trẻ cần môi trường để phát triển tư duy, KPKH chính là một cách học tư duy. Trong các hoạt động học khoa học, trẻ em được học cách quan sát, phân tích, tổng hợp và đưa ra kết luận theo cách tư duy của trẻ.

Biểu đồ 2.1. Môi trường xung quanh hỗ trợ trẻ khám phá khoa học

Bảng 2.5. Môi trường lớp học tác động một cách trực tiếp đến sự nhận thức của trẻ

STT Mức độ Số lượng GV Tỉ lệ %

1 Thường xuyên 43/44 97.7 2 Thỉnh Thoảng 01/44 2.3

3 Không bao giờ 0 0

Ở bảng 2.5 có 97.7% GV nhận định môi trường lớp học có tác động trực tiếp thường xuyên đến nhận thức của trẻ; lớp học rộng, đủ diện tích, thoáng mát và có đủ các đồ dùng học tập trưng bày phù hợp các góc trong lớp sẽ kích thích óc tò mò,

ham hiểu biết ở mỗi các nhân trẻ. Có 2.3% GV cho rằng môi trường lớp học thỉnh thoảng tác động trực tiếp đến nhận thức của trẻ vì một số lớp học điểm lẻ vùng khó khăn, đa số trẻ em thuộc gia đình không đủ điều kiện về vật chất nên việc vận động xã hội hóa giáo dục không đạt hiệu quả, nên môi trường lớp học chưa đảm bảo, chưa được thay đổi thường xuyên về trang thiết bị và ĐDDH, điều này ảnh hưởng sự phát triển nhận thức của trẻ, trẻ bị giới hạn bởi môi trường; không có ý kiến nào cho rằng môi trường lớp học không bao giờ tác động trực tiếp đến nhận thức của trẻ.

Biểu đồ 2.2. Môi trường lớp học tác động một cách trực tiếp đến sự nhận thức của trẻ

Bảng 2.6. Năng lực của GV trong xây dựng môi trường cho trẻ khám phá

STT Mức độ Số lượng GV Tỉ lệ %

1 Đa số GV không có năng lực này 02/44 4.5 2 Đa số GV có năng lực này ở mức độ thấp 0 0 3 Đa số GV có năng lực này ở mức độ trung bình 36/44 81.8 4 Đa số GV có năng lực này ở mức độ cao 06/44 13.6

Từ phiếu khảo sát khảo sát 2.6 cho kết quả 81.8% GV có năng lực trung bình trong việc xây dựng môi trường cho trẻ khám phá; 13.6 % GV có năng lực trong việc xây dựng môi trường cho trẻ khám phá, chỉ có 4.5% GV không có năng lực

này. Thực tiễn quan sát từ môi trường trong lớp học đến môi trường ngoài lớp còn đơn điệu, cách sắp xếp trưng bày còn chưa mang tính đặc trưng vùng miền, theo chủ đề- sự kiện; các đồ dùng cũ chưa được đầu tư làm mới, đồ chơi tự làm còn ít chưa đa dạng và phong phú, các góc chơi chủ yếu là góc cố định, chưa được thiết kế dưới dạng mở để tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động khám phá khoa học một cách tự nguyện, sáng tạo.

Biểu đồ 2.3. Năng lực của GV trong xây dựng môi trường cho trẻ khám phá

Bảng 2.7. Những nguyên nhân chính nào được liệt kê dưới đây dẫn đến sự hạn chế của GV trong việc sử dụng, xây dựng môi trường cho trẻ khám phá

STT Nguyên nhân Số lượng

GV

Tỉ lệ %

1 Nhà trường chưa có kế hoạch hướng dẫn chung 0 0 2 Nhà trường chưa có kế hoạch hướng dẫn cho GV một

cách cụ thể 01/44 2.3

3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên còn rất hạn chế

và chưa hiệu quả 02/44 4.5 4 Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học 29/44 65.9

5 GV không nhận thức được vai trò của môi trường

xung quanh 01/44 2.3

6 Sự thiếu hụt kỹ năng cần thiết cho sự tìm tòi, sáng tạo

trong sử dụng, xây dựng môi trường cho trẻ khám phá 03/44 6.8 7 Bản thân GV không nỗ lực cố gắng để xây dựng môi

trường cho trẻ khám phá 01/44 2.3 8 GV chưa sáng tạo, linh hoạt, tích cực trong các hoạt

động chuyên môn 03/44 6.8 9 GV không có kế hoạch cụ thể trong triển khai thực

hiện cách sử dụng, xây dựng môi trường 0 0 10 Các nguyên nhân khác... 04/44 9.1

Nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của GV trong việc sử dụng, xây dựng môi trường cho trẻ khám phá thông qua bảng 2.7: Có 65.9% GV cho rằng do thiếu thốn về cơ sỏ vật chất và phương tiện dạy học, GV cho biết để xây dựng môi trường cho trẻ trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động khám phá cần phải có môi trường lớp học đảm bảo diện tích vừa đủ rộng để bố trí không gian, ở đây có lớp dạy điểm lẻ không gian hẹp, sân chơi thì ghép chung với tiểu học; bên cạnh trang thiết bị- Đồ dùng dạy học theo qui định tại Thông tư 02/2010/ TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 chưa được cung cấp đầy đủ và chưa được trường bổ sung kịp thời khi bị hư hỏng; riêng về GV có làm đồ dùng dạy học bổ sung cho các góc chơi nhưng chưa nhiều, chưa được đa dạng và phong phú. Có 9.1% GV có ý kiến khác, do hiện nay GV/ lớp thiếu theo qui định, có lớp 1GV/lớp (2 buổi/ngày không có bán trú) phải quán xuyến tất cả các hoạt động trong ngày; không còn nhiều thời gian để thiết kế, xây dựng môi trường cho trẻ khám phá. Có 6.8% GV cho rằng, còn một số GV thiếu hụt kỹ năng cần thiết cho sự tìm tòi, sáng tạo trong sử dụng, xây dựng môi trường cho trẻ khám phá khoa học. còn lại 2.3% GV cho rằng nhà trường chưa có kế hoạch rõ ràng và đồng thời cũng có 2.3% GV nhận định còn GV không nhận

thức được vai trò của môi trường xung quanh là quan trọng đối với trẻ trong hoạt động khám phá. 0.0% 2.3% 4.5% 65.9% 2.3% 6.8% 2.3% 6.8% 0.0% 9.1% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% Chưa có kế hoạch HD chung Chưa có kế hoạch HD cụ thể CT bồi dưỡng hạn chế và chưa hiệu quả Thiếu thốn về CSVC, phương tiện GV không nhận thức VT của MTXQ Thiếu hụt kỹ năng cần thiết GV không nỗ lực GV chưa sáng tạo, linh hoạt GV không có kế hoạch cụ thể Nguyên nhân khác...

Biểu đồ 2.4. Những nguyên nhân chính nào được liệt kê dẫn đến sự hạn chế của GV trong việc sử dụng, xây dựng môi trường cho trẻ khám phá

Bảng 2.8. Sự cần thiết phải đề ra các biện pháp cụ thể nhằm kích thích sự sáng tạo của giáo viên trong xây dựng môi trường khám phá cho trẻ

STT Mức độ Số lượng GV Tỉ lệ %

1 Rất cần thiết 31/44 70.5

2 Cần thiết 13/44 29.5

3 Không cần thiết 0 0

Theo kết quả khảo sát bảng 2.8 về mức độ cần thiết để đưa ra các biệp pháp cụ thể nhằm kích thích sự sáng tạo của giáo viên trong xây dựng môi trường khám phá cho trẻ thì có 70.5% ý kiến GV cho là rất cần thiết, 29.5% GV cho là cần thiết phải có các biện pháp cụ thể, rõ ràng để vạch ra phương hướng kích thích GV sáng tạo. Hiện nay, đội ngũ CBQL và GV tại các trường mầm non, đặc biệt là GV tại các vùng khó khăn, việc cập nhật điểm mới của chương trình GDMN còn chậm, chưa nắm vững bản chất dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Đội ngũ CBQL còn thiếu, yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm, còn phụ thuộc vào cách quản lý dựa vào cấp trên nên

chưa phát huy hết khả năng độc lập sáng tạo, tiên phong trong đổi mới CSGD trẻ; việc xây dựng kế hoạch và quản lý chuyên môn còn cứng nhắc, theo lối mòn, chưa biết uyển chuyển, linh hoạt theo từng tình huống, thời điểm…

Biểu đồ 2.5. Sự cần thiết phải đề ra các biện pháp cụ thể nhằm kích thích sự sáng tạo của giáo viên trong xây dựng môi trường khám phá cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng môi trường khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi tại một số trường mầm non vùng khó khăn tỉnh sóc trăng​ (Trang 52 - 58)