Nga, 2015). Các tiêu chí Mức độ thể hiện Rất rõ ràng Rõ ràng Không rõ ràng Không có (1) Tìm hiểu, phát triển vấn đề, hỏi ý kiến
GV về các vấn đề thực tiễn và đề xuất giải quyết vấn đề; tương ứng với biểu hiện tích cực (a).
(2) Quan tâm đến các vấn đề thực tiễn mà xã hội đang đối mặt, đặc biệt là các vấn đề thực tiễn liên quan đến Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ và Toán học; tương ứng với biểu hiện tích cực (b).
(3) Hào hứng, phấn khởi khi được vận dụng kiến thức Vật lí giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ và Toán học; tương ứng với biểu hiện tích cực (a).
(4) Đề xuất các ý tưởng sản phẩm khác nhau để giải quyết thực tiễn; tương ứng với biểu hiện tích cực (b).
(5) Chủ động thành lập nhóm trên cơ sở thế mạnh của mỗi thành viên, vị trí địa lí, sở thích, … lựa chọn giải pháp phù hợp, phân công nhiệm vụ mỗi thành viên; tương ứng với biểu hiện tích cực (e).
(6) Tham gia thảo luận sôi nổi về các ý tưởng sản phẩm, chủ động phản biện; tương ứng với biểu hiện tích cực (c), (e). (7) Phân tích, đánh giá ý tưởng, đề xuất các giải pháp kỹ thuật tối ưu và lên kế hoạch thực hiện giải pháp hiệu quả; tương ứng với biểu hiện tích cực (c).
(8) Tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau: giáo trình, sách, bài báo, tạp chí, Internet, GV, chuyên gia, …; tương ứng với biểu hiện tích cực (d)
(9) Hợp tác, thảo luận, phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong nhóm qua các hoạt động; tương ứng với biểu hiện tích cực (e).
(10) Tôn trọng ý kiến người khác, tiếp thu có chọn lọc; tương ứng với biểu hiện tích cực (e).
(11) Thực hiện nghiên cứu, tìm tòi, bổ sung kiến thức liên quan đến chủ đề từ nhiều nguồn; tương ứng với biểu hiện tích cực (f).
(12) Thiết kế được sơ đồ, bản vẽ thể hiện nguyên lí cấu tạo và hoạt động của sản phẩm; tương ứng với biểu hiện tích cực (b). (13) Tìm ra các vật liệu, thiết bị mới thay thế cho thiết bị, vật liệu cũ và đảm bảo hiệu quả cao, chính xác; tương ứng với biểu hiện tích cực (b).
phẩm, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên; tương ứng với biểu hiện tích cực (b), (e).
(15) Vận hành, thuyết minh mô hình; tương ứng với biểu hiện tích cực (f).
Đây là công cụ đánh giá của GV, đánh giá đồng đẳng (HS trong cùng nhóm đánh giá lẫn nhau), tự đánh giá của HS. Tuy nhiên để phù hợp với thực tế giảng dạy, GV có thể cân nhắc, lựa chọn và chỉnh sửa các tiêu chí sao cho phù hợp với đặc trưng của đối tượng HS, với phương pháp dạy học mình lựa chọn.
2.5.2.Công cụ đánh giá năng lực sáng tạo
Căn cứ vào các đặc trưng của dạy học theo định hướng giáo dục STEM, tiến trình dạy học kiến thức Vật lí theo định hướng giáo dục STEM, và một số biểu hiện của năng lực sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS, chúng tôi cụ thể hoá năng lực sáng tạo của HS thông qua các tiêu chí ở bảng sau: