trường THPT
1.3.1. Mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT sinh ở trường THPT
Môn Toán cùng với các môn học khác của nhà trường THPT tham gia mục tiêu giáo dục của nhà trường, giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với đặc điểm môn Toán và vai trò của bộ môn Toán đối với việc phát triển năng lực học sinh thì mục tiêu dạy học môn Toán THPT là:
- Về kiến thức: Học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản về Số và các phép tính trên tập hợp số thực, số phức; mệnh đề và tập hợp; các biểu thức đại số và lượng giác; phương trình; hệ phương trình; bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất; hàm số, giới hạn, đạo hàm, nguyên hàm, tích phân và ứng dụng của chúng; Các quan hệ hình học và một số hình thông dụng; phép dời hình, phép đồng dạng; véctơ và tọa độ; Một số kiến thức ban đầu về thống kê, tổ hợp, xác suất.
- Về kỹ năng: Học sinh có khả năng thực hiện được các phép tính lũy thừa, khai căn, logarit trên tập số thực và một số phép tính đơn giản trên tập số phức; Khảo sát được một số hàm số cơ bản. Giải thành thạo phương trình, bất phương trình bậc nhất, bậc hai, hệ phương trình bậc nhất. Giải được một số phương trình, hệ phương trình bậc hai; phương trình lượng giác; phương trình, bất phương trình mũ và logarit đơn giản; Giải được một số bài toán về biến đổi lượng giác, lũy thừa, mũ, logarit, về dãy số, về giới hạn của dãy số, hàm số; Tính được đạo hàm , nguyên hàm, tích phân của một số hàm số; Vẽ hình; vẽ biểu đồ; đo đạt; tính độ dài, góc, diện tích, thể tích. Viết phương trình đường thẳng, đường tròn, elip, mặt phẳng, mặt cầu; Thu thập và xử lý số liệu; tính toán về tổ hợp và xác suất. Ước lượng kết quả đo đạt và tính toán; Sử dụng các
công cụ đo, vẽ, tính toán; Suy luận và chưng minh; Giải toán và vận dụng các kiến thức toán học trong học tập và đời sống.
- Về thái độ: Học sinh Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập; Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo; Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác; Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.
Thông qua việc trang bị cho học sinh ba thành phần của năng lực là kiến thức, kỹ năng và thái độ, hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT giúp cho học sinh hình thành và phát triển các năng lực chung như: Năng lực tính toán, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp… Và các năng lực riêng như: Năng lực tư duy, suy luận, năng lực lập luận, năng lực mô hình hóa, năng lực sử dụng đồ dùng toán học và các công cụ hỗ trợ (bao gồm CNTT), năng lực vận dụng các kiến thức toán học vào giải quyết vấn đề nội môn hoặc liên môn.
1.3.2. Nội dung chương trình dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT